--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
18:20 | 15/05/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Cuối cùng, các nhà khoa học cũng đã tìm ra quái vật dạt vào bờ biển Indonesia là con gì

Sinh vật khổng lồ dài 15m dạt vào bờ biển đảo Seram, tỉnh Maluku, Indonesia được các nhà khoa học xác định là một con cá voi tấm sừng.

Tuần trước, một sinh vật khổng lồ đã bị dạt vào bờ biển tại Indonesia khiến dân cư trên đảo Seram hết sức hoang mang. Đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một sinh vật to lớn, trông lại như có sừng, dạt vào bờ biển như vậy.

Khi hình ảnh xác con quái vật xuất hiện nhiều trên Internet, cộng đồng khoa học đã tự hỏi xem đây là loài gì? Làm sao chúng có thể dạt tới bờ biển Indonesia? Và nó có liên quan gì tới biến đổi khí hậu hay không? Người dân Seram thì còn bận trả lời một câu hỏi khác: Làm sao để họ xử lý cái xác đấy...

cuoi cung cac nha khoa hoc cung da tim ra quai vat dat vao bo bien indonesia la con gi

Sinh vật khổng lồ dạt vào bờ biển Indonesia được xác định là một con cá voi tấm sừng.

Asrul Tuanakota, một ngư dân 37 tuổi, đã tưởng mình phát hiện một chiếc thuyền đắm. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, anh phát hiện đó là một sinh vật biển khổng lồ. Lúc đầu, Asrul đã tưởng đó là một con bạch tuộc khổng lồ khi nó có những phần trông giống xúc tu.

Máu từ con vật khiến vùng biển gần bờ chuyển sang màu đỏ. Tuy nhiên, điều đó lại khiến người dân địa phương hiếu kỳ và tới xem đông hơn.

George Leonard, nhà khoa học hàng đầu tại viện bảo tồn đại dương chia sẻ với tờ Huffington Post rằng thi thể của sinh vật khổng lồ ấy thuộc loài cá voi tấm sừng sau khi xem xét phần xương nhô ra và những tấm sừng dùng để lọc thức ăn.

cuoi cung cac nha khoa hoc cung da tim ra quai vat dat vao bo bien indonesia la con gi

Rất đông người dân và du khách đã tới đây để chiêm ngưỡng sinh vật kì dị này.

Seram, hòn đảo lớn nhất tại quần đảo Maluku gần với đường di cư của cá voi tấm sừng. Vì vậy, việc một con cá voi tấm sừng dạt vào bờ là điều dễ hiểu. Người dân địa phương đã cầu cứu chính phủ giúp họ dọn dẹp xác của con quái vật này.

Tuy nhiên, thông thường thi thể cá voi sẽ tự chìm xuống đáy đại dương. Nó sẽ thành một bữa tiệc thịnh soạn cho cư dân dưới đáy biển. Trang tin khoa học Live Science đặt giả thuyết con cá voi tấm sừng do nhiễm vi khuẩn nên sinh ra nhiều khí hơn hoặc có thể do nó qua đời ở vùng nước ấm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và khí làm căng phồng cơ thể. Có thể con cá voi đã thiệt mạng do bị tàu đâm trúng.

Skye

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Phát huy vai trò quan trọng của ngoại giao nghị viện trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Senegal và Morocco, tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22-30/7/2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới