--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
07:27 | 25/05/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới?

Trong đám cưới của một dân tộc thiểu số, em gái chú rể sẽ dắt con ngựa hồng đến đón chị dâu về nhà chồng chứ không phải chú rể đi đón dâu.    
Cà phê là đặc sản của tỉnh nào? Sóc Bom Bo ở tỉnh nào? Bưởi Năm Roi là đặc sản của tỉnh nào?

Dân tộc có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới

Hỏi:

Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới?

A. Dân tộc Thái

B. Dân tộc Bố Y

C. Dân tộc Giáy

D. Dân tộc Nùng

Đáp án:

B. Dân tộc Bố Y

Bố Y (tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia) là một trong những dân tộc có dân số ít nhất Việt Nam. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, cộng đồng này có 2.273 người, sống tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang.

Cộng đồng dân tộc Bố Y có nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật nhất là phong tục cưới - chú rể không bao giờ đi đón cô dâu. Theo cuốn Tìm về cội nguồn văn hóa núi (nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, năm 2014), trong lễ cưới của người Bố Y, cô dâu sẽ được em gái của chú rể đem một con ngựa hồng đẹp mã đến đón về nhà chồng. Cô dâu chỉ được gặp chú rể khi bước vào nhà chồng, cả hai làm lễ tạ ông bà tổ tiên, thần linh, ma tốt...

Theo quan niệm của người Bố Y, khi cô dâu đến cổng nhà chồng, bố mẹ, anh, chị, em ruột của chú rể phải tránh mặt không được nhìn cô dâu để tránh vận xui cho người con mới. Cô dâu đứng trước bàn lễ vật, thầy cúng đọc bài cúng và để cỏ ngô ra sau vạt áo của cô dâu rồi cho ngựa ăn luôn. Nghi thức này vừa hàm nghĩa cảm ơn con ngựa đã phục vụ cô dâu, vừa để diệt ma theo gấu áo cô dâu về nhà chồng.

Trước lễ cưới, người Bố Y cũng thực hiện các nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi. Khi đôi trẻ có tình ý, gia đình nhà trai sẽ nhờ bà mối đến nói chuyện với nhà gái. Nếu thuận tình, nhà gái gửi tặng nhà trai chục trứng gà nhuộm đỏ rồi cho mượn lá số của cô gái để thầy cúng so tuổi, chọn ngày tổ chức đám hỏi, đám cưới.

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi
Dân tộc Bố Y (Ảnh: Thanh tra).

Con vật linh thiêng nhất với người Bố Y

Hỏi:

Con vật nào là linh thiêng nhất với người Bố Y?

A. Con trâu

B. Con ngựa

C. Con gà

D. Con bò

Đáp án:

A. Con trâu

Người Bố Y bao đời nay có truyền thống làm lúa nước và con trâu là "người bạn" không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của cộng đồng. Họ coi trâu là con vật linh thiêng, không bao giờ giết, ăn thịt, thậm chí còn tổ chức lễ cúng để tạ ơn loài vật này - Tết Sử Giề Pà.

Theo truyền thuyết của người Bố Y, con trâu là sứ giả được Ngọc Hoàng giao xuống trần gian giúp đỡ con người làm nông nghiệp. Vào ngày 8/4 - được cho là ngày trâu xuất hiện ở bản làng Bố Y - người dân sẽ làm lễ tạ ơn trâu. Trong nghi lễ này, người dân sẽ làm một chiếc đầu trâu nặn bằng xôi bảy màu, có đôi sừng dài tượng trưng cho con trâu trưởng thành khỏe mạnh. Mâm lễ có thêm trứng nhuộm phẩm đỏ, gà luộc nguyên con, rượu, chè, hương, tiền...

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi
Lễ tạ ơn trâu (Ảnh: VOV).

Hỏi:

Người Bố Y ở trong ngôi nhà như thế nào?

A. Nhà rông

B. Nhà trệt

C. Nhà sàn

D. Nhà tầng

Đáp án:

C. Nhà sàn

Nhà ở của người Bố Y là nhà trệt, nền đất, ba gian, mái lợp ngói ống hoặc gianh, bên trong có gác lửng chứa lương thực và chỗ ngủ của người con trai chưa có vợ. Theo Tìm về cội nguồn văn hóa núi, người Bố Y theo hình thức gia đình nhỏ, phụ quyền. Con gái không được ngủ ở gian giữa mà chỉ được nằm ở gian bên. Giữa nhà là nơi để bàn thờ tổ tiên, bên cạnh là chỗ ngủ của gia trưởng.

Bàn thờ của người Bố Y có 3 bát hương, giữa là bát thờ trời, một bên thờ Táo công, một bên thờ tổ tiên. Gần bàn thờ, người dân đặt lư hương thờ thổ địa. Mỗi xóm Bố Y có một miếu thờ thổ thần tín ngưỡng chung của xóm.

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi
Di sản văn hóa phi vật thể của người Bố Y được Nhà nước công nhận là Thơ ca dân gian, phong tục tập quán, tri thức dân gian trong canh tác sản xuất nông nghiệp.

Hỏi:

Trang sức của phụ nữ Bố Y thường có hình 2 con bướm dính liền vào nhau. Nó có ý nghĩa gì?

A. Gắn với sự tích truyện tình đôi uyen ương hóa bướm

B. Cầu mong sẽ có người bạn đời gắn bó trăm năm

C. Biểu tượng về tình yêu đôi lứa

D. Không có nghĩa gì

Đáp án:

A. Gắn với sự tích truyện tình đôi uyen ương hóa bướm

Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, người Bố Y có nguồn gốc từ các tỉnh Quý Châu, Vân Nam (Trung Quốc), di cư sang Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 19.

Đời sống văn hóa của cộng đồng này, do đó có một số nét ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Ví dụ câu chuyện tình yêu hóa bướm nổi tiếng của Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, trở thành đề tài để chế tác trang sức cho phụ nữ Bố Y. Những vòng bạc, cúc áo hình đôi bướm dính liền nhau là mô phỏng lại chuyện tình này.

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi
Trang phục của người Bố Y (Ảnh: Youtube).

Món ăn không thể thiếu trong mâm lễ của người Bố Y

Hỏi:

Món ăn nào không thể thiếu trong mâm lễ của người Bố Y?

A. Xôi 5 ngũ sắc

B. Xôi nếp nương

C. Xôi nếp cẩm

D. Xôi 7 màu

Đáp án:

D. Xôi 7 màu

Theo cuốn Tìm về cội nguồn văn hóa núi, người Bố Y có đời sống văn hóa tâm linh phong phú với nhiều lễ hội (lễ cơm mới, lễ lên nhà mới...) và lễ tết (nguyên đán, rằm tháng giêng, hàn thực, đoan ngọ, rằm tháng 7...). Đây là dịp cả cộng đồng cùng nhau vui vẻ, tổ chức các nghi lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu lộc, cầu tài.

Mâm lễ cúng trong các dịp này không thể thiếu xôi bảy màu, được làm từ những hạt gạo nếp nương nhuộm màu - sản phẩm chính trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây.

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi
Xôi 7 màu (Ảnh: Du lịch).

Xem thêm

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi Tỉnh nào được gọi là “vựa dầu mỏ“ lớn nhất Việt Nam?

Với bờ biển dài hàng trăm km, tỉnh này có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Việt Nam, phát triển mạnh ngành khai thác dầu ...

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi Tỉnh nào trồng nhiều vú sữa nhất Việt Nam?

Vú sữa được người Việt Nam sử dụng từ hàng trăm năm trước. Loại trái cây này hiện có rất nhiều giống như vú sữa ...

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi Tỉnh nào trồng nhiều cọ nhất cả nước?

Tỉnh này sở hữu hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, trồng nhiều cọ nhất cả nước và có nhiều ...

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm ở tỉnh nào?

Đây là một tỉnh miền núi phía Bắc, có những con đèo cao hiểm trở, dòng sông lớn nhất nhì cả nước chảy qua. Nơi đây ...

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải thuộc tỉnh nào?

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (1956-1964) phía bờ Bắc của tỉnh này với những khẩu hiệu thể hiện khát vọng thống nhất Tổ quốc. ...

dan toc nao co tuc le chu re khong di don co dau trong ngay cuoi Cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh nào?

Những danh lam thắng cảnh như: Cố đô Hoa Lư, Quần thể danh thắng Tràng An, chùa Bãi Đính… đều thuộc tỉnh này.

Nguyễn Trang
Nguồn:

Tin bài liên quan

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2.
Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn.

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi chấm dứt chiến tranh

Ngày 11/5, trong buổi đọc kinh Truyền tin Chủ nhật đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Leo XIV đã phát đi lời kêu gọi mạnh mẽ “Đừng để chiến tranh xảy ra nữa” trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024