--> -->
e mag
“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

20:59 | 05/09/2023

Sau khi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2022 thì dường như các chiều kích để phát triển kinh tế trong vùng đã được các địa phương nhận thức lại một cách sâu sắc, đa diện với tầm nhìn xa hơn. Vậy với Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm kế bên thủ đô, sẽ tận dụng những lợi thế do Nghị quyết này đưa lại thế nào và trong tâm thế ra sao? Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề trên.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

Sau khi Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2022 thì dường như các chiều kích để phát triển kinh tế trong vùng đã được các địa phương nhận thức lại một cách sâu sắc, đa diện với tầm nhìn xa hơn. Vậy với Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm kế bên thủ đô, sẽ tận dụng những lợi thế do Nghị quyết này đưa lại thế nào và trong tâm thế ra sao? Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Hoàng Thị Thuý Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về chủ đề trên.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Thưa bà, phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là chiến lược mà Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra trong Nghị quyết 30-NQ/TƯ (tháng 11 năm 2022), và mới đây Hội đồng điều phối vùng đã họp lần thứ nhất dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Là địa phương trong vùng, Vĩnh Phúc nhận thức thế nào về những cơ hội phát triển mới mở ra từ sau khi cơ chế vùng hình thành?

- Trước tiên phải khẳng định ngay là chiến lược phát triển 6 vùng kinh tế trên toàn quốc, mà vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong số đó, của Bộ Chính trị là hết sức đúng đắn, kịp thời và đặc biệt phù hợp với bối cảnh hiện nay. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng ĐBSH, cũng là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nên việc Trung ương ban hành Nghị quyết 30-NQ/TƯ có một ý nghĩa rất lớn và toàn diện với sự phát triển của tỉnh.

Như chúng ta đều biết, trong bối cảnh các nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu không có sự liên kết, phối hợp thì rất khó có thể tạo ra giá trị cộng hưởng để cùng bứt phá. Với vùng ĐBSH, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “đây luôn luôn là địa bàn cốt lõi của vùng Thủ đô, có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại” thì việc xây dựng một mô hình phát triển có tính gắn kết chiến lược càng có ý nghĩa từ phương diện động lực cho đến tương lai phát triển chung. Do đó với Vĩnh Phúc, trên cơ sở Nghị quyết 30-NQ/TƯ, tỉnh sẽ tận dụng tối đa độ mở để kết hợp cùng 2 tuyến hành lang kinh tế và 5 hành lang công nghiệp qua đó phát huy thế mạnh sẵn có của tỉnh để phát triển.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Tại cuộc họp Hội đồng điều phối vùng lần thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ có nêu yêu cầu các địa phương phải hoàn thiện quy hoạch tỉnh trong quý III năm nay để làm cơ sở cho các hoạt động khác, thưa bà, quy hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt của Vĩnh Phúc đề cập thế nào đến lộ trình triển khai Nghị quyết 30-NQ/TƯ?

- Quy hoạch của tỉnh đương nhiên phải có sự gắn kết chặt chẽ với việc triển khai Nghị quyết 30-NQ/TƯ. Như tôi đã nói ở trên, khi đặt Vĩnh Phúc trong sự liên kết phát triển vùng thì từ tư duy, phương pháp, kế hoạch, cách thức và mục tiêu phát triển đều phải được tiếp cận, hình dung và xây dựng ở một cấp độ khác.

Hiện nay chúng tôi đã dự thảo “Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Sự tích hợp Quy hoạch tỉnh với Quy hoạch phát triển vùng đòi hỏi có sự tính toán kỹ lưỡng, xác định rõ ràng, cụ thể ưu nhược điểm để qua đó phát huy được hết thế mạnh của Vĩnh Phúc. Ví dụ các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng sẽ sắp xếp thế nào, phân bổ đất đai và tài nguyên ra sao, cơ cấu kinh tế có điều chỉnh gì không, nếu điều chỉnh thì ưu tiên những mũi nhọn gì, các vấn đề như phát triển kinh tế xanh gắn kết với quy hoạch đô thị ở cấp độ nào…Tất cả những câu chuyện đó phải được bàn thảo cùng sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học với mong muốn cuối cùng là đưa ra được một quy hoạch dài hạn của Vĩnh Phúc gắn kết chặt chẽ, hài hoà với quy hoạch phát triển vùng ĐBSH.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Bối cảnh mới nên đòi hỏi tư duy và hành động không thể như cũ, thưa bà, trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, bà thấy Vĩnh Phúc trước tiên cần thay đổi những gì để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới?

- Để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới, trước hết Vĩnh Phúc cần có sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về bối cảnh hiện tại và xu thế vận động của nó. Hôm nay đã khác ngày hôm qua chứ đừng nói gì đến so sánh năm nay và năm trước, chính vì vậy, để bắt kịp xu thế thì buộc phải thay đổi cả tư duy lẫn hành động.

Vậy với Vĩnh Phúc thì những thay đổi đó là gì? Theo tôi đầu tiên là toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh phải cùng xác định rằng đây là thời cơ để đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới, và việc này không phải của riêng ngành nào hay của riêng cấp lãnh đạo nào. Tất cả phải cùng lấy mục tiêu chung là sự phát triển của tỉnh, và coi đó là động lực để làm việc. Tiếp đến là tinh thần đổi mới sáng tạo. Giờ đây, trước những đòi hỏi mới của thời cuộc thì chúng ta không thể cứ theo nếp cũ mà làm được nữa. Cần phân định rõ cái gì tốt đẹp thì kế thừa và phát triển, cái gì không phù hợp thì mạnh dạn cắt bỏ, thay đổi để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.

