--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
19:34 | 01/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét bổ sung thêm các hành vi bạo lực gia đình

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay bạo lực gia đình rất đa dạng, có thể là bạo lực của cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ già, chồng với vợ, đồng thời cũng không loại trừ trường hợp bạo lực của vợ với chồng.
Ra mắt CLB Gia đình hội viên phụ nữ nói “không” với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bạo lực gia đình Ra mắt CLB Gia đình hội viên phụ nữ nói “không” với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bạo lực gia đình
Người thân trong gia đình gây ra hơn 70% vụ bạo hành trẻ em Người thân trong gia đình gây ra hơn 70% vụ bạo hành trẻ em

Ngày 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) cho rằng, hiện nay bạo lực rất đa dạng, có thể là bạo lực của cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ già, chồng với vợ, đồng thời cũng không loại trừ trường hợp bạo lực của vợ với chồng.

"Tôi vừa mới xem clip trưa nay là người phụ nữ đập chồng không còn ra gì hết. Ông chồng chỉ biết ôm đầu bỏ chạy", đại biểu An Giang chia sẻ.

Theo đại biểu Sinh, có thể khái quát hành vi bạo lực thể xác và bạo lực bằng tinh thần. Bạo lực thể xác thì có thể có dấu vết có thể chứng minh được nhưng bạo lực tinh thần gây ra khủng hoảng cho những người bị bạo hành rất lớn.

Từ đó, đại biểu Sinh đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung thêm các hành vi bạo lực gia đình.

"Tôi lướt ngang xem thì chắc chưa đủ đâu, còn nhiều lắm. Nhiều dạng khó nói được. Ví dụ hành vi bạo lực tinh thần. Hai vợ chồng không có con vì lý do nào đó, người chồng không ly hôn hay rời bỏ mà vẫn ở vợ, nhưng tối ngày đi nhậu với bạn để giải buồn, để vợ ở nhà, đó có phải hành vi bạo lực tinh thần không?", đại biểu Sinh nêu và cho rằng đây là vấn đề cần nghiên cứu để bổ sung.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) phân tích, có những hành vi bạo lực biểu hiện cụ thể, nhận thấy rõ, tuy nhiên có những hành vi mà "chúng ta không nghĩ nó là hành vi nhưng lại gây ra khủng hoảng về tâm lý, tinh thần" thì đó cũng là bạo lực gia đình.

"Ví dụ khi về nhà chồng im lặng suốt không nói gì, hoặc là không chê vợ nhưng suốt ngày cứ khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có hoặc là "giận cá chém thớt" tức là không hành động gì với người bị bạo hành cả nhưng cứ đánh chó, đánh mèo... lâu dài cũng làm cho thành viên bị tác động sẽ bị khủng hoảng về tâm lý", đại biểu Long An nêu.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) nhận xét, tình trạng bạo lực gia đình đang gia tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Và thấy rằng nạn nhân khiến xã hội đau lòng nhất từ các vụ bạo lực gia đình chính là trẻ em. Trẻ em là tương lai của xã hội, được nuôi nấng trong gia đình và sau này sẽ trở thành những người công dân trong xã hội. Nếu có được một gia đình tốt, gia đình hạnh phúc thì sẽ có những con người hạnh phúc trong xã hội, có những công dân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Từ những phân tích trên, đại biểu Bùi Hoài Sơn nêu rõ, trẻ em có một tầm quan trọng đối với tương lai của xã hội, đất nước, vì vậy cần nhấn mạnh hơn nữa về bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong dự thảo luật, cần có quan điểm xuyên suốt là cần phải bảo vệ trẻ em hoặc vì quyền trẻ em, vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Để từ đó giải quyết được vấn đề liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ cho rằng đây là một luật rất cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội hiện nay trong bối cảnh tình trạng bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, luật đã có từ năm 2007 và cũng đưa ra nhiều giải pháp, nhưng làm sao để các quy định đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình mới là vấn đề quan trọng.

Để không dám và không thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình

Nêu rõ mục tiêu lớn nhất khi sửa đổi luật lần này là làm rõ hơn nữa vấn đề phòng bạo lực gia đình hơn là chống, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: phòng là cơ bản, đi trước, chống phải cương quyết. Tuy nhiên, dự thảo chưa quy định rõ các giải pháp cho việc phòng ngừa bạo lực gia đình mà mới chỉ đề cập đến công tác thông tin tuyên truyền. Trong khi thực tế có nhiều cách để không dám và không thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Để không thể thực hiện bạo lực gia đình đòi hỏi luật phải chặt chẽ; để không dám thì chế tài phải nghiêm. Chủ tịch Quốc hội lưu ý lần sửa đổi luật lần này cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phòng và chống để khi luật ra đời tạo được sự chuyển biến căn bản về tình hình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ các nội dung nhằm tăng cường phòng ngừa bạo lực gia đình, đề cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội; nhấn mạnh luật cần chặt chẽ, bám sát thực tiễn sinh động của cuộc sống để khi ban hành tạo được sự chuyển biến thực chất.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng bên cạnh việc xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, huy động các nguồn lực trong nước hư xây dựng nhà an toàn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình… là rất cần thiết để duy trì các thành quả hiện có cũng như nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Song cũng cần có các quy định để nâng cao trách nhiệm của các địa phương và thu hút sự tham gia, đóng góp của xã hội, cộng đồng và cá nhân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó thể hiện rõ mối quan hệ giữa gia định với nhà trường, các tổ chức xã hội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các hội, liên hiệp hội liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, trên thực tế có nhiều vụ việc phức tạp nghiêm trọng về bạo lực gia đình được phát hiện chủ yếu nhờ các cơ quan thông tấn báo chí, trong khi đó vai trò của các thiết chế trong hệ thống chính trị lại chưa nổi bật rõ ràng.

Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận quy định về các hành vi bạo lực gia đình trong dự thảo luật lần này đã có sự thay đổi nhiều so với các dự thảo trước, theo đó nhiều hành vi bạo lực gia đình đã được bổ sung, cập nhật trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan như người trong gia đình ép buộc học tập quá mức gây trầm cảm dẫn đến phản ứng tiêu cực. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề ngoài bạo lực thể chất còn bạo lực tinh thần, hay ép buộc lựa chọn giới tính thai nhi… là những vấn đề cần được nghiên cứu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào trong luật các loại hành vi bạo lực gia đình, tránh bỏ sót hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

Hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con không dùng bạo lực Hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con không dùng bạo lực
Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em” Làm rõ nội hàm khái niệm “trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”

Minh Thái (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Quảng Bình: Phát động cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu về chủ đề gia đình

Quảng Bình: Phát động cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu về chủ đề gia đình

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu tuyên truyền về hệ giá trị gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại – Quốc hội) Triệu Lạc Tế, từ ngày 7-12/4/2024 đã thành công tốt đẹp.
Tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 8/4, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Đẩy mạnh công tác đào tạo để phát triển phong trào Quốc tế ngữ

Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2025, Gặp gỡ mùa xuân lần thứ 21. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo trong việc phát triển phong trào Quốc tế ngữ.
Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hợp luyện lực lượng tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 19/4, tại Biên Hòa (Đồng Nai) các lực lượng tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Tạo môi trường cho thanh niên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị tổng kết “Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV.STARTUP) lần thứ VII năm 2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao