--> -->
Trang chủ Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
06:38 | 06/06/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đề xuất bổ sung nghiêm cấm nhờ người đứng tên hộ cổ phần tại ngân hàng

Đây là ý kiến của thành viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khi thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang được trình Quốc hội.
Vietcombank được chấp thuận tăng vốn lên 55.891 tỷ đồng Vietcombank được chấp thuận tăng vốn lên 55.891 tỷ đồng
Ngân hàng dự kiến sẽ tăng vốn thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 18,1%.
"Để giải quyết được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội cũng không hề đơn giản" "Để giải quyết được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội cũng không hề đơn giản"
Đó là khẳng định của ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản tại tọa đàm “Tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội” tổ chức sáng nay (31/5).

Sáng nay (5/6), Quốc hội nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) (Luật Các TCTD).

Tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, Luật Các TCTD số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD số 47/2010/QH12 (gọi chung là Luật Các TCTD) đã tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động của các TCTD, tạo cơ sở để các TCTD nâng cao chất lượng quản trị, năng lực quản trị rủi ro, tiếp cận dần với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, sau hơn 12 năm thực hiện, một số quy định của Luật Các TCTD đã không còn phù hợp cần xem xét để sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, sau 5 năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã tạo ra khung khổ pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu tạo chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu cũng như kết quả cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.

Ngày 16/6/2022, tại Nghị quyết số 63/2022/QH15, Quốc hội đã quyết định kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến hết ngày 31/12/2023 và giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD. Quy định tại Nghị quyết số 42 cần được nghiên cứu để luật hóa cũng như cần hoàn thiện thêm, khắc phục được các khó khăn, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn.

Việc xây dựng dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về TCTD; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

Đồng thời, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD; xây dựng công cụ để quản lý các TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) để bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của NHNN, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Đề xuất bổ sung nghiêm cấm nhiều hành vi

Thẩm tra về dự án luật, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Các TCTD nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 12 năm thi hành Luật Các TCTD năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng; tăng cường sự an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống các TCTD; tạo cơ chế xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các TCTD.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ dự án luật, trong đó rà soát, hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Các TCTD, Báo cáo đánh giá tác động chính sách; bổ sung thêm bảng so sánh Luật Các TCTD hiện hành và dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) kèm theo thuyết minh lý do từng nội dung sửa đổi.

Ủy ban Kinh tế khẳng định, hồ sơ dự án luật đã được cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn bị khá công phu, đầy đủ danh mục theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách thể hiện trong dự thảo luật cơ bản thống nhất với chính sách đề nghị xây dựng luật tại Hồ sơ kèm theo Tờ trình số 47/TTr-CP ngày 28/2/2023 của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Tuy nhiên, hồ sơ dự án luật chưa bảo đảm gửi đúng thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn đến hạn chế cho cơ quan thẩm tra và các đại biểu Quốc hội trong việc nghiên cứu, xem xét thấu đáo các nội dung có liên quan.

Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật Các TCTD, bảo đảm đầy đủ nội dung giao Chính phủ, giao NHNN quy định; nghiên cứu cụ thể hóa tối đa tại luật những nội dung đã rõ, đã được kiểm nghiệm và thực hiện ổn định, hiệu quả trên thực tế, phù hợp với nguyên tắc quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo luật gồm 13 chương, 195 điều; trong đó, giữ nguyên 48 điều, sửa đổi, bổ sung 144 điều và bổ sung mới 10 điều so với Luật Các TCTD hiện hành. Có ý kiến đề nghị cần bố cục lại một số chương, mục cho hợp lý hơn như chuyển Chương XI (Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu) lên trước Chương VII (Tài chính, hạch toán, báo cáo) do việc xử lý nợ xấu là một trong các hoạt động thông thường của các TCTD.

Có ý kiến cho rằng các hành vi bị nghiêm cấm được quy định rải rác tại các điều trong dự thảo luật, đề nghị cân nhắc quy định chung 1 Điều về "Các hành vi bị nghiêm cấm" tương tự như quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh Bảo hiểm; trong đó nghiên cứu bổ sung một số hành vi, như nhờ người khác đứng tên sở hữu cổ phần để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm chi phối, kiểm soát tại một TCTD; cấm nhân viên ngân hàng tư vấn bán chéo sản phẩm bảo hiểm không đúng, đủ thông tin hoặc lôi kéo, ép buộc khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm để được vay vốn, môi giới trái phiếu doanh nghiệp không đúng quy định… đang gây bức xúc dư luận hiện nay.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát Hiến pháp, 2 bộ luật, 31 luật và 16 điều ước quốc tế, tuy nhiên, dự thảo luật có nội dung liên quan đến nhiều luật khác, trong đó có một số luật đang trình Quốc hội cho ý kiến (như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản…) hoặc trình Quốc hội xem xét thông qua (như Luật Giao dịch điện tử, Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...).

Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tính khả thi, khắc phục tối đa những vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quy định của luật, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát dự thảo luật với quy định tại các luật liên quan để hoàn thiện dự thảo luật.

Ngoài ra, đề nghị tiếp tục rà soát các quy định có liên quan tại các FTA khác như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)… để bảo đảm sự tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp với các ngân hàng, các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ.... nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến mại hợp lý cho khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán.
Sau hạ lãi suất điều hành, Nhà điều hành tiếp tục bơm ròng hơn 48 nghìn tỷ đồng vào hệ thống Sau hạ lãi suất điều hành, Nhà điều hành tiếp tục bơm ròng hơn 48 nghìn tỷ đồng vào hệ thống
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 48,4 nghìn tỷ đồng thông qua kênh thị trường mở, qua đó tiếp tục hỗ trợ thanh khoản hệ thống.
Linh Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Lý do các ngân hàng Mỹ có thể bị buộc phải tăng vốn ít nhất 20%

Lý do các ngân hàng Mỹ có thể bị buộc phải tăng vốn ít nhất 20%

Mức độ tăng vốn cụ thể sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức tăng vốn cao nhất nhiều khả năng sẽ áp dụng với nhóm các ngân hàng lớn của Mỹ có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải nguyên nhân mặt bằng lãi suất năm 2022 ở mức cao

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải nguyên nhân mặt bằng lãi suất năm 2022 ở mức cao

Theo Thống đốc, việc điều hành lãi suất cần phải được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo được đại cục về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng...
PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn khỏi TPBank

PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn khỏi TPBank

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng.
Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Chuyên gia nhận định diễn biến tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hai yếu tố chính bao gồm cung – cầu ngoại tệ, đặc biệt là các dòng vốn FDI, cán cân thương mại và kiều hối và xu hướng vận động của đồng USD trên thị trường quốc tế, thể hiện qua chỉ số DXY.
Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Đọc nhiều

Nhân dân thế giới chung tay viết tiếp câu chuyện hòa bình

Nhân dân thế giới chung tay viết tiếp câu chuyện hòa bình

Đó là thông điệp của chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Tổ chức Tàu Hòa bình và hai tổ chức từng được trao giải Nobel Hòa bình - Liên đoàn Nihon Hidankyo và Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) tổ chức, ngày 30/4 tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
[Ảnh] Đại biểu Tàu Hòa bình khám phá di sản văn hóa và sắc màu Quảng Ninh

[Ảnh] Đại biểu Tàu Hòa bình khám phá di sản văn hóa và sắc màu Quảng Ninh

Ngày 30/4, chuyến hải trình lần thứ 120 của Tổ chức Tàu Hòa bình (Peace Boat), khởi hành từ Yokohama (Nhật Bản) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trong khuôn khổ chuyến dừng chân tại Việt Nam, đoàn đại biểu quốc tế đã tham quan Bảo tàng Quảng Ninh và Hội chợ OCOP 2025, trải nghiệm hành trình khám phá di sản văn hóa, lịch sử và tinh hoa ẩm thực vùng Đông Bắc.
Gắn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sứ mệnh gìn giữ hòa bình

Gắn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sứ mệnh gìn giữ hòa bình

"Văn hóa doanh nghiệp cần gắn liền với các giá trị hòa bình. Đó là yếu tố quan trọng để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, đồng thời lan tỏa và củng cố giá trị hòa bình một cách thiết thực nhất". Đó là khẳng định của ông Trần Xuân Hoàng - Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam (UBHB Việt Nam) trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời Đại.
[Ảnh] Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

[Ảnh] Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
50 năm đất nước nở hoa

50 năm đất nước nở hoa

Tròn nửa thế kỷ sau ngày toàn thắng 30/4/1975, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế nghèo nàn, hạ tầng lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động của khu vực, hội nhập sâu rộng với thế giới, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Multimedia

Xem trên
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới