--> -->
Trang chủ Kinh tế
16:39 | 03/05/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cùng "ôm" núi tiền, BSR, HPG, VIC, MWG vẫn xếp sau "vua tiền mặt" GAS

Đến cuối quý I/2024, 17 doanh nghiệp phi tài chính nắm giữ nhiều tiền mặt nhất sàn chứng khoán đang “ôm” tổng cộng gần 412.000 tỷ đồng, tương đương 16,2 tỷ USD.
Ngân hàng đầu tiên trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2024
“Ông lớn” bán lẻ thận trọng với sức mua kém, ưu tiên quản trị dòng tiền
Cùng
Ảnh minh họa

Sau năm 2023 gặp nhiều khó khăn, sang đầu năm 2024, dù tình hình kinh doanh đã có những chuyển biến khả quan hơn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn hạn chế đầu tư mới và duy trì tỷ lệ tiền mặt cao để để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo tính thanh khoản, giảm rủi ro tài chính và chủ động trong các cơ hội đầu tư.

Theo thống kê, đến cuối quý I/2024, có ít nhất 17 doanh nghiệp phi tài chính (không bao gồm nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) có tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, tổng lượng tiền của 17 doanh nghiệp phi tài chính này đạt gần 412.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 16,2 tỷ USD.

Nếu so với hồi đầu năm, số doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhất sàn chứng khoán đã giảm cả về số lượng lẫn tổng lượng tiền. Đầu năm nay, có tới 21 “đại gia” nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán với tổng lượng tiền nắm giữ hơn 458.000 tỷ đồng, tương đương hơn 18 tỷ USD.

Tuy số doanh nghiệp nắm giữ trên dưới 10.000 tỷ đồng có những biến động, song ở vị trí top đầu vẫn là những cái tên quen thuộc như GAS, BSR, HPG, VIC, MWG, ACV, VNM, FPT,…

Trong đó, 8 doanh nghiệp nắm giữ hơn 1 tỷ USD tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tại thời điểm 31/3/2024 là Tổng công ty khí Việt Nam (GAS), Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (HPG), Tập đoàn Vingroup (VIC), Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam – Petrolimex (PLX).

“Vua tiền mặt” gọi tên GAS

Danh sách những doanh nghiệp nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán đại diện cho các nhóm ngành khác nhau, trong đó, nhóm dầu khí chiếm số lượng lớn nhất. Theo đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) tiếp tục là doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt cao nhất sàn chứng khoán tính tới cuối quý I/2024 với hơn 42.600 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD, tăng gần 1.900 tỷ đồng so với hồi đầu năm 2024 và chiếm hơn 46% tổng tài sản của doanh nghiệp. Đây cũng là lượng tiền mặt cao nhất từ trước đến nay của “ông lớn” dầu khí này.

tien mat.png

Vị trí thứ hai cũng thuộc về một “ông lớn” trong ngành dầu khí là Lọc hoá Dầu Bình Sơn (BSR). Đến cuối I/2024, núi tiền mặt của BSR tăng hơn 2.200 tỷ đồng lên mức kỷ lục hơn 40.300 tỷ đồng, dù lợi nhuận “đi lùi” 31%.

Với lượng tiền và tiền gửi đều sụt giảm còn hơn 31.000 tỷ đồng, Vingroup (VIC) đã tụt xuống vị trí thứ tư nhường vị trí số 3 cho Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với 34.700 tỷ đồng tiền mặt nắm giữ.

Đáng chú ý, với lượng tiền mặt cao kỷ lục, Thế Giới Di Động (MWG) và Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI) đã vươn lên vị trí thứ năm và sáu với tổng lượng tiền lần lượt là hơn 30.200 tỷ và gần 26.700 tỷ.

Ngược lại, sau khi ghi nhận lượng tiền mặt kỷ lục hơn 30.500 tỷ đồng vào đầu năm, tiền mặt của Petrolimex (PLX) đã giảm gần 4.900 tỷ đồng chỉ sau một quý (rớt xuống vị trí thứ tám), chủ yếu là giảm tiền gửi ngân hàng trong bối cảnh lãi suất thấp.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng rơi xuống vị trí thứ bảy, với gần 26.600 tỷ đồng tiền mặt. Tổng lượng tiền của ACV đã vơi đi hơn 2.100 tỷ đồng khi ông lớn này tiếp tục chi tiền đầu tư cho dự án sân bay Long Thành và dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong khi FPT vẫn giữ vững lượng tiền mặt trên 24.000 tỷ đồng thì Vinamilk (VNM), Sabeco (SAB) lại giảm lượng tiền mặt nắm giữ so với đầu năm khoảng 1.000 tỷ đồng, thậm chí, Masan (MSN) và Vinhomes (VHM) còn giảm tiền mặt nắm giữ từ 3.000 – 4.800 tỷ so với đầu năm. Ngược lại, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEA) lại tăng mạnh tiền gửi ngân hàng thêm gần 3.400 tỷ, nâng tổng lượng tiền và tiền gửi lên hơn 16.500 tỷ.

Mặt khác, có 4 doanh nghiệp không còn giữ được lượng tiền mặt trên 10.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2024 là PV Power (POW), Masan Consumer Corp (MCH), Hóa chất Đức Giang (DGC) và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS). Lượng tiền đến cuối quý I/2024 của POW, DGC, PVS đều xuống mức hơn 9.000 tỷ đồng, trong khi MCH còn gần 8.000 tỷ.

tien mat1.png

Tiền nhiều để làm gì?

