
Điện Kremlin có kế hoạch thiết lập một căn cứ hải quân trên Biển Đỏ ở Sudan
![]() |
![]() |
Điện Kremlin có kế hoạch thiết lập một căn cứ hải quân trên Biển Đỏ ở Sudan. Dự án này sẽ mở rộng sự hiện diện của Nga ở châu Phi, đồng thời mang ý nghĩa địa chính trị toàn cầu.
![]() |
Nga có thể triển khai 4 tàu ngầm hạt nhân tại Sudan. Ảnh minh họa |
Tổng thống Vladimir Putin muốn thấy Nga thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Điển hình, vào giữa tháng 11/2020, nhà lãnh đạo Nga đã ra sắc lệnh yêu cầu Bộ Quốc phòng ký một hiệp định với Sudan. Cùng với cơ sở Tartus thời Chiến tranh Lạnh vẫn đang hoạt động ở Syria, đây sẽ là căn cứ hải quân thứ hai của Nga ở Trung Đông và Bắc Phi, khu vực ngày càng trở nên quan trọng đối với Matxcơva. Đó là chưa kể, Nga còn có một hạm đội trên Bán đảo Crimea đã sáp nhập.
Dự thảo thỏa thuận do Nga công bố cho thấy, thời điểm hiện tại đó là cơ sở hậu cần và sửa chữa trên Biển Đỏ, nhưng hải quân Nga sẽ được phép đồn trú tới 300 nhân viên quân sự, đủ cung cấp cho 4 tàu chiến.
Và, ngày 8/12, cổng công báo của Nga đã công bố thỏa thuận ký ngày 1/12 cho biết các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Nga sẽ có thể vào trung tâm hỗ trợ hậu cần Hải quân Nga đang xây dựng ở Sudan.
Văn kiện này quy định: “Không quá 4 tàu của Hải quân Nga, kể cả tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân, được phép cùng vào trung tâm hậu cần, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hạt nhân và môi trường".
Ngoài ra, Nga cần thông báo cho Sudan 12 giờ trước khi tàu của Moscow đi vào lãnh hải quốc gia châu Phi này và 3 giờ trước khi chúng rời trung tâm hậu cần.
Chỉ một vài năm trước, Nga và Sudan không có quan hệ mật thiết. Nhưng điều đó đã thay đổi vào năm 2017, khi Tổng thống Nga tiếp đón người đồng cấp Sudan Omar al-Bashir, tại Sochi.
Khi đó, chính phủ Nga gửi thông điệp rằng họ sẵn sàng hợp tác với Sudan trong bối cảnh quốc gia này bị Mỹ liệt vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố và ông al-Bashir đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố vì tội ác chiến tranh ở Darfur.
Sudan cũng muốn phá thế cô lập trong nhiều năm. Tại cuộc gặp năm 2017 với Putin, Tổng thống al-Bashir gợi ý, Sudan là “chìa khóa của Nga tới châu Phi” và đưa ra kế hoạch về căn cứ hải quân.
![]() |
![]() |
Tin bài liên quan

Máy bay 'ngày tận thế' bí mật của Nga bị trộm đột nhập đánh cắp thiết bị đặc biệt quan trọng

Không quân Mỹ dẫn đầu thế giới về quy mô của dàn máy bay chiến đấu

Ukraine ra tối hậu thư đe dọa trừng phạt Nga

Nga và Việt Nam: Tình hữu nghị được thử thách qua thời gian

Lễ đón chính thức Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - LB Nga tiếp nối xứng đáng truyền thống tốt đẹp
Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
