--> -->
Trang chủ Quốc tế
09:57 | 20/09/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Điện Kremlin: Pháo đài quyền lực và huyền bí giữa lòng Moskva

Nằm giữa trung tâm của thủ đô Moskva, Điện Kremlin không chỉ là biểu tượng quyền lực của nước Nga mà còn là nhân chứng của những biến đổi lịch sử, văn hóa và chính trị của quốc gia này. Với những công trình kiến trúc nguy nga, những câu chuyện lịch sử đầy huyền bí, nơi đây lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng suốt hàng thế kỷ.
Ngày Việt Nam tại Đại học ngôn ngữ quốc gia Moskva
Tàu điện ngầm Moskva: kỳ quan nghệ thuật dưới lòng đất

Pháo đài lớn nhất châu Âu

Trong tiếng Nga, "Kremlin" có nghĩa là "Pháo đài trong một thành phố". Mỗi thành phố ở Nga đều có một pháo đài riêng, nhưng Điện Kremlin ở Moskva là pháo đài nổi tiếng nhất trên thế giới và là pháo đài lớn nhất đến nay còn hoạt động ở châu Âu.

Điện Kremlin.
Điện Kremlin.

Quần thể Điện Kremlin có tổng diện tích 28ha, tọa lạc trên đồi Borovitskii. Nơi này được ngăn cách bởi một con hào dài 30m và bức tường thành bao quanh được ốp bằng gạch đỏ. Nằm ở trung tâm quần thể là Đại Cung điện Kremlin có chiều dài 125m, cao 47m với tổng diện tích sàn là 25.000 m2. Đây là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách kiến trúc Nga cổ và các yếu tố phong cách thời Phục Hưng và Baroque. Mặt tiền của cung điện được trang trí với các tông màu vàng cam, xanh ngọc và trắng, tạo nên vẻ sang trọng và vương giả.

Điện Kremlin: Pháo đài quyền lực và huyền bí giữa lòng Moskva
Ngôi sao trên đỉnh tháp điện Kremlin được làm từ thủy tinh ruby và đồng dát vàng.

Bên trong Đại Cung điện, không gian lộng lẫy với những sảnh lớn được trang trí cầu kỳ, trần nhà cao, các chi tiết mạ vàng và những tấm thảm đỏ sang trọng, tạo nên không khí trang nghiêm và hoành tráng.

Quần thể Điện Kremlin cũng bao gồm nhiều công trình nổi bật khác như Cung điện Teremnoi, Nhà thờ Dormition, Tháp chuông Ivan Đại đế… Năm 1990, quần thể Điện Kremlin đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, khẳng định tầm quan trọng của nó không chỉ với Nga mà còn với toàn nhân loại.

Nội thất bên trong Đại Cung điện Kremlin.
Nội thất bên trong Đại Cung điện Kremlin.

Trung tâm quyền lực của nước Nga

Ngày nay, Điện Kremlin không chỉ là di sản văn hóa, mà còn đóng vai trò trọng yếu trong đời sống chính trị của Nga. Đây là nơi làm việc chính thức của Tổng thống Nga và các cơ quan cấp cao của Nga đều đặt văn phòng tại cung điện này. Điện Kremlin cũng là nơi tổ chức các sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nga và các cường quốc thế giới thường được diễn ra tại đây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII tại Điện Kremlin, tháng 10/1961 (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII tại Điện Kremlin, tháng 10/1961 (Nguồn: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao).

Điện Kremlin còn là nơi diễn ra các buổi lễ quan trọng của quốc gia. Mỗi lần Tổng thống Nga nhậm chức, buổi lễ long trọng đều được tổ chức tại đây, dưới sự chứng kiến của các quan chức cấp cao và giới truyền thông toàn cầu. Điện Kremlin, với vẻ uy nghiêm và quyền lực của nó, không chỉ là chứng nhân của các sự kiện lớn trong lịch sử mà còn là biểu tượng của quyền lực chính trị vĩnh cửu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 4 tại Điện Kremlin ngày 7/5/2018. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 4 tại Điện Kremlin ngày 7/5/2018. (Ảnh: Reuters)