Với hàng chục nghìn tỷ đồng đem gửi ngân hàng, thời điểm lãi suất cao, các doanh nghiệp có thể thu về hàng trăm thậm chí cả nghìn tỷ đồng lãi tiền gửi. Nhưng trong bối cảnh lãi suất các tháng đầu năm 2024 duy trì ở mức thấp, lãi suất tiền gửi các doanh nghiệp thu về đa phần cũng giảm đi đáng kể.

Chẳng hạn “vua tiền mặt” GAS, với lượng tiền gửi kỷ lục hơn 36.500 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I/2024, tăng gần 1.500 tỷ so với đầu năm, đã thu về hơn 436 tỷ đồng tiền lãi, tương đương 4,8 tỷ đồng tiền lãi mỗi ngày song vẫn thấp hơn con số lãi gần 480 tỷ đồng của cùng kỳ.

Tương tự, BSR đã đẩy lượng tiền gửi trong quý I lên cao chưa từng có nhưng lãi suất tiền gửi thu về trong vẫn giảm 4% so với cùng kỳ, còn 355 tỷ đồng.

Hay như HPG, SAB, FPT cũng ghi nhận lãi từ tiền gửi trong quý I giảm lần lượt 20%, 19% và 15% so với cùng kỳ, xuống còn 422 tỷ đồng, 273 tỷ và 266 tỷ dù vẫn duy trì lượng tiền gửi hàng chục nghìn tỷ đồng.

Ngược lại, MWG, VGI và VEA là số ít những doanh nghiệp trong số các “đại gia” nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán ghi nhận lãi suất tiền gửi tăng hàng chục % so với đầu năm, song nguyên nhân là do đây cũng là 3 doanh nghiệp có tiền gửi tăng mạnh nhất trong nhóm, tăng từ 4.000 – 5.000 tỷ đồng.

Có thể thấy, trong bối cảnh vẫn thận trọng với những kế hoạch kinh doanh mới, việc các đại gia tiền mặt trên sàn để một lượng tiền lớn dưới dạng tiền gửi ngắn hạn có thể giúp các doanh nghiệp nhận lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn. Số tiền lãi hàng trăm tỷ đồng này cũng phần nào bù đắp được các chi phí lãi vay từ những khoản nợ vay của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc nắm giữ lượng lớn tiền gửi ngắn hạn cũng giúp các doanh nghiệp này có sẵn nguồn tiền để sử dụng cho các kế hoạch kinh doanh khi cần thiết. Điều này cũng đã được chính một số “ông chủ” doanh nghiệp khẳng định.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 gần đây, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết việc giữ lượng tiền mặt lớn là một cách Hòa Phát thể hiện sự thận trọng của mình để dồn lực cho đại dự án Dung Quất 2.

"Tập đoàn có nhiều tiền mặt như thế nhưng có dám dùng đâu. Chúng tôi còn phải để đó để lo cho dự án Dung Quất 2. Trên thương trường người ta cứ nói Hòa Phát là vua tiền mặt nhưng đấy có phải tiền thừa của chúng ta đâu. Tôi và ban lãnh đạo không dám phiêu lưu, không dám đầu tư bất động sản, không dám đầu tư trái phiếu vì như vậy đấy", ông Trần Đình Long nói và cũng khẳng định trong thời gian sắp tới tập đoàn không có ý định tăng sử dụng đòn bẩy tài chính.

“Ông lớn” bán lẻ thận trọng với sức mua kém, ưu tiên quản trị dòng tiền “Ông lớn” bán lẻ thận trọng với sức mua kém, ưu tiên quản trị dòng tiền
Hòa Phát đặt mục tiêu đạt doanh thu 140.000 tỷ đồng năm 2024 Hòa Phát đặt mục tiêu đạt doanh thu 140.000 tỷ đồng năm 2024
Đinh Thơm
Nguồn:

Tin bài liên quan

“Ông lớn” bán lẻ và những kế hoạch táo bạo thúc đẩy tăng trưởng

“Ông lớn” bán lẻ và những kế hoạch táo bạo thúc đẩy tăng trưởng

Trên đà phục hồi, các “ông lớn” bán lẻ Thế Giới Di Động, FPT Retail, Digiworld… đang đặt kỳ vọng tăng trưởng lớn hơn trong năm 2025. Họ dựa vào đâu?
Hòa Phát chốt ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông

Hòa Phát chốt ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông

Tại đại hội đồng cổ đông năm 2024, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết đường lối của doanh nghiệp là cân đối hài hòa giữa tái đầu tư và chia cổ tức. Do đó, từ năm 2025 công ty có thể chia cổ tức tiền mặt lại cho cổ đông, còn một phần để đầu tư.
Nút thắt "cục nợ" được xử lý, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chính thức nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE

Nút thắt "cục nợ" được xử lý, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chính thức nộp hồ sơ niêm yết lên HOSE

Sau khi tòa án ban hành quyết định mở thủ tục phá sản với công ty con BSR-BF vào ngày 27/5, BSR đã thay đổi phương pháp hạch toán từ việc hợp nhất thành khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Nhờ đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý II của BSR không còn khoản nợ quá hạn, đáp ứng điều kiện niêm yết của HOSE.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Thời tiết hôm nay (21/4): Nắng nóng ba miền, có nơi trên 38 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong hai ngày 21-22/4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND