--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
12:53 | 07/06/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đài Loan vắng mặt tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2022: Bất ngờ hợp lý

Đầu tháng 6, truyền thông đưa tin chính thức về tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2022 – tập trận hải quân lớn nhất thế giới 2022, với 26 bên tham gia từ 29/6 đến 4/8. Điều bất ngờ nhất là việc Đài Loan không được mời tham gia tập trận.
"Bộ tứ" quyết chặn đánh bắt trái phép ở Thái Bình Dương
Sáng kiến của "Bộ tứ" - gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ - sẽ sử dụng công nghệ vệ tinh để tạo thành hệ thống theo dõi bao trùm Thái Bình Dương
5 tàu khu trục hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Thái Bình Dương tập trận 5 tàu khu trục hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh ra Thái Bình Dương tập trận
Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu một nhóm tàu khu trục ra Thái Bình Dương tập trận, tờ South China Morning Post hôm 3/5 đưa tin.

Đài Loan nhiều lần công khai nguyện vọng

Vì sao đây là diễn biến bất ngờ với nhiều người quan sát? Đài Loan đã tuyên bố muốn tham gia RIMPAC từ lâu, dù chỉ với tư cách quan sát viên. Trước RIMPAC gần đây nhất (2020), Người phát ngôn Cơ quan Phòng vệ Đài Loan đã khẳng định lại thông điệp này.

Điểm khác biệt năm 2021 là Mỹ đã “gửi” nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ có khả năng mời Đài Loan dự RIMPAC. Cụ thể, tháng 9/2021, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Ủy quyền Quốc phòng 2022 (NDAA), trong đó có Mục 1248 nêu rõ "Đài Loan nên được mời tham gia RIMPAC 2022”. Sáng tháng 12/2021, Thượng viện thông qua bản NDAA này. Cuối tháng 12, Tổng thống Biden ký duyệt NDAA 2022, đồng thời tái khẳng định việc củng cố các năng lực phòng thủ Đài Loan.

Đài Loan vắng mặt tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2022: Bất ngờ hợp lý
RIMPAC 2018 quy tụ dàn tàu chiến hùng hậu. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mặc dù NDAA 2018 và 2020 cũng có những ngôn từ tương tự, NDAA 2022 có những điều khoản mới về Đài Loan theo chiều hướng mở rộng giới hạn hợp tác Mỹ - Đài, ví dụ như yêu cầu Bộ Quốc phòng lên kế hoạch hỗ trợ Đài Loan, thực hiện đánh giá năng lực phòng thủ của Đài Loan và khả năng hợp tác giữa Lực lượng Vệ binh Quốc gia với quân đội Đài Loan.

Ngoài ra, Biden là lãnh đạo nhiều lần “buột miệng” cho biết Mỹ sẽ “bảo vệ” Đài Loan – động thái đi ngược chính sách “mơ hồ chiến lược” cỏa Mỹ với Đài Loan nếu thành sự thật - dù sau đó các tuyên bố này được Nhà Trắng đính chính. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ có thể điều chỉnh chính sách "mơ hồ" này khi điểm nóng Đài Loan ngày một căng thẳng do các hiện diện quân sự xung quanh eo biển và chiến sự Ukraine khiến cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm đến Đài Loan.

Mỹ không muốn chủ động gây hấn Trung Quốc

Vậy vì sao Mỹ không mời Đài Loan tham gia RIMPAC?

Lý do “muôn thuở” là Mỹ không muốn khiêu khích Trung Quốc. Để Đài Loan tham gia RIMPAC. Mỹ có thể vượt qua “giới hạn đỏ” của Trung Quốc khi chính thức tập trận quân sự với Đài Loan, đặt Đài Loan ngang hàng các quốc gia khác tại một diễn đàn Trung Quốc không được mời (Trung Quốc đã từng tham gia RIMPAC nhưng bị Mỹ “tước” lời mời năm 2018). Mặc dù chính sách thời Biden vẫn tập trung vào cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, quan chức Mỹ đã nhiều lần tuyên bố không “tìm kiếm” xung đột (gần đây nhất là Tuyên bố của Blinken về cách tiếp cận Trung Quốc ngày 26/5).

Đài Loan vắng mặt tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2022: Bất ngờ hợp lý
Tàu của hải quân Mỹ và Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngày 7/7/2014. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cũng có thể, nếu có Đài Loan, các nước RIMPAC khác sẽ từ chối tham gia RIMPAC do không muốn bị nhìn nhận là đứng về phía Mỹ để “chống Trung”, nhất là những nước theo truyền thống cân bằng ảnh hưởng giữa các nước lớn. Mỹ không mời Đài Loan vào sáng kiến Khuôn khổ Kinh tế Ấn – Thái mới đây (IPEF) cũng một phần vì lý do này.

Ngoài ra, nội bộ Mỹ có thể cũng chưa hoàn toàn đồng thuận về tham gia của Đài Loan. Xét cho cùng, NDAA chỉ nhấn mạnh Đài Loan “nên được mời” và đây là “suy nghĩ của Quốc hội” (sense of the Congress), không khẳng định lời mời là bắt buộc. Cũng không loại trừ khả năng các lực lượng – chủ thể trực tiếp tham gia và hoạch định RIMPAC, ví dụ như các lực lượng Quốc phòng, có tiếng nói khác.

Được bắt đầu từ năm 1971, tập trận RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước tham gia trong việc đảm bảo an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển và đối phó với các thách thức an ninh tiềm tàng trên biển. Cuộc tập trận năm nay là cuộc tập trận thứ 28, dự kiến diễn ra từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.
Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt Những thách thức đa dạng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt
Ngày 22/2/2022, được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lần thứ nhất được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Pháp, do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian và Đại diện cấp cao EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell chủ trì.
Nhóm tàu sân bay, tàu khu trục  của Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận Nhóm tàu sân bay, tàu khu trục của Trung Quốc ra Thái Bình Dương tập trận
Một hạm đội Trung Quốc do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu đang tiến ra Thái Bình Dương để triển khai tập trận.
Đỗ Hoàng, Viện Biển Đông
Nguồn:

Bình luận

Đọc nhiều

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Doanh nghiệp Việt - Trung cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ cao

Ngày 14/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung (Hội), đã tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) do ông Terry He, Phó Chủ tịch Tập đoàn dẫn đầu. Ông bày tỏ mong muốn doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Đưa quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới, thực chất và hiệu quả

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là lần đầu tiên sau 10 năm Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung, thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ và quyết tâm thúc đẩy hợp tác song phương đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững hơn.
Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Tổ chức giao lưu dịp lễ Tết, vận động hội viên đỡ đầu lưu học sinh khó khăn, hỗ trợ kịp thời về học tập và đời sống… là những việc làm thiết thực của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) nhằm đồng hành cùng gần 300 lưu học sinh Lào tại địa phương.
Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp

Ngày 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens (Hy Lạp). Sự kiện thu hút sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao Hy Lạp, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp, các Đại sứ, đại diện Đại sứ quán nhiều nước, cùng đông đảo bạn bè Hy Lạp yêu điện ảnh và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước sở tại.
Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ra mắt cuốn “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp tại Athens

Ngày 12/5, tại thủ đô Athens, Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu, ra mắt cuốn sách “Tiểu sử Hồ Chí Minh” bằng tiếng Hy Lạp nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024