--> -->
Trang chủ Hữu nghị Bốn phương kết bạn
06:57 | 29/11/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Dấu mốc mới trong lịch sử Hội đồng Hòa bình thế giới

Đại hội lần thứ 22 Hội đồng hoà bình thế giới (Hội đồng) đã thành công tốt đẹp. Qua đó định hướng chiến lược và chương trình hành động thiết thực cho Hội đồng trong thời gian tới. Với vai trò chủ nhà của sự kiện, Việt Nam đã thể hiện rõ nét vai trò thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực cho hoạt động của Hội đồng nói riêng và phong trào hoà bình thế giới nói chung.
Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Pallab Sengupta: Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Pallab Sengupta: "Đến Việt Nam tôi cảm thấy như về nhà"
“Hành trang trở về là sứ mạng hòa bình từ Đại hội lần thứ 22 của Hội đồng” “Hành trang trở về là sứ mạng hòa bình từ Đại hội lần thứ 22 của Hội đồng”

Hoàn thành chương trình nghị sự đề ra

Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ gần 50 quốc gia, trong đó có đại biểu đại diện các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đến từ các tổ chức có quan hệ hữu nghị và hợp tác với Hội đồng Hòa bình Thế giới như: Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Thế giới, Liên đoàn Thanh niên dân chủ Thế giới, Liên đoàn các tổ chức Công đoàn Thế giới, Liên đoàn Hội Luật gia dân chủ Thế giới.

Đây là sự kiện đối ngoại đa phương quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, hình ảnh của Việt Nam nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng. Đại hội là dịp để Việt Nam tuyên truyền quan điểm, đường lối đối ngoại của Việt Nam; thúc đẩy đoàn kết quốc tế, tiếp tục nỗ lực đóng góp vào phong trào chung của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng Huân chương Hữu nghị cho tập thể Hội đồng Hòa bình thế giới (Ảnh: Thu Hà).
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng Huân chương Hữu nghị cho tập thể Hội đồng Hòa bình thế giới (Ảnh: Thu Hà).

Sự kiện cũng là dịp để Việt Nam bày tỏ tấm lòng tri ân đối với sự ủng hộ và đóng góp của Hội đồng và các tổ chức thành viên đối với Việt Nam trong suốt những năm qua và đặc biệt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng và bạn bè quốc tế đối với các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Sau 6 ngày làm việc tích cực và hiệu quả (21-26/11/2022), Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới đã thành công tốt đẹp, hoàn thành chương trình nghị sự đề ra như: thông qua Tuyên bố chính trị, bầu Ban chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới nhiệm kỳ mới, tổ chức thành công Hội nghị Hòa bình Hà Nội...

Tuyên bố chính trị của Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới thể hiện thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm, nỗ lực tăng cường đoàn kết, tăng cường tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới để tiếp tục đấu tranh vì hòa bình, công lý, dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững, chống lại chiến tranh, chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

Dấu mốc mới trong lịch sử Hội đồng Hòa bình thế giới
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Thu Hà)

Thông điệp này còn gửi đi một quyết tâm mạnh mẽ của các lực lượng hòa bình và tiến bộ: "Chung tay đấu tranh vì phát triển bền vững, thúc đẩy các nỗ lực bảo vệ hành tinh; bảo vệ, xây dựng một tương lai tốt đẹp cho các thế hệ mai sau".

Với sự đồng thuận tuyệt đối, Ban chấp hành nhiệm kỳ mới đã bầu ông Pallab Sengupta - Tổng thư ký Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ - làm Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới. Đồng thời, ông Athanasios Pafilis tiếp tục được bầu làm Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình thế giới, ông Iraklis Tsavdaridis được bầu vào vị trí Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình thế giới. Ban chấp hành nhiệm kỳ mới cũng bầu nhân sự cho 5 vị trí phó chủ tịch đại diện cho các khu vực, 13 thành viên Ban Thư ký.

Trong những ngày làm việc ở Hà Nội và Quảng Ninh, các đại biểu đã mang đến Việt Nam tình cảm đoàn kết, có những ý kiến phát biểu, góp ý sâu sắc về tình hình hòa bình thế giới và khu vực. Các đại biểu cũng chứng kiến những đổi thay tích cực của Việt Nam - từ một đất nước trải qua thời gian dài chiến tranh đau thương nay đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu (Ảnh: Thu Hà).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu (Ảnh: Thu Hà).

Các đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành nhiều thời gian trao đổi với các đại biểu; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc Đại hội; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cũng dành thời gian trao đổi, tiếp xúc với các đại biểu.

Trong khuôn khổ Đại hội, các đại biểu đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm quan trụ sở Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, thăm vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh...

Sứ mạng hòa bình và kỷ niệm đẹp về đất nước, con người Việt Nam

Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới bế mạc, song tình cảm, ấn tượng về một Việt Nam thân thiện, hiếu khách, yêu chuộng hòa bình, về những thành tựu sau 36 đổi mới của Việt Nam vẫn còn mãi. Ông Uông Chu Lưu - nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói: “Hành trang trở về của các đại biểu sẽ có sứ mạng hòa bình từ Đại hội lần thứ 22 của Hội đồng Hòa bình thế giới cùng những kỷ niệm đẹp về đất nước, con người Việt Nam”.

Qua trao đổi, tiếp xúc, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo của Việt Nam từ khâu nội dung, hậu cần, sự phối hợp với Ban Thư ký Hội đồng Hòa bình Thế giới, với các vị lãnh đạo Hội đồng. Tất cả những điều này đã tạo nên một không khí chân thành, cởi mở, tích cực để các đại biểu có thể chia sẻ được suy nghĩ, đề xuất sáng kiến, là cơ hội rất quý để các đại biểu có thêm hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.

Dấu mốc mới trong lịch sử Hội đồng Hòa bình thế giới
Ban chấp hành nhiệm kỳ mới ra mắt Đại hội. (Ảnh: Trường Hùng)

Theo ông Carlos Ron, Chủ tịch Viện Nghiên cứu về Hòa bình và Đoàn kết Venezuela (ISB), từ một quốc gia trải qua chiến tranh, Việt Nam không những đã trở thành một quốc gia độc lập, mà còn là một quốc gia với một con đường phát triển mới, hướng tới sự thịnh vượng, tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn.

Ông Carlos Ron cho biết, những thành công trong việc thực hiện các chính sách của Việt Nam với định hướng xã hội chủ nghĩa đang cho thế giới thấy rằng chủ nghĩa xã hội có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của người dân.

Tổng Thư ký Hội đồng Hòa bình Bangladesh Hasan Tarique Chowdhury đề cao những tiến bộ của Việt Nam nhờ tiến hành công cuộc đổi mới và áp dụng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa; cho rằng những tiến bộ của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội, trao quyền cho phụ nữ là bài học cho các quốc gia đang phát triển trong khu vực như châu Á, châu Phi cùng học hỏi...

Theo ông Ganim Gazawi, thành viên Ban điều hành Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Israel (PSCI), Việt Nam - đất nước hòa bình, là nơi ông mong được đến từ rất lâu. Bày tỏ sự khâm phục người dân Việt Nam, những người anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, ông Ganim Gazawi cho rằng, đất nước Việt Nam anh hùng trong cả quá khứ lẫn hiện tại, đang phát triển ngày một rực rỡ, trở thành bài học kinh nghiệm sâu sắc cho phong trào hòa bình trên thế giới.

Còn với bà Socorro Gomes Coelho, nguyên Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, Việt Nam đã phát triển thành quốc gia năng động và phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Những thành tựu này càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh Việt Nam từng trải qua nhiều cuộc kháng chiến giành độc lập và hòa bình.

Các đại biểu vui mừng gặp các cháu học sinh khi tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Ảnh: Huyền Nhung).
Các đại biểu vui mừng gặp các cháu học sinh khi tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Ảnh: Huyền Nhung).

"Việt Nam là nguồn cảm hứng và là người bạn tốt của các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và hòa bình trên thế giới. Chúng tôi dành sự tôn trọng, ngưỡng mộ và sẽ đồng hành cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam", bà nói.

Cũng theo nguyên Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, Việt Nam có sự ủng hộ từ quốc tế và có kinh nghiệm trong việc tập hợp, đoàn kết các lực lượng cùng ngăn chặn chặn chiến tranh. Vì vậy, Việt Nam là đối tác quan trọng của Hội đồng Hòa bình thế giới. Cộng đồng người Việt yêu chuộng hòa bình là bộ phận thiết yếu của cộng đồng vì hòa bình quốc tế và của tổ chức Hội đồng Hòa bình thế giới. Thông qua cộng đồng này, bà tin tưởng Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới.

Dấu mốc mới trong lịch sử Hội đồng Hòa bình thế giới
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại vịnh Hạ Long (Ảnh: Trường Hùng).

Với tân Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Pallab Sengupta, Việt Nam đã trở nên thân thuộc. Ông chia sẻ: "Mỗi lần đến Việt Nam, tôi cảm thấy như về nhà". Sự kiện Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới tổ chức tại Việt Nam, theo ông Pallab Sengupta, là sự ghi nhận thực tế vị trí, vai trò quan trọng của Việt Nam trong phong trào hòa bình thế giới, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, tích cực của cộng đồng quốc tế.

"Chúng ta đang sống trong một thế giới với nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển. Mục tiêu của Hội đồng Hòa bình thế giới là chung tay hành động, không phân biệt tư tưởng, quan điểm chính trị, tôn giáo để tiến tới hòa bình và phát triển toàn cầu", ông Pallab Sengupta nhấn mạnh.

"Thành công của Đại hội là thông điệp bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước", Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói.

Ra mắt Ban chấp hành mới Hội đồng Hòa bình thế giới Ra mắt Ban chấp hành mới Hội đồng Hòa bình thế giới
Ngày hội của tình đoàn kết quốc tế và yêu chuộng hòa bình Ngày hội của tình đoàn kết quốc tế và yêu chuộng hòa bình
Thành Luân
Nguồn:

Đọc nhiều

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, bao dung và phát triển bền vững

Bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết, bao dung và phát triển bền vững

Ngày 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về hòa bình, đoàn kết và vai trò của Phật giáo trong phát triển bền vững toàn cầu.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024