--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
09:07 | 23/03/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên

Không chỉ tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các già làng, trưởng dòng họ trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn tích cực tham gia bảo vệ đường biên cột mốc.
Bảo đảm chủ quyền an ninh biên giới biển Bảo đảm chủ quyền an ninh biên giới biển
Lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương bảo đảm chủ quyền an ninh biên giới biển.
"Thiên đường hoa cỏ lau" ở cột mốc biên giới
Ở độ cao hơn 800 mét so với mặt nước biển, cột mốc 1297 hút khách đến ngắm nhìn cỏ lau nở rộ.
Kết nghĩa biên phòng: mô hình thiết thực và hiệu quả ở Điện Biên Kết nghĩa biên phòng: mô hình thiết thực và hiệu quả ở Điện Biên
Mới đây tại mốc giới số 12, biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Đồn Biên phòng Sen Thượng, tỉnh Điện Biên và Đại đội quản lý biên giới Giang Thành (Tổng trạm kiểm soát biên phòng, xuất nhập cảnh Vân Nam, Trung Quốc) tổ chức hội đàm trên thực địa nhằm đẩy mạnh và duy trì có hiệu quả cơ chế hợp tác giữa hai bên trong tình hình thực hiện nhiệm vụ kép vừa quản lý biên giới, vừa chống dịch.

Đi đầu trong công tác bảo vệ đường biên mốc giới

Sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất A Pa Chải, ông Lỳ Xuyến Phù được người dân ở bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé gọi cái tên khá thân thuộc: ông Phù A Pa Chải. Ông là người cao tuổi của bản và được người dân trong bản, xã quý mến luôn tin tưởng, nghe và làm theo những gì ông nói, ông làm.

Với ông Phù, bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới cũng đồng nghĩa với bảo vệ ngôi nhà của chính mình. Do vậy, ông đã vận động người dân trong bản ký kết tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc với chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng.

Ngoài đi tuần tra chung với Bộ đội Biên phòng, những lúc làm nương hay chăn nuôi gia súc ông và bà con trong bản thường xuyên kiểm tra khu vực đường biên, cột mốc. Với vai trò là người có uy tín, ông Lỳ Xuyến Phù còn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã cùng chung tay, góp sức cùng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị.

Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên
Hàng tuần ông Lỳ Xuyến Phù đi thăm các cộc mốc biên giới

Còn với ông Hạng Dụ Chúng ở bản Hồ Chim, xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, năm nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn là tuyên truyền viên tích cực, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới bà con trong bản; phát động người dân hăng hái thi đua lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương.

Đồng thời, ông còn phát huy vai trò của mình trong xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chống xâm canh xâm cư, hạn chế tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai, góp phần bảo vệ bình yên nơi tuyến biên giới Việt – Lào. Ông Hạng Dụ Chúng cho biết: Lúc nào chúng tôi cũng cùng bộ đội biên phòng đi vào tận cơ sở để vận động, tuyên truyền cho người dân trong bản thực hiện tốt quy chế của biên giới, không vi phạm quy chế biên giới của hai quốc gia. Ngoài lực lượng bộ đội Biên phòng thì người dân phải có trách nhiệm bảo vệ và bảo quản tốt cho các cột mốc biên giới.

Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên
Ông Hạng Dụ Chúng thường xuyên đến Đồn Biên phòng thông báo tình hình khu vực biên giới với Ban chỉ huy Đồn

Nhờ vào sự đóng góp quan trọng của những già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín như ông Lỳ Xuyến Phù, ông Hạng Dụ Chúng nên trong những năm qua, tình hình an ninh khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên luôn được giữ vững và ổn định. Bằng uy tín, tiếng nói và tinh thần nêu gương, gương mẫu của các già làng, trưởng dòng họ đã tạo nên phong trào tự nguyện tham gia vào các tổ tự quản đường biên, cột mốc của đồng bào các dân tộc khu vực biên giới.

Góp phần gìn giữ biên cương

Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg/ ngày 09/1/2015, của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, các Đồn Biên phòng đã phối hợp với UBND các xã biên giới cùng với các vị già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào đến toàn thể Nhân dân. Đồng thời, lựa chọn những tập thể, hộ gia đình, cá nhân để ký kết tham gia bảo vệ đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh thôn bản.

Đại tá Nguyễn Thanh Dịu, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cho biết: Những năm qua, các già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều già làng, người có uy tín tuổi cao, sức đã yếu, nhưng với tâm huyết của mình, các vị luôn được bà con tin yêu, quý trọng; trở thành tấm gương sáng, chỗ dựa vững chắc để đồng bào vững bước trên hành trình xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và chung tay bảo vệ an ninh biên giới quốc gia.

