--> -->
Trang chủ Quốc tế Quân sự - vũ khí
07:35 | 02/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ

Các nhà chế tạo máy bay Mỹ từng "điên cuồng" phát triển các loại máy bay quân sự với những thiết kế táo bạo, song nhiều sản phẩm của họ bị quân đội Mỹ từ chối.
Tiêm kích F-35 chặn máy bay tác chiến điện tử đối phương dễ dàng Tiêm kích F-35 chặn máy bay tác chiến điện tử đối phương dễ dàng
Tình trạng binh sĩ tự tử tăng vọt, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói gì? Tình trạng binh sĩ tự tử tăng vọt, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói gì?

Dưới đây là 5 loại máy bay kém may mắn, theo National Interest:

Convair YB-60

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ
Convair YB-60. Nguồn: Internet

Vào đầu những năm 1950, Không quân Mỹ muốn sở hữu một loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng có động cơ phản lực để vận chuyển bom nguyên tử qua khắp các đại dương.

Kết quả là YB-60, một con “quái vật” dài 52 mét ra đời sử dụng 8 động cơ phản lực J57 của Pratt & Whitney. Hai nguyên mẫu đầu tiên của máy bay này đã thực hiện chuyến bay ra mắt vào tháng 4/1952. Chiếc YB-60 có thể bay tới 4.600km với vận tốc gần 750km/h trong khi chở theo 36 tấn bom.

Ấn tượng, chắc chắn, nhưng YB-60 vẫn không ấn tượng bằng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của YB-60 là B-52 của Boeing. “Pháo đài bay” 8 động cơ B-52 có thể bay 840km/h với tầm hoạt động tới 7.200 trong khi mang 35 tấn bom.

Không quân Mỹ đã hủy bỏ chương trình thử nghiệm của YB-60 vào tháng 1/1953. Trong khi đó, tới nay những chiếc B-52 vẫn đang phục vụ.

Bell XF-109

Năm 1955, Hải quân và Không quân Mỹ đã tiếp cận Tập đoàn Máy bay Bell (BAC) với một ý tưởng táo bạo - thiết kế một máy bay chiến đấu Mach-2 (vận tốc gấp 2 lần tốc độ âm thanh) có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng. Bell đã thiết kế loại máy bay mà họ đặt tên không chính thức là XF-109.

Dài 18 mét, XF-109 có 8 động cơ phản lực J85 mạnh mẽ, gồm 4 động cơ đốt sau, trong đó hai động cơ riêng lẻ trong các nan xoay ở đầu cánh, hai động cơ không đốt sau ở thân sau và một cặp J85 phía sau buồng lái.

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ
XF-109 có thiết kế "đi trước thời đại" và không được chấp nhận vào thập niên 1950. Nguồn: Internet

Kiểu dáng cơ bản của XF-109 không khác với máy bay phản lực siêu thanh F-35B mà Lockheed Martin đã thiết kế cho Thủy quân lục chiến Mỹ 40 năm sau.

Tới năm 1967, Harrier, máy bay chiến đấu cất cánh và hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới, hiện chuyến bay đầu tiên. Harrier bay ở tốc độ cận âm (gần bằng vận tốc âm thanh)

Lockheed RB-12

Vào tháng 1/1961, nhà thiết kế máy bay của Lockheed, Kelly Johnson, đã gửi một đề xuất không mong muốn cho Không quân Mỹ. Ý tưởng của ông là sử dụng máy bay do thám A-12 bay tốc độ Mach 3 - tiền thân của chiếc “Hắc điểu” SR-71 Blackbird mang tính biểu tượng mà Kelly Johnson đã thiết kế cho CIA - và sửa đổi nó thành một máy bay ném bom chiến lược cực nhanh.

Song song với đó, Johnson cũng đang nghiên cứu một phiên bản máy bay chiến đấu F-12 trang bị tên lửa như của chiếc Lockheed A-12.

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ
Thiết kế của chiếc RB-12. Nguồn: Internet

Không quân Mỹ thích ý tưởng máy bay ném bom RB-12 Mach-3 nhưng đề xuất thiết kế thay đổi một chút, được gọi là RS-12: Khung máy bay bằng titan giống A-12 với các động cơ phản lực J58 mạnh mẽ; Thêm một radar tầm xa, phức tạp và trang bị tên lửa không đối đất có đầu đạn hạt nhân dựa trên tên lửa không đối không AIM-47 cùng loại trang bị cho F-12.

Kế hoạch dành cho RS-12 là xuyên thủng hàng phòng không Liên Xô với tốc độ Mach 3.2, bay cao 24.000 mét, và nã một quả tên lửa duy nhất từ cách xa 90km, nhằm vào mục tiêu tại một thành phố Xô viết.

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ
Máy bay trinh sát tầng cao, tốc độ cao A-12 của Không lực Mỹ. Nguồn: Internet

Bộ Quốc phòng Mỹ cuối cùng đã hủy bỏ F-12 vì lý do chi phí và cũng không tiếp tục với RS-12, vì tên lửa đạn đạo lúc đó bắt đầu thay thế máy bay ném bom có người lái.

Convair Model 49

Trong những năm 1960, Lục quân Mỹ ngày càng chán nản vì phải phụ thuộc quá lâu vào những chiếc máy bay Không quân không phù hợp cho các nhiệm vụ yểm trợ tầm gần. Các máy bay như Republic F-105 quá nhanh và quá yếu để hỗ trợ bộ binh một cách hiệu quả.

