--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
08:52 | 18/04/2019 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Dấu tích “hoang đảo” Mai An Tiêm

Vùng đất Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đầy những nét đầy thơ mộng và… phiêu lưu. Nơi đây là mang truyền thuyết về hoang đảo Mai An Tiêm “khai sinh” ra dưa hấu, có động Từ Thức nơi chàng theo nàng Giáng Hương lên tiên.
dau tich hoang dao mai an tiem Đi Quan Lạn có gì hay?
dau tich hoang dao mai an tiem Thăm lại nhà công tử Bạc Liêu và thưởng thức mĩ vị lạ lùng của xứ đờn ca tài tử
dau tich hoang dao mai an tiem Trải nghiệm khó quên ở đảo Bạch Long Vĩ: hòn đảo xa nhất Vịnh Bắc Bộ

Nga Sơn còn nổi tiếng với chiếu cói, rượu nếp, thịt dê ủ trấu, rêu đá, gỏi nhệch, ốc núi…

Dấu xưa

Xã Nga Phú, theo truyền thuyết xưa kia là hoang đảo nơi gia đình Mai An Tiêm sinh sống. Dù là truyền thuyết và đã quá đỗi xa xưa, nhưng có đến đây mới cảm nhận được hình như truyền thuyết vẫn còn lẩn khuất, ẩn hiện đâu đây. Dưới chân núi Mai An Tiêm có thể bắt gặp cặp vợ chồng đang xới đất làm cỏ cho đậu phộng, những tưởng như vợ chồng Mai An Tiêm xưa đang chăm dưa hấu. Cũng dưới chân núi Mai An Tiêm, bên vách núi là ngôi nhà nhỏ nằm nép mình cùng những khóm cây, bên kia hồ nước đàn trâu đang nhẩn nha gặm cỏ… Một khung cảnh yên bình đến lạ kỳ cứ như thời của Mai An Tiêm.

Nhà ông Hoàng Văn Điện ở ngay dưới chân núi Mai An Tiêm. Ông cho biết làng ông xưa gọi là Nhân Sơn, bây giờ là xóm 1, xã Nga Phú. Ông Điện đi vào lòng núi, nơi chân núi bị “ăn” lõm vào sâu bên trong. Ông cho rằng, mặc dù là truyền thuyết nhưng vẫn có những cái thực tế còn hiển hiện khiến người đời phải tin là có thật, như có đền thờ Mai An Tiêm bên chân núi.

Dưới chân núi Mai An Tiêm, không như các núi bình thường khác, chân núi này bị lõm vào sâu như dấu tích núi bị sóng biển đánh vào bào mòn. Đặc biệt, dưới chân núi có vỏ hàu, từng dấu tích cho thấy trước nơi đây là biển - đảo. Không nói đâu truyền thuyết xa xôi, thời cụ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ chưa khai hoang lấn biển thì vùng đất Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) giáp với xã Nga Phú còn là vùng đất hoang, biển vẫn nằm sâu bên trong.

Cách đây mấy năm, có một dự án của tỉnh Thanh Hóa triển khai đào hồ men theo chân núi để phục vụ đua thuyền dịp lễ hội đền Mai An Tiêm, nhưng đang đào dở dang thì dừng. Bây giờ, ông Điện tận dụng hồ đào dở để nuôi vịt, còn khoảng đất trống ông và một số gia đình khai hoang trồng chuối, lạc…

dau tich hoang dao mai an tiem
Đền Mai An Tiêm (Ảnh: Duy Cường).

Đất thiêng

Quanh núi Mai An Tiêm có nhiều điều kỳ bí và kỳ thú. Nơi chân núi bị lõm, mõm nhô ra như đầu rùa; nơi kia là hang đá với cây đa cổ thụ. Đền thờ Mai An Tiêm nằm dưới chân núi cũng mang tên Mai An Tiêm. Ông Đặng Văn Thiết, chủ nhang đền đã 15 năm, chậm rãi kể lại truyền thuyết con dân ta ai cũng biết. Mai An Tiêm là con nuôi Vua Hùng thứ 17, được vua gả con gái. Chỉ vì có kẻ ganh ghét khiến Mai An Tiêm bị vua hiểu nhầm, đày cả nhà ra hoang đảo. Tại đây, một loài chim lạ đã đánh rơi hạt dưa hấu xuống và Mai An Tiêm nhặt được đem gieo trồng, nuôi sống gia đình nơi hoang đảo. Sau đó Mai An Tiêm thả trôi một số trái dưa hấu vào đất liền, có người đem dâng lên vua và về sau được vua đón về.

Tương truyền, ngôi đền thờ Mai An Tiêm được dựng ngay trên nền ngôi nhà trên hoang đảo của ngài. Nghe kể lại, đền ngày xưa được dựng bằng gỗ, đá, sau bằng gạch với quy mô nhỏ. Đền xưa được xây theo kiểu “cuốn gạch” mái vòm như cầu vồng. Qua bao biến thiên, đền bị hư hỏng nặng. Đến năm 2008, đền được phục dựng như bây giờ. Hàng năm, từ ngày 12 đến 15-3 Âm lịch, lễ hội đền Mai An Tiêm lại được mở, thu hút hàng ngàn người từ mọi nơi đến tham dự.

Qua chiêm nghiệm của ông Thiết, mảnh đất nơi đặt đền thờ Mai An Tiêm là đất thiêng, đất lành. Đền là chốn linh thiêng nên nhiều người từ khắp nơi về cầu an, cầu duyên, cầu sức khỏe, cầu tự… Trước đây, ở khu vực trước đền là bãi dưa hấu, nhưng sau phải bỏ để mở rộng sân đền, thuận tiện cho không gian mùa lễ hội. Ngay phía sau đền là thung lũng Mai An Tiêm, tương truyền trước đây là vườn dưa của gia đình. Trong quy hoạch làm dự án phát triển du lịch, người ta cũng đã tính trồng dưa hấu bên trong thung lũng, nhưng do đất bây giờ là đất thịt, nguồn nước tưới hiếm nên không thể trồng được. Hiện nay người ta chuyển sang trồng bạch đàn, keo…

Đảo dưa không còn dưa

Dưa hấu là phải trồng trên đất cát pha, đất màu, trong khi phần lớn đất của xã là đất thịt. Ở huyện Nga Sơn dưa hấu chỉ trồng được ở các xã Nga An, Nga Yên, Nga Giáp… Vậy nên mới có chuyện, lễ hội đền Mai An Tiêm có phần thi khắc chữ trên dưa hấu, nhưng “cái nôi” của dưa hấu phải đi mua ở nơi khác về để tập và thi!

Hiện Nga Phú có 770ha diện tích tự nhiên, trong đó có 350ha lúa, 20ha cói. Nhưng để làm nông ở vùng đất này thật cực nhọc vì ở vùng nước lợ, muốn có nước ngọt phải lấy từ trạm bơm Xa Loan cách khoảng 20km. Từ năm 2011, xã đã tiến hành đắp đập đất trên sông Càn để ngăn mặn, giữ ngọt. Cứ khoảng tháng 12 năm này đắp đập để giữ ngọt, ngăn mặn và đến tháng 7, tháng 8 năm sau lại phá đập để phòng tránh lũ. Mặc dù có chủ động được nguồn nước nhưng mỗi năm phải tốn khoảng 500 triệu đồng cho việc đắp và phá đập này.

Phần lớn người dân Nga Phú bây giờ không còn mặn mà với nông nghiệp. Tính ra 1 sào ruộng làm 6 tháng, trừ chi phí nếu còn lời cao lắm chỉ khoảng 600.000 đồng, trong khi đi làm công nhân bình quân cũng được 4-5 triệu đồng/người/tháng. Người dân bỏ ruộng nhiều, cán bộ xã rất vất vả trong việc vận động, dân không bỏ hoang đất.

Sau khi chuyển đổi đưa một số loại cây công nghiệp ngắn ngày khác vào thâm canh sản xuất cho năng suất cao. Cây dưa hấu đã không cạnh tranh được với các loại cây này nên người dân đã không chọn để trồng. Cũng một phần do trên thị trường có nhiều loại dưa hấu khác cạnh tranh làm cho giá cả giảm xuống khiến người dân trồng dưa bị thua lỗ rồi bỏ không trồng dưa.
dau tich hoang dao mai an tiem Buổi sáng ở chợ phiên Ma Lé
dau tich hoang dao mai an tiem Sản vật vô giá ở miền Trung: Tất cả là của Bà!
dau tich hoang dao mai an tiem 3 thế hệ cùng làm sạch bãi biển
Theo Sài Gòn giải phóng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
Thanh Hóa: Trường THCS Vân Sơn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy năm học 2024-2025

Thanh Hóa: Trường THCS Vân Sơn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy năm học 2024-2025

Được thành lập năm 1965, trải qua quãng thời gian dài khó khăn về cơ sở vật chất, đến nay, Trường THCS Vân Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã có sự chuyển mình. Năm học 2024-2025 đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, những bước tiến vượt bậc, đã và đang gặt hái được nhiều thành công đáng tự hào.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.