Ý nghĩa của sự đổi mới là ở chỗ đó, và thực sự điều này rất cần những cú huých với tất cả các cấp chính quyền. Hiện tại chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ số, những thay đổi này tác động trực diện, toàn diện đến mọi khía cạnh của đời sống chính trị-kinh tế-xã hội. Nhưng Vĩnh Phúc muốn tận dụng những yếu tố mới như khoa học công nghệ, cơ hội mới như Nghị quyết phát triển vùng ĐBSH thì phải xác định có tư duy và cách làm tương thích với cái mới. Chỉ có vậy mới tận dụng được thời cơ, không bị tụt hậu.

- Một trong những vấn đề đặt ra cho phát triển vùng là cần có cơ chế chính sách đặc thù vượt trội, thưa bà, để Vĩnh Phúc và các địa phương khác trong vùng bắt kịp nhu cầu phát triển, theo bà vùng ĐBSH đang cần ngay những cơ chế, chính sách đặc biệt nào?

- Có mấy nội dung chính ở đây cần nghiên cứu. Trước hết là cần đẩy mạnh hơn nữa cơ chế phân cấp cho tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH, điều này sẽ tăng thêm tính chủ động cho các địa phương. Thứ 2 là một số vấn đề liên quan đến đầu tư, ngân sách…cần có sự linh hoạt hơn để tăng tính hiệu quả cho việc triển khai các dự án. Hiệu quả ở đây cần được hiểu là cả về thời gian thực hiện, cả về tận dụng thời cơ cũng như xử lý triệt để những vướng mắc, tồn tại nếu phát sinh.

Tại hội nghị quán triệt Nghị quyết 30-NQ/TƯ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhấn mạnh đến ý “thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới, tạo đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng”. Đây là quan điểm phát triển có tầm nhìn xa, rất phù hợp trong tình hình hiện tại. Việc hiện nay cần làm là chúng ta cụ thể hoá định hướng được gợi mở này ra sao để trên cơ sở đó Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong vùng có được “đường băng” để cất cánh nhờ chính sách đặc thù.

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

- Bà hình dung thế nào về diện mạo Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận khi Nghị quyết 30-NQ/TƯ được thực thi một cách bài bản, hiệu quả?

- Tôi rất kỳ vọng vào những thay đổi do Nghị quyết này đưa lại. Trên thực tế việc phát triển vùng trong quá khứ cũng đã được đề cập, nhưng đây là lần đầu tiên nội dung phát triển vùng được triển khai 1 cách bài bản, lớp lang như thế này. Do đó, tất cả đều rất mong chờ một sự thay đổi với nhiều chiều kích khác nhau. Cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, tôi tin tưởng rằng các tỉnh trong vùng ĐBSH khi bỏ qua lợi ích cục bộ, cùng xác định 1 tương lai chung thì tất cả sẽ phát triển đồng đều trên nhiều bình diện, từ kinh tế, văn hoá đến an sinh xã hội, giáo dục và môi trường.

- Trân trọng cảm ơn bà!

“Đây là thời cơ đưa Vĩnh Phúc bứt phá lên một tầm cao mới”

Thực hiện: Lê Sơn

Đồ họa: Tào Đạt

Lê Sơn - Tào Đạt

Tin bài liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước ngày 15/8

Hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước ngày 15/8

Ngày 25/5, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì từ 1/3?

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì từ 1/3?

Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 được thông qua ngày 19/2/2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025 đã nêu rõ các nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã tại điều 22.

Tin mới

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Quyết liệt gỡ vướng, thúc đẩy vận tải thủy giảm chi phí logistics

Quyết liệt gỡ vướng, thúc đẩy vận tải thủy giảm chi phí logistics

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải. Công điện nhấn mạnh yêu cầu khắc phục bất cập, khai thác hiệu quả tiềm năng, giảm chi phí logistics và thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Tin khác

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới

Tổng Bí thư yêu cầu xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới: phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trùng Khánh (Trung Quốc) đề xuất hợp tác với Hà Nội về đường sắt đô thị

Trùng Khánh (Trung Quốc) đề xuất hợp tác với Hà Nội về đường sắt đô thị

Trong cuộc gặp với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, phía Trùng Khánh (Trung Quốc) đã đề xuất đồng hành cùng Hà Nội trong các dự án đường sắt, đô thị cũng như gợi mở hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như du lịch, nông nghiệp và logistics.
Bảo đảm chu đáo cho đoàn quân nhân quốc tế tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bảo đảm chu đáo cho đoàn quân nhân quốc tế tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Ngày 17/7, tại Hà Nội và Phú Thọ, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã kiểm tra công tác chuẩn bị đón, tiếp đoàn quân nhân các nước tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02/9, yêu cầu bảo đảm chu đáo, an toàn tuyệt đối.
Tổ chức FAO tìm hiểu mô hình phát triển sản phẩm OCOP tại Ninh Bình

Tổ chức FAO tìm hiểu mô hình phát triển sản phẩm OCOP tại Ninh Bình

Ngày 16/7, Đoàn công tác cấp cao của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cùng các Bộ trưởng Nông nghiệp đến từ các quốc gia châu Phi và Thái Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Bình. Chuyến thăm là cơ hội thúc đẩy hợp tác trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.