--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
08:53 | 01/04/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đám giỗ: Đừng nên biến phong tục thành hủ tục

Giỗ là một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, là dịp họ hàng thân thuộc đoàn tụ, gắn kết và thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
"Tháng tư là lời nói dối của em"- bản hit bất hủ qua giọng ca Hà Anh Tuấn 200 người Việt thành đạt, nổi tiếng thế giới bàn chuyện "Việt Nam lớn hay nhỏ?" Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Các nước trị bạo lực học đường thế nào?

Giỗ được tổ chức vào đúng ngày mất theo âm lịch của người được thờ cúng. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước, gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ.

Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cũng đã có lòng thành kính đối với người đã mất.

Đám giỗ cũng là một dịp để anh em, họ hàng gặp nhau, thăm hỏi, kết nối gắn chặt tình thân. Là dịp để cùng nhau ôn cố tri tân, nhắc nhớ người đã khuất.

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc

Giỗ là một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, thể hiện đạo hiếu với tổ tiên (ảnh minh họa)

Tuy nhiên trong thực tế, việc tổ chức đám giỗ cũng xảy ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ.

Về việc tổ chức, nếu chỉ cúng giỗ hai đời của hai bên chồng,vợ thì con số có thể trên, dưới 10 người. Nếu cúng giỗ ba đời thì số người nhân lên rất nhiều, có thể lên đến 20 hoặc hơn. Ông bà ta thường nói: “100 cái giỗ đổ đầu trưởng nam”. Vậy người con trưởng trong gia đình một năm gánh từ 5 đến 20 cái đám giỗ thì thật là căng thẳng.

Ở thôn quê, trong năm, một người được mời ăn giỗ nhiều nơi, thì đến khi giỗ chính của gia đình mình phải mời trả lễ lại cho phải phép. Mời thiếu thì kẻ buồn giận, người phiền trách, mà mời đủ thì hao tốn tiền bạc.

Về mặt thời gian, trừ những người già về hưu, không phải ai cũng rảnh rỗi và thu xếp thời gian được để về dự đám giỗ. Không về thì mang tiếng là bất hiếu hoặc không quan tâm đến gia tộc, họ hàng. Mà giỗ nào cũng xin nghỉ thì công việc ách tắc, gián đoạn, thủ thưởng quở trách. Ông bà ta thường nói: ”Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày” là vậy.

Tôi có hỏi thăm một số người bạn thì học được những kinh nghiệm hay để tổ chức đám giỗ như sau:

Chị A, là nhân viên hành chính, với đồng lương hạn hẹp, trong năm, chị tổ chức giỗ cha và mẹ là tương đối lớn, có mời anh chị em về dự, còn các giỗ khác chỉ làm một mâm cơm nhỏ cúng ông bà đơn giản.

Anh D, nhà cửa chật chội nên đến ngày giỗ mẹ, sau khi cúng kiến ở nhà buổi trưa xong, chiều tối anh mời tất cả các anh chị em và con cháu ra nhà hàng ăn. Gia đình sum họp, cùng nhắc kỷ niệm về mẹ, hàn huyên, tâm sự khoảng hai tiếng rồi về. Như vậy rất gọn gàng và không gây mệt mỏi cho những thành viên trong gia đình.

Nhà anh T thì có cái hay khác là “xin phép ông bà” cho được dời ngày giỗ về chiều thứ bảy hoặc chủ nhật, vì thời gian đó, đa phần mọi người được nghỉ làm, nghỉ học, con cháu có thể tề tựu đông đủ. Chắc dưới suối vàng ông bà cũng “thông cảm và sẵn lòng cho phép”.

Chị M, nhà đông anh chị em, chị phân công mỗi hộ nấu hoặc mua một món ăn để góp phần cho đám giỗ. Đến ngày giỗ, từng hộ mang thức ăn đến, cùng thưởng thức và nhận xét tài nấu nướng, của mỗi hộ. Thế cũng vui.

Gia đình anh H thì không tổ chức đám giỗ cố định ở nhà nào. Thấy không thể chịu nỗi “100 cái giỗ” đổ đầu mình, nên anh H giao cho anh em, mỗi hộ tổ chức giỗ một lần. Những ngày giỗ của gia đình được kê ra và cứ thế xoay tua với số anh chị em trong nhà. Với cách này, gánh nặng được san sẻ, mọi người có thể thay phiên đến nhà nhau, vừa ăn giỗ, vừa nắm được tình hình sinh hoạt của người thân.

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc

Chỉ cần vài món ăn giản dị cũng đã có lòng thành kính đối với người đã mất.