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ
Chiếc C450 của Pháp cũng có thiết kế "ngồi đuôi". Nguồn: Internet

Model 49 có vẻ ngoài kỳ lạ, nhưng Convair tin rằng đây là thiết kế hoàn hảo cho một chiếc máy bay kết hợp khả năng đặc biệt của trực thăng với một số tính năng tấn công của một phương tiện quân sự trên mặt đất.

Lockheed CL-1200

Vào cuối những năm 1960, Lockheed nhận thấy một cơ hội. Dự đoán nhu cầu trên toàn thế giới về 7.500 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến, với giá phải chăng trong thập kỷ tiếp theo, vào năm 1971, Lockheed bắt đầu đề xuất một phiên bản CL-1200 Lancer cải tiến, an toàn hơn của phiên bản F-104, tốc độ cao nhưng lại nổi tiếng khó vận hành.

Điểm danh 5 loại máy bay chiến đấu Mỹ bị Lầu Năm Góc khước từ
Chiếc CL-1200 đã được sản xuất và tham gia cuộc thi Máy bay Chiến đấu quốc tế của quân đội Mỹ. Nguồn: Internet

Bộ phận Skunk Works của Lockheed, nơi nhà thiết kế nổi tiếng Kelly Johnson vẫn phụ trách, đã mở rộng cánh và bộ thăng bằng (fin) của F-104, dịch chuyển cánh đuôi xuống thấp hơn trên thân máy bay, tinh chỉnh cửa hút động cơ, tăng thêm dung tích nhiên liệu bên trong và thay thế động cơ J79 của F-104 bằng một động cơ TF33.

Lockheed đã mang CL-1200 tham gia cuộc thi Máy bay Chiến đấu Quốc tế của quân đội Mỹ nhưng chiếc F-5E của Northrop cuối cùng đã giành chiến thắng trong cuộc thi và Lockheed đành loại bỏ thiết kế CL-1200.

Nga điều 4 máy bay chiến đấu bám theo 3 máy bay ném bom Mỹ trên biển Bering Nga điều 4 máy bay chiến đấu bám theo 3 máy bay ném bom Mỹ trên biển Bering
Chiến cơ Nga xuất kích hộ tống máy bay trinh sát Mỹ 'đi lạc' ở Biển Đen Chiến cơ Nga xuất kích hộ tống máy bay trinh sát Mỹ 'đi lạc' ở Biển Đen
Hà Linh (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

F-16 Mỹ có thể xoay xở trong hoàn cảnh 'hiểm nghèo'

F-16 Mỹ có thể xoay xở trong hoàn cảnh 'hiểm nghèo'

Theo trang National Interest, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) và hãng Lockheed Martin đã trình diễn một đội hình hỗn hợp máy bay F-16 có người lái và không người lái trong một môi trường chiến đấu mô phỏng.
Nga điều 4 máy bay chiến đấu bám theo 3 máy bay ném bom Mỹ trên biển Bering

Nga điều 4 máy bay chiến đấu bám theo 3 máy bay ném bom Mỹ trên biển Bering

Phát hiện 3 mục tiêu trên không, 2 cặp máy bay chiến đấu MiG-31 và Su-35 của lực lượng phòng không Quân khu phía Đông đã cất cánh.
Mỹ phê duyệt thương vụ tiềm năng bán các máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines

Mỹ phê duyệt thương vụ tiềm năng bán các máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines

Dù được Bộ Ngoại giao phê duyệt, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các bên đã ký kết hợp đồng hay hoàn tất đàm phán.
Lầu Năm Góc lộ 'sai sót tình báo nghiêm trọng' trong các cuộc không kích

Lầu Năm Góc lộ 'sai sót tình báo nghiêm trọng' trong các cuộc không kích

New York Times ngày 18/12 đưa tin, những tài liệu của Lầu Năm Góc mà báo này mới tiếp cận được cho thấy những “sai sót tình báo nghiêm trọng” trong các cuộc không kích của Hoa Kỳ tại Trung Đông.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đệ đơn khởi kiện Lầu Năm Góc

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đệ đơn khởi kiện Lầu Năm Góc

Cựu Bộ trưởng Mark Esper ngày 28/11 kiện Lầu Năm Góc về các hạn chế đối với phần liên quan đến thời gian làm việc dưới thời chính quyền Trump, được trích dẫn trong cuốn hồi ký của ông.
Trực thăng mới của Tổng thống Biden bị đình chỉ bay sau thử nghiệm thất bại từ Lầu Năm Góc

Trực thăng mới của Tổng thống Biden bị đình chỉ bay sau thử nghiệm thất bại từ Lầu Năm Góc

Chiếc trực thăng mới của Tổng thống Joe Biden đã bị đình bay sau một thử nghiệm thất bại của Lầu Năm Góc và hiện chưa có đảm bảo về việc khắc phục lỗi trên chiếc trực thăng này.

Đọc nhiều

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/5 tại thủ đô Vienna (Áo), Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến chiến lược trong quan hệ hợp tác phát triển công nghệ giữa hai quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác cụ thể, thiết thực trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ sinh học, an ninh mạng, công nghệ lượng tử, IoT, điện toán biên và robot học.
VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp

Mới đây, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Công văn số 8413-CV/BTCTW gửi ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, nhằm thống nhất một số nội dung về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu đề ra tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 45).

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ

Do tình hình an ninh bất ổn tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, để đảm bảo an toàn cho công dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã đưa ra khuyến cáo đến cộng đồng người Việt tại Ấn Độ.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024