Điện Kremlin dưới bom đạn chiến tranh

Trước thiên niên kỷ II trước Công nguyên, quanh khu vực Điện Kremlin không có dấu tích người sinh sống. Năm 1147, khi khu dân cư đầu tiên sinh sống tại đây thì Điện Kremlin đã được xây dựng như một tòa thành bảo vệ người dân, chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Quang cảnh Moskva nhìn từ ban công của Điện Kremlin về phía cầu Moskvoretsky (Tranh của J. Delabart vẽ năm 1797)
Quang cảnh Moskva nhìn từ ban công của Điện Kremlin về phía cầu Moskvoretsky (Tranh của J. Delabart vẽ năm 1797)

Năm 1156, tại khu vực Điện Kremlin ngày nay, người Nga đã xây dựng những công trình phục vụ quân sự đầu tiên - Pháo đài Kremlin với chiều dài lên đến hơn 700m. Từ cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, cung điện bị hư hại bởi chiến tranh cùng sự bào mòn của thời gian dẫn đến các cuộc trùng tu liên tục.

Vào năm 1812, sau cuộc tấn công mạnh mẽ của quân đội Napoleon Bonaparte, hai toà thành là Moskva và Điện Kremlin đã bị người Pháp chiếm đóng. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, đứng trước sự phản công mạnh mẽ của Nga cùng phe đồng minh, Napoleon buộc phải rút quân khỏi Nga và trao trả lại tất cả những thành phố và thuộc địa bị chiếm đóng trước đó.

Trước khi rời đi, Napoleon đã ra lệnh đặt mìn để phá huỷ hoàn toàn Điện Kremlin. Mặc dù phần lớn lượng thuốc nổ đã không hoạt động nhưng những tổn thất sau sự tàn phá này rất nặng nề.

Điện Kremlin từng bị phá huỷ bởi quân đội của Napoleon Bonaparte năm 1812.
Điện Kremlin từng bị phá huỷ bởi quân đội của Napoleon Bonaparte năm 1812.

Đến giữa thế kỷ 18, Điện Kremlin đã được khởi công xây dựng lại và tồn tại gần như nguyên vẹn sau Thế chiến thứ II và nhiều biến cố, thử thách trong suốt các thế kỷ sau đó. Trong Thế chiến thứ II, các nhà chức trách đã thực hiện mọi biện pháp để ngụy trang, khiến Điện Kremlin trông giống như một khu dân cư bình thường. Lăng Lenin được ngụy trang dưới một căn lều gỗ khổng lồ và thi hài của nhà lãnh đạo cũng được âm thầm đưa khỏi thủ đô Moskva.

Dự án ngụy trang Điện Kremlin của Boris Iofan. (Ảnh: Russia Beyond)
Dự án ngụy trang Điện Kremlin của Boris Iofan. (Ảnh: Russia Beyond)

Nơi lưu giữ những bảo vật hoàng gia

Nằm trong Điện Kremlin, Bảo tàng Vũ khí Kremlin là một trong những bảo tàng lâu đời nhất của Moskva. Năm 1508, tòa nhà này có nguồn gốc là kho vũ khí của hoàng gia phụ trách sản xuất và lưu trữ vũ khí. Nơi đây từng lưu giữ các bộ sưu tập pháo lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Năm 1851, Bảo tàng Vũ khí Kremlin được xây dựng nhằm lưu giữ những bảo vật, hiện vật có giá trị văn hóa và lịch sử to lớn, bao gồm những vật phẩm được cung cấp từ cung điện và các món quà tặng cho Hoàng đế Nga.

Những bộ lễ phục quý giá và tranh thêu trưng bày tại bảo tàng.
Những bộ lễ phục quý giá và tranh thêu trưng bày tại bảo tàng.

Năm 1955, khi Điện Kremlin chính thức mở cửa cho công chúng, Bảo tàng Vũ khí Kremlin mới bắt đầu đón khách tham quan và thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Tuy nhiên du khách chỉ được vào tham quan khuôn viên và khu bảo tàng, giáo đường chứ không được đi vào các cơ quan mật của nhà nước.

Bảo tàng Vũ khí Kremlin thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
Bảo tàng Vũ khí Kremlin thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.

