--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
17:34 | 14/04/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đặc sắc Tết té nước của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên

Trong hai ngày (13-14/4), cộng đồng dân tộc Lào bản Na Sang 1 (xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên, tỉnh Ðiện Biên) đã tổ chức Tết té nước (Bun Huột Nặm) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước chúc mừng Tết cổ truyền dân tộc Bunpimay Đại sứ quán Việt Nam tại các nước chúc mừng Tết cổ truyền dân tộc Bunpimay
Nhân dân Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar tưng bừng đón Tết Nhân dân Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar tưng bừng đón Tết "té nước"
Đặc sắc Tết té nước dân tộc Lào ở Điện Biên
Tết té nước là lễ hội truyền thống, là dịp để mọi người trong bản làng gặp gỡ, quy tụ sau khoảng thời gian tất bật với công việc. (Ảnh: Báo Điện Biên Phủ)

Tết té nước là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của dân tộc Lào. Cộng đồng dân tộc Lào quan niệm té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội với hai phần chính là lễ và hội. Trong phần lễ, bao gồm nhiều hoạt động tín ngưỡng, tâm linh, như lễ cúng bản, cúng tổ tiên và các vị thần, kết thúc lễ mời, thầy mo vừa cầu khẩn, vừa vẩy nước thơm và buộc chỉ cổ tay cho mọi người để cầu may, nhận phước với mong muốn một năm bình an, khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.

Đặc sắc Tết té nước dân tộc Lào ở Điện Biên
Trước khi bắt đầu lễ hội là các tiết mục múa, hát, chơi các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Lào tại Na Sang. (Ảnh: Báo Điện Biên Phủ)

Sau khi buộc chỉ, mọi người cùng nhau chơi các trò chơi dân gian truyền thống, gắn liền với các hoạt động sinh hoạt, sản xuất được hun đúc từ lâu đời như: Chơi tấu phắc sá (rùa ấp trứng), ngù kin khiết (rắn bắt ngóe)… Sau đó, thầy mo sẽ dẫn đầu đoàn tế lễ, mang lễ vật đi các nhà trong bản để xin nước.

Khi xin nước, đoàn người dẫn đầu là thầy mo sẽ đứng dưới nhà, đọc bài khấn; chủ nhà sẽ thay mặt, xin với thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu tươi tốt, con người không ốm đau, bệnh tật. Khi đã đi hết các nhà trong bản, đoàn xin nước sẽ mang lễ vật ra suối xếp ra mâm, thầy mo sẽ mời thần trời, thần đất, thần suối về ăn tết, chứng giám cho người dân trong bản.

Đặc sắc Tết té nước dân tộc Lào ở Điện Biên
Kết thúc phần văn nghệ khai mạc sẽ là phần nghi thức cúng lễ do các nghệ nhân, diễn viên quần chúng dân tộc Lào tại Na Sang thực hiện. (Ảnh: Báo Điện Biên Phủ)
Đặc sắc Tết té nước dân tộc Lào ở Điện Biên
Đến từng nhà “xin nước” trong Tết té nước của dân tộc Lào. (Ảnh: Báo Nhân dân)
Đặc sắc Tết té nước dân tộc Lào ở Điện Biên
Buộc chỉ cổ tay cầu may cho mọi người. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Phần hội được diễn ra ngay sau phần lễ, mọi người cùng nhau xuống suối, té nước để cầu chúc may mắn. Khi té nước, dân tộc Lào không chỉ té vào người mà còn té nước vào nhà cửa, vật nuôi, các công cụ sản xuất… Bởi họ tin rằng nước sẽ gột rửa, xua đuổi đi sự xấu xa, bệnh tật… Trong không khí vui vẻ, tưng bừng, người dân vừa chơi vừa ăn uống, nâng chén, chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất.

Đặc sắc Tết té nước dân tộc Lào ở Điện Biên
Bà con người Lào bản Na Sang 1 chung vui tết té nước. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Qua đó, lễ hội đã phản ánh sâu sắc sự gắn bó mật thiết giữa đời sống, sinh hoạt hàng ngày với tập tục, tín ngưỡng văn hóa trong cộng đồng dân tộc Lào, đây vừa là dịp thể hiện sự biết ơn, thành kính với tổ tiên, thần linh còn là dịp xây dựng, phát triển sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc.

Được biết, Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia ngày 11/9/2017.

Độc đáo Lễ cúng bản của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên Độc đáo Lễ cúng bản của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên
Lễ cúng bản (Căm bản) diễn ra vào dịp đầu năm theo lịch của cộng đồng dân tộc Lào có ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp cho bản làng.
Chúc Tết, tặng quà và khám bệnh cho người dân biên giới Lào, Campuchia Chúc Tết, tặng quà và khám bệnh cho người dân biên giới Lào, Campuchia
Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của nhân dân các bộ tộc Lào, Campuchia, bộ chỉ huy quân sự nhiều tỉnh, thành cả nước đã tổ chức thăm, chúc Tết, tặng quà và khám bệnh, cấp thuốc cho người dân hai nước.
Đông Phong (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Giao lưu nhân dân: Nhịp cầu hữu nghị Mường Nhé - Giang Thành

Giao lưu nhân dân: Nhịp cầu hữu nghị Mường Nhé - Giang Thành

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tăng cường hợp tác giữa các địa phương có chung đường biên giới không chỉ góp phần giải quyết bài toán sinh kế mà còn củng cố tình đoàn kết, hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Từ những phòng học tạm bợ với mái lá đơn sơ, Trường PTDTBT TH&THCS Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đã vươn mình mạnh mẽ sau hơn ba thập kỷ, trở thành điểm sáng giáo dục vùng cao. Không chỉ truyền dạy tri thức, ngôi trường còn thắp lên khát vọng đổi đời cho bao thế hệ học sinh dân tộc thiểu số.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông. Từ chỗ đi lại cách trở, giao thương khó khăn, nay nhiều tuyến đường đã được đầu tư đồng bộ, mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên còn nhiều gian khó.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.