Điện Biên: Già làng, trưởng họ bảo vệ đường biên
Các cán bộ Đồn Biên phòng Len Su Sìn xuống bản tuyên truyên cho đồng bào dân tộc về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Việc phát huy tốt vai trò của các vị già làng trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh, đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhiều mô hình cách làm hay, thiết thực trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Sự hoạt động tích cực của các già làng, trưởng bản, người có uy tín tại các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Điên Biên đã góp phần cùng chính quyền địa phương, nhân dân ổn định an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc và bình yên.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay trên địa bàn các xã biên giới của tỉnh Điện Biên có 100 tập thể, hơn 12.900 cá nhân đăng ký tham gia tự quản 395 km đường biên; 98 tập thể, hơn 13.000 cá nhân đăng ký tự quản 146 mốc quốc giới, 10 công trình biên giới; 315 tổ tự quản với gần 2.200 thành viên đăng ký tự quản về an ninh trật tự thôn bản.
Vững lòng giữa biển xa Vững lòng giữa biển xa
Là người vợ của cán bộ kiểm ngư phải biết chăm sóc gia đình thật chu đáo để chồng mình cùng đồng nghiệp vững tin thực hiện nhiệm vụ nơi biển xa. Đó là câu nói của chị Hoàng Thị Hà Nga-vợ của anh Nguyễn Hữu Khánh Linh, Thuyền trưởng Tàu KN 364 thuộc Chi đội Kiểm ngư số 3.
"Cột mốc sống" trên Biển Đông
Ra đời với mục đích hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, những tổ biển xa đã giúp ngư dân trở nên gắn kết hơn trong mỗi chuyến ra khơi. Sự xuất hiện những tổ biển xa của ngư dân trên các ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là hành trình khai thác, đánh bắt hải sản, mà còn là hành trình của ý chí, đoàn kết, kiên cường. Họ chính là những "cột mốc sống" góp phần gìn giữ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
“Cột mốc lòng dân” nơi cực Tây Tổ quốc “Cột mốc lòng dân” nơi cực Tây Tổ quốc
Người dân vùng biên không chỉ là chỗ dựa vững chắc để cán bộ, chiến sĩ phát huy tốt vai trò nòng cốt bảo vệ biên giới mà họ còn là lực lượng quan trọng luôn sát cánh cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Duy Linh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc cuộc thi ảnh "Tự hào một dải biên cương”

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
Người có uy tín góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Người có uy tín góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Thời gian qua, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Đọc nhiều

Củng cố tổ chức, mở rộng đối tác, nâng cao hiệu quả toàn hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Củng cố tổ chức, mở rộng đối tác, nâng cao hiệu quả toàn hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Ngày 18/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin với các tổ chức thành viên ở Trung ương. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn cùng các Phó Chủ tịch Đồng Huy Cương và Nguyễn Ngọc Hùng chủ trì Hội nghị, với sự tham dự của lãnh đạo, cán bộ các ban, đơn vị thuộc Cơ quan thường trực và đại diện các tổ chức thành viên ở Trung ương.
Việt Nam tiếp nhận kỷ vật chiến tranh do Mỹ cung cấp

Việt Nam tiếp nhận kỷ vật chiến tranh do Mỹ cung cấp

Việc hoàn trả các kỷ vật thời chiến là một biểu tượng của sự hòa giải sâu sắc, giúp xoa dịu nỗi đau cho các cựu chiến binh Mỹ, Việt Nam cũng như các gia đình chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Bản hòa âm của tình hữu nghị Việt - Trung

Ngày 18/7 tại Hà Nội, chương trình “Tiếng hát hữu nghị Việt – Trung 2025” mang đến nhiều tiết mục âm nhạc do nghệ sĩ hai nước cùng thể hiện. Bằng giai điệu và lời ca, chương trình góp phần vun đắp tình hữu nghị và tăng cường gắn kết giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
Tin quốc tế ngày 18/7: Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump

Tin quốc tế ngày 18/7: Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump

Mỹ đẩy nhanh cung cấp Patriot cho Ukraine theo kế hoạch của Tổng thống Trump; Israel tấn công Nhà thờ Công giáo ở Gaza... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 18/7.
Ông Greg Norman được bổ nhiệm là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ông Greg Norman được bổ nhiệm là Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 18/7 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong đã trao Quyết định số 1746/QĐ-BVHTTDL ngày 11/6/2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm ông Gregory John Norman (tên thường gọi là Greg Norman), sinh năm 1955, quốc tịch Australia đảm nhiệm vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024