Bảo tàng có 9 sảnh, mỗi sảnh lưu giữ các bảo vật khác nhau. Trong đó, sảnh 1 và 2 trưng bày đồ vật quý bằng vàng, bạc từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 20; sảnh 3 lưu giữ vũ khí trong các nghi lễ châu Âu và phương Đông; sảnh 4 là vũ khí của Nga từ thế kỷ 12 đến 19...

Hiện Bảo tàng Vũ khí Kremlin lưu trữ khoảng 8.000 bộ áo giáp và các tác phẩm nghệ thuật của Nga và nước ngoài. Bảo tàng cũng là nơi trưng bày xe ngựa hoàng gia, tranh sơn dầu, bộ sưu tập số học, vương miện, ngai vàng, quyền trượng của Sa hoàng…

Bảo tàng trưng bày các bộ giáp chiến đấu.
Bảo tàng trưng bày các bộ giáp chiến đấu.

Quả chuông và khẩu pháo lớn nhất thế giới

Chuông Sa hoàng được ghi nhận là quả chuông lớn nhất thế giới.
Chuông Sa hoàng được ghi nhận là quả chuông lớn nhất thế giới.

Chuông Sa hoàng, còn được gọi là Tsarsky Kolokol hay Chuông Hoàng gia cao 6.14m và đường kính 6.6m, được ghi nhận là quả chuông lớn nhất thế giới. Chiếc chuông được làm ra theo yêu cầu của Hoàng hậu Anna Ivanovna, cháu gái của Peter Đại đế. Ngày nay, du khách có thể đến Điện Kremlin để chiêm ngưỡng trực tiếp chiếc chuông khổng lồ này cũng như tìm hiểu về nét đẹp trong nghệ thuật tạc chuông và giá trị lịch sử quý báu.

Khẩu pháo Tsar Cannon là khẩu pháo lớn nhất thế giới. (Ảnh: Expedia)
Khẩu pháo Tsar Cannon là khẩu pháo lớn nhất thế giới. (Ảnh: Expedia)

Bên cạnh đó, Điện Kremlin cũng tự hào là nơi lưu giữ khẩu pháo lớn nhất thế giới. Được biết đến với tên gọi là Tsar Cannon với kích thước khổng lồ và hoạ tiết tinh xảo nhưng khẩu pháo này lại chưa hề được sử dụng trong chiến tranh.

Việt Nam chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Moskva (Nga) Việt Nam chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Moskva (Nga)
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin về vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, Moskva khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.
Giải cứu 12 người Việt ở hiện trường vụ tấn công tại Moskva (Nga) Giải cứu 12 người Việt ở hiện trường vụ tấn công tại Moskva (Nga)
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tấn công khủng bố tại Crocus City Hall, ngoại ô Moskva, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.
Mai Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tăng cường giao lưu giáo dục Việt - Nga: Học sinh Điện Biên chuẩn bị tham dự Trại hè tại Saint Petersburg

Tăng cường giao lưu giáo dục Việt - Nga: Học sinh Điện Biên chuẩn bị tham dự Trại hè tại Saint Petersburg

Ngày 14/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga), nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục và chuẩn bị cho đoàn học sinh tỉnh Điện Biên tham dự Trại hè giao lưu tại thành phố Saint Petersburg vào tháng 8/2025.
Hội hữu nghị Việt - Nga: Đẩy mạnh liên kết địa phương, thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực

Hội hữu nghị Việt - Nga: Đẩy mạnh liên kết địa phương, thúc đẩy hợp tác đa lĩnh vực

Trong hai ngày 23-24/5, Hội hữu nghị Việt - Nga đã tổ chức Hội nghị giao ban toàn quốc lần thứ 17 tại tỉnh Hải Dương. Hội nghị đánh đánh giá kết quả hoạt động nửa đầu năm 2025, bàn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân và phát huy vai trò của thế hệ trẻ, trí thức, doanh nhân trong thúc đẩy hợp tác Việt - Nga trên nhiều lĩnh vực.
Nhà máy sữa TH true MILK tại Kaluga: Biểu tượng hợp tác nông nghiệp Việt – Nga

Nhà máy sữa TH true MILK tại Kaluga: Biểu tượng hợp tác nông nghiệp Việt – Nga

Sự kiện khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga - đánh dấu bước tiến mới trên hành trình của Tập đoàn TH tại xứ sở Bạch Dương, đồng thời đóng góp vào tiến trình hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.