--> -->
Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:02 | 17/03/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đặt mục tiêu xuất khẩu macca đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050

Đề án phát triển bền vững macca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản này đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050.
Ngành tôm phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD trong năm 2022 Ngành tôm phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD trong năm 2022
Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đề xuất dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng bền vững Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) đề xuất dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng bền vững

Ngày 15/3, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 344/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển bền vững macca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu macca đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050

Mục tiêu là phát triển macca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước.

Đề án phấn đấu sản lượng macca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt vào năm 2030, khoảng 500.000 tấn hạt vào năm 2050.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm macca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050, trong đó tỷ lệ sản phẩm macca nguyên vỏ không vượt quá 40%.

Phát triển macca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững | Báo Công Thương
Phấn đấu phát triển macca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững - Ảnh minh họa.

Theo định hướng, quy mô diện tích trồng phấn đấu tổng diện tích macca cả nước đạt từ 130.000-150.000ha vào năm 2030, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000-95.000ha, chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000ha, chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây macca (khoảng 10.000ha), được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương xác định quy mô và địa điểm cụ thể trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng, năng lực đầu tư, quỹ đất, hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và nhu cầu thị trường.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá hiệu quả phát triển macca giai đoạn 2021-2030, sẽ định hướng cụ thể về quy mô diện tích và vùng trồng macca đến năm 2050, phấn đấu đạt khoảng 250.000ha.

Về cơ sở chế biến, đến năm 2030 khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến macca gắn với vùng trồng nguyên liệu tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; nâng cấp 65 cơ sở sơ chế, chế biến hiện có, xây dựng mới khoảng 300-400 cơ sở sơ chế, chế biến, công suất mỗi cơ sở từ 100-200 tấn hạt/năm; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng khoảng 8 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm macca có giá trị cao, công suất mỗi cơ sở từ 10.000-15.000 tấn hạt tươi/năm tại những địa phương có điều kiện thuận lợi.

Xây dựng vùng trồng macca tập trung

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất macca thông qua cầu nối hợp tác xã và tổ hợp tác xây dựng vùng trồng macca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng macca từ trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Các nhà khoa học hỗ trợ các địa phương nghiên cứu vùng trồng macca thích hợp cho từng dòng/giống; chuyển giao khoa học công nghệ từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và chế biến sản phẩm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm macca

Để phát triển thị trường tiêu thụ, giải pháp đặt ra đối với thị trường trong nước, các địa phương cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm macca, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm macca.

Đối với thị trường xuất khẩu, các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, Hiệp hội macca Việt Nam và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ rào cản thương mại; tập trung thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nhân và hạt macca nguyên vỏ, các sản phẩm macca chế biến sâu vào thị trường các nước.

WB thúc đẩy dự án Phát triển tích hợp thích ứng và môi trường bền vững tại Bình Định WB thúc đẩy dự án Phát triển tích hợp thích ứng và môi trường bền vững tại Bình Định
Ngày 25/2, UBND tỉnh Bình Định đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới (WB) do bà Carolyn Turk - Giám đốc WB tại Việt Nam dẫn đầu, xung quanh việc thực hiện dự án Phát triển tích hợp thích ứng - tỉnh Bình Định và dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên hải - Tiểu dự án TP Quy Nhơn.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phục hồi nhanh, phát triển bền vững Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phục hồi nhanh, phát triển bền vững
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, "trách nhiệm với Việt Nam, yêu Việt Nam và hiểu Việt Nam", nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phục hồi nhanh, phát triển bền vững trong bối cảnh "bình thường mới".
Đông Phong
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nhiều tiềm năng hợp tác về nông sản, thực phẩm giữa doanh nghiệp Việt - Trung

Nhiều tiềm năng hợp tác về nông sản, thực phẩm giữa doanh nghiệp Việt - Trung

Việt Nam có lợi thế về khí hậu nhiệt đới, tài nguyên phong phú, lao động trẻ và hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng. Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng thế mạnh trên để kết nối chuỗi cung ứng, đầu tư sản xuất, chế biến - xuất khẩu nông sản và thực phẩm với tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), đặc biệt là thành phố Quảng Nguyên.
Nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu trong thời gian Mỹ tạm hoãn thuế

Nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu trong thời gian Mỹ tạm hoãn thuế

Việc Mỹ tạm hoãn áp mức thuế đối ứng 46% trong vòng 90 ngày mở ra cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh đàm phán và tăng tốc xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường biến động, các kịch bản thuế quan từ phía Mỹ đòi hỏi các giải pháp đồng bộ từ cả cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp để bảo đảm duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ không ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực

Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu từ Mỹ không ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực

Nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng nông sản từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/3. Việc này có ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực hay không? Chuyên gia kinh tế Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Quốc gia Trung Quốc Vương Liêu Vệ đã đưa ra phân tích về vấn đề này...

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Nhờ ứng dụng công nghệ 4.0 cùng thời tiết thuận lợi, vụ vải năm 2025 tại Trung Quốc đã đạt sản lượng kỷ lục. Các vùng trồng vải trọng điểm như Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây đều ghi nhận sản lượng tăng mạnh. Nhờ được mùa và hệ thống logistics phát triển, giá vải giảm sâu, giúp người tiêu dùng Trung Quốc có thể dễ dàng thưởng thức loại trái cây yêu thích này với mức giá phải chăng.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới