--> -->
Trang chủ Kinh tế
17:03 | 28/06/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cước vận tải đang tăng “nóng” và có thể tiếp tục đến cuối năm

Tình trạng tắc nghẽn cảng ngày càng tăng làm giảm hiệu suất vận chuyển của đội tàu toàn cầu, và là nguyên nhân đẩy giá cước vận tải tăng lên. Hiện giá cước vận chuyển từ Việt Nam đi Mỹ đã tăng lên 40%, và đi châu Âu tăng 60%. Giá cước tăng “nóng” gây khó cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất
Báo cáo tháng 11/2022 của DHL Global Forwarding: giá cước vận tải đường biển đang có xu hướng giảm
Cước vận tải đang tăng “nóng” và có thể tiếp tục đến cuối năm
Ảnh minh họa

Giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao

Bất ổn tại khu vực Biển Đỏ khiến hầu hết các hãng tàu phải điều chuyển hành trình qua Mũi Hảo Vọng, kéo dài thời gian vận chuyển, phát sinh chi phí, gây tắc nghẽn cục bộ tại các cảng trong khu vực, … Tình trạng giá cước tăng được dự đoán sẽ còn kéo dài tới cuối năm.

CMA CGM S.A. là hãng vận tải số 3 thế giới đã công bố mức giá 7.000 USD/container 40 feet trong nửa cuối tháng 6, đối với hàng hóa vận chuyển đến Bắc Âu từ châu Á. Con số này tăng lên từ mức phí hiện tại là khoảng 5.000 USD…

Theo Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO, trước tình trạng tắc nghẽn cảng ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, dẫn đến thời gian chờ đợi kéo dài và làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì lịch trình hàng tuần của các hãng tàu Maersk và MSC ở tuyến Đông Á - Địa Trung Hải.

Tình trạng tắc cảng đã quay trở lại, trong đó Singapore trở thành điểm nghẽn mới nhất. Để ứng phó với tình trạng ùn tắc nghiêm trọng này, Singapore đã kích hoạt lại các bến và bãi đã bị đóng cửa trước đây tại Keppel Terminal, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực đáng kể.

Hãng tàu Maersk cho biết, các tuyến vận chuyển cung ứng hàng hóa của thế giới bị ảnh hưởng nhiều hơn so với dự kiến trước đây, nguyên nhân là do những hiệu ứng lan truyền từ tình trạng tắc nghẽn tại Biển Đỏ. Tình trạng gián đoạn hiện tại đã làm giảm thiểu hiệu suất vận chuyển của đội tàu toàn cầu, và là nguyên nhân thúc đẩy giá cước vận tải tăng theo.

Giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trong nửa cuối năm 2024, do ba yếu tố chính:

Thứ nhất, xung đột khu vực biển đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi lực lượng Houthi liên tục tuyên bố mở rộng phạm vi tấn công.

Thứ hai, nhu cầu hàng hóa phục hồi, giá cước hàng hóa thường có xu hướng tăng trong mùa cao điểm.

Thứ ba, dấu hiệu thiếu container tại các cảng xuất lớn sẽ gây áp lực mạnh lên giá cước.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ gặp nhiều khó khăn

Giá cước container giao ngay tại Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong tuần này sau khi một loạt các mức tăng giá chung và các khoản phụ phí khác có hiệu lực vào ngày 01/6.

Chuyên gia ngành hàng hải dự đoán, giá cước vận chuyển hàng hóa bên ngoài Trung Quốc tiếp tục tăng vào tuần tới, do mùa cao điểm vận chuyển hàng hóa bắt đầu sớm hơn dự kiến.

Các công ty vận chuyển hàng hóa từ châu Á phải đối mặt với chi phí lên tới 10.000 USD/container vận chuyển cỡ lớn khẩn cấp trong tháng tới - gấp đôi giá giao hàng hiện tại, theo giá lưu thông giữa các hãng vận tải và nhà nhập khẩu.

“Trong nửa đầu tháng 6, mức giá dao động từ 6.000 - 6.500 USD, với dịch vụ cao cấp được cung cấp ở mức 7.000 USD - 10.000 USD, với việc kéo dài hơn 5 tháng của các cuộc tấn công vào các tàu ở biển Đỏ ngành vận tải container đang phải chật vật để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên ở Mỹ và châu Âu”, đại diện một hãng tàu cho biết.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra sáng 25/6, lãnh đạo của Công ty Cổ phần Gemadept (Mã: GMD) cho biết, hiện giá cước đi các tuyến vận tải đang tăng 300% so với cùng kỳ 2023. Tình trạng giá cước trên tất cả các tuyến có thể sẽ tăng đến hết 2024, do các biến động tại Biển Đỏ, xung đột chính trị, tình trạng thiếu tàu, thiếu thiết bị sẽ khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn.

Ông Đỗ Ngọc Tài, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh cho biết, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do giá cước vận chuyển tàu biển tăng đột biến 40% từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông, và do Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng đi Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cũng bị ảnh hưởng, do cước tàu biển tăng đột biến 60% vì phải đi vòng qua Mũi hảo Vọng, và do Trung Quốc gom container rỗng để xuất hàng vào Mỹ.

Để đối phó với tình hình hiện tại, ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, trước mắt, để góp phần giảm giá cước vận tải, Cục XNK phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các biện pháp giải quyết các vỏ container còn tồn đọng để lấy vỏ container rỗng. Về lâu dài, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan, trong đó có hải quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hoá tồn đọng lâu ngày tại cảng biển.

Dachser bổ nhiệm 3 vị trí quản lý quan trọng để lãnh đạo lĩnh vực  Logistics Hàng không, Đường biển Dachser bổ nhiệm 3 vị trí quản lý quan trọng để lãnh đạo lĩnh vực Logistics Hàng không, Đường biển
Câu chuyện về kỳ vọng của doanh nghiệp logistics có khả năng phân loại 1 triệu đơn hàng/ngày Câu chuyện về kỳ vọng của doanh nghiệp logistics có khả năng phân loại 1 triệu đơn hàng/ngày

Nguyễn Huyền
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất

Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất

Với nhiều ưu đãi về thuế quan và được ví như “đường cao tốc” cho doanh nghiệp đến với thị trường EU, nhưng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) không hẳn tạo thuận lợi với tất cả doanh nghiệp và mọi loại hàng hóa. Tuy nhiên, nếu thay đổi và tận dụng, cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội lớn để phát triển kinh tế và vượt qua khó khăn thời kỳ hậu COVID-19.

Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại khu vực biên giới; Tấn công khủng bố tại Iran khiến ít nhất 5 người thiệt mạng; Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng diện rộng; Trung Quốc ban hành cảnh báo mức cao nhất về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 27/7.
Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hồ An Phong đã trao Bằng khen cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Maroc, chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Maroc.
Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Khi bảo tàng thức giấc về đêm: Sức sống mới cho kinh tế đô thị Trung Quốc

Bạn đã từng thấy bảo tàng nào mở cửa suốt 24 giờ chưa? Tại Thượng Hải, triển lãm “Đỉnh cao của Kim tự tháp: Nền văn minh Ai Cập cổ đại” của Bảo tàng Thượng Hải đã thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi trong cả nước.

Multimedia

Xem trên
infographic 7 thang nam 2025 ha noi don 1836 trieu luot khach du lich
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.