Tổ chức cách này hay cách khác là tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình, nhưng phải làm sao đảm bảo tinh thần đoàn kết, vui vẻ, ấm cúng trong họ hàng. Hơn thế nữa, giỗ chạp phải đảm bảo nếp sống văn minh, lịch sự; không nên nhậu nhẹt, say sưa quá đà sinh ra nhiều hậu quả đáng tiếc; không gây ồn ào, ca hát (karaoke) làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh; Không nên vì sĩ diện mà tổ chức đám giỗ thật linh đình để rồi sau đó lại đùn đẩy nhau khoản chi phí đặt tiệc, sinh ra mất đoàn kết.

Tưởng nhớ người thân là một điều cần thiết nhưng phải tổ chức đám giỗ sao cho phù hợp với không gian, thời gian, điều kiện sống. Lòng tôn kính, thương tiếc người đã khuất phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Đừng nên biến một phong tục tốt đẹp thành hủ tục.

Xem thêm

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc Nhân chuyện "ăn cỗ lấy phần", Tây ăn không hết mang về là chuyện thường!

(TĐO) - Mấy ngày nay câu chuyện ăn cỗ lấy phần mang về ở Nam Định bỗng trở thành đề tài gây tranh cãi: Nên ...

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc Sự thật việc đi ăn cỗ lấy phần bị phạt tiền ở Nam Định

(TĐO)- Đại diện huyện Giao Thủy (Nam Định) cho biết, thông tin một vài xã trên địa bàn huyện đưa ra quy định 'đi ăn ...

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc Bộ lạc giữa biển khơi với các tập tục tình dục khiến thế giới hiện đại phải “chào thua”

Bộ lạc này có những tập tục hết sức kỳ lạ, một trong số đó là việc bắt cả nam lẫn nữ phải uống tinh ...

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc Đào mộ, thay áo mới cho xác chết: Đây chính là một tập tục rùng rợn nhất tại Indonesia

Những người dân ở đây cho rằng, tập tục này giúp họ kết nối với những người thân đã khuất, đồng thời là dịp để ...

dam gio dung nen bien phong tuc thanh hu tuc Liệt kê top 10 những tập tục quái đản nhất mà tổ tiên ta từng làm trong quá khứ

Hóa ra từ thời xưa, các cụ đã dám làm những việc mà thời nay có cho tiền cũng không dám.

Theo An Bình
Nguồn: Thế Giới Tiếp Thị

Tin bài liên quan

Những hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo đầu năm mới Ất Tỵ

Những hoạt động văn hóa tín ngưỡng độc đáo đầu năm mới Ất Tỵ

Nhiều hoạt động văn hóa tính ngưỡng độc đáo lâu đời của người dân trên cả nước được diễn ra dịp Tết đến, Xuân về.
Minh hôn - Đám cưới ma đáng sợ thời phong kiến Trung Quốc

Minh hôn - Đám cưới ma đáng sợ thời phong kiến Trung Quốc

Minh hôn hay còn được biết đến với cái tên âm hôn. Đây là một hủ tục từ thời phong kiến Trung Quốc, nay đã không còn tồn tại. Đám cưới này là hôn lễ của hai người đã khuất, hoặc giữa một người còn sống và một người đã mất.
Kon Tum quyết xóa bỏ 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp

Kon Tum quyết xóa bỏ 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp

UBND tỉnh Kon Tum cho biết vừa ban hành Quyết định 385/QĐ-UBND công bố danh mục 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp cần tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước xóa bỏ.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Tin quốc tế sáng 20/4: Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày

Nga tuyên bố ngừng bắn 30 giờ, Ukraine muốn kéo dài 30 ngày; hàng ngàn người biểu tình phản đối chính sách của Tổng thống Trump trên khắp nước Mỹ... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 20/4.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Vun đắp tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Nhờ sử dụng tốt ngôn ngữ Trung Quốc cùng với sự hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, các thế hệ cựu học sinh, giáo viên Việt Nam từng sống và học tập tại Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc) đã trở thành những người bắc cầu, nối tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay (20/4): Cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 20/4, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biển 35-36 độ, có nơi trên 37 độ; khu vực đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ.
Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Thời tiết hôm nay (19/4): Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 37 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết hôm nay (ngày 19/4), tình trạng nắng nóng xảy ra trên diện rộng khắp cả nước.
Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (17/4): Cả nước nắng nóng trên diện rộng

Ngày 17/4, các khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng diện rộng. Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất lên tới 35 độ C.
Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới “bứt tốc”, vượt 3.300 USD/ounce

Giá vàng tăng kỷ lục khi tiếp tục được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng 1 bậc, xếp hạng 32 thế giới

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003 và giao Bộ Công Thương chủ trì triển khai, là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất ở cấp quốc gia.
Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Thời tiết hôm nay (12/4): không khí lạnh cuối mùa gây mưa ở miền Bắc và miền Trung

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/4 bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, gây mưa ở nhiều khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND