--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
11:25 | 04/10/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Điện về với vùng biên

Được an cư nơi biên giới theo chính sách của Nhà nước, nhiều năm qua, khi điện lưới quốc gia về tới tận bản làng đã tạo động lực, ý chí và khát vọng vươn lên trong cuộc sống cho đồng bào ở các bản làng huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam lên đường giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Truyền thông công tác đối ngoại và an ninh biên giới người dân vùng biên Gia Lai

Có điện, nhiều thôn làng ở vùng biên Tây Giang đã đổi thay.

Có điện, nhiều thôn làng ở vùng biên Tây Giang đã đổi thay.

Sáng bản làng, sáng lòng người

Trước đây, ngay cả trung tâm hành chính của các xã trong huyện Tây Giang, việc in ấn văn bản, gửi/nhận email rất khó khăn, muốn photo tài liệu cũng phải chạy về trung tâm huyện cách xa hơn 40 cây số. Nhiều xã có trang bị máy nổ nhưng tốn kém nhiên liệu nên mỗi ngày chỉ nổ máy phát điện 1 - 2 giờ. Ngay cả hệ thống truyền thanh cũng rất khó hoạt động khiến việc tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước rất khó khăn.

Thiếu điện khiến cho việc dạy và học của thầy trò nhiều trường học khó khăn trăm bề. Việc soạn và giảng bài bằng giáo án điện tử không thể triển khai được. Thiếu điện, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy gặp khó, bộ môn tin học, các em chỉ được học chay lý thuyết vì không có máy tính, không có điện để thực hành. Với người dân không có điện chỉ biết thắp đèn dầu, nhóm hộ nào có điều kiện thì chung tiền mua tuabin, làm thủy điện nhỏ, kéo đường dây về tận nhà rất tốn kém.

Già làng thôn Zlao (xã Dang) vui mừng khi điện lưới quốc gia về đến làng.

Già làng thôn Zlao (xã Dang) vui mừng khi điện lưới quốc gia về đến làng.

Từ khi chính quyền huyện hoàn thành việc sắp xếp, bố trí dân cư tập trung gắn với phát triển sản xuất, mở rộng trồng dược liệu dưới tán rừng, kéo điện lưới quốc gia về các bản làng đã góp phần làm thay đổi các bản làng vùng cao Tây Giang.

Như ở thôn Zlao, xã Dang, thôn đặc biệt khó khăn của huyện Tây Giang, suốt một thời gian dài các hộ dân thôn Zlao phải sống trong điều kiện không có điện. Những ngôi nhà nằm lưng chừng núi quanh năm bao trùm trong bóng tối. Mọi công việc chủ yếu được tranh thủ làm vào ban ngày, ban đêm phải dùng đèn dầu hoặc đèn pin thắp sáng. Người dân không được tiếp cận thông tin liên lạc, không được xem ti vi, không có phương tiện để phục vụ sản xuất.

Gần 40 tuổi mới được hưởng niềm vui được sử dụng điện lưới, chị C’Lâu Thị Hóa, người dân thôn Zlao hào hứng: “Kể từ khi có điện lưới quốc gia, chúng tôi đã học được nhiều phương pháp trồng trọt, chăn nuôi và sử dụng máy móc vào sản xuất thông qua tivi, điện thoại”.

Còn Chị Pơ Loong Thị Hà, người dân thôn A Banh, xã A Xan cho biết: “Từ ngày có đường ô tô và điện lưới quốc gia về tới thôn bản đã làm thay đổi hẳn diện mạo vùng biên giới xa xôi này. Đời sống của đồng bào dân tộc Cơ Tu hòa mình vào đời sống văn hóa mới, kinh tế phát triển”.

Xóa đói giảm nghèo

Cùng với nhiều công trình, hạng mục thiết yếu đầu tư cho vùng đồng bào DTTS, nguồn lực được ngành điện triển khai thời gian qua đã tạo động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS của huyện Tây Giang. Năm 2018, Công ty Điện lực Quảng Nam (Tổng Công ty Điện lực miền Trung) đã tổ chức đóng điện xung kích công trình cấp điện cho xã Ch'Ơm (Tây Giang, Quảng Nam). Đây là xã cuối cùng chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, 14 xã biên giới đất liền của tỉnh Quảng Nam đã được cấp điện lưới quốc gia, đảm bảo nguồn cung cấp điện an toàn, ổn định cho 6.187 hộ/6.324 hộ, đạt tỷ lệ 97,8%.

Ngành điện đã nỗ lực để cấp điện lưới quốc gia đến tất cả các xã biên giới của huyện Tây Giang.

Ngành điện đã nỗ lực để cấp điện lưới quốc gia đến tất cả các xã biên giới của huyện Tây Giang.

Dự án đưa điện quốc gia lên xã miền núi Ch’Ơm được hoàn thành, không chỉ nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của Nhân dân biên giới mà còn góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Và hiệu quả của dự án không chỉ cấp điện cho xã Ch’Ơm mà còn hoàn thiện kết lưới các xã A Xan, Tr’Hy, Gari để cấp điện lưới quốc gia đến tất cả các xã biên giới của huyện Tây Giang.

Bây giờ, không chỉ trung tâm huyện Tây Giang, mà nhiều trung tâm các xã của khu 7, hay các thôn làng biên giới Tây Giang cũng đã hình thành những điểm sáng văn hóa hay những thị tứ với nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống, buôn bán, khách sạn, nhà nghỉ… Các xã nông thôn mới của Tây Giang như Anông, Lăng, Tr’hy, A Xan… đã hình thành các khu dân cư kiểu mẫu, khang trang, sạch đẹp, sáng bừng ánh điện mỗi đêm.

Có điện, có đường ô tô nhiều thôn làng ở Tây Giang đã hoàn thành “thôn làng kiểu mẫu”, “xã nông thôn mới” trên vùng biên viễn.

Có điện, có đường ô tô nhiều thôn làng ở Tây Giang đã hoàn thành “thôn làng kiểu mẫu”, “xã nông thôn mới” trên vùng biên viễn.

Ông A Mư, trưởng thôn A Banh (xã A Xan) - cho biết: Từ khi lưới điện mới được đầu tư, người dân ở đây rất ít khi bị cúp điện, bơm nước không chỉ dùng trong sinh hoạt gia đình mà còn phục vụ tưới cây trồng. Bây giờ thì điện dùng ổn định hơn nhiều so với trước, người dân rất phấn khởi”.

Đứng trên những đỉnh dốc phóng tầm mắt nhìn về phía xa xa, những hàng cột điện mới toanh, vững chãi băng qua núi cao, vực sâu đưa điện từ nhà máy về các thôn làng như sợi chỉ xanh nối liền sự phát triển với vùng biên xa xôi. Có điện, người dân có thể nghe radio, xem tivi, tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua thông tin hằng ngày; trẻ em học bài dưới ánh đèn điện, được tiếp xúc với các dụng cụ học đường tiên tiến; cán bộ xã dùng máy vi tính thay cho cái máy chữ cũ kỹ. Trong những ngôi nhà mới, những chiếc chảo bắt sóng vệ tinh để xem ti vi cũng được đưa đến. Nhiều nhà, tiếng nhạc xập xình phát ra.

Ông Bhling Mia, Bí thư huyện ủy Tây Giang, cho biết: “Tây Giang bây giờ không chỉ có đường giao thông ô tô vào đến thôn, bản, vào từng khu sản xuất, mà điện lưới quốc gia đã về tới từng thôn bản, để từng địa phương xây dựng được những “thôn bản kiểu mẫu”, xã nông thôn mới. Ngày ngày, người dân tiếp cận cách thức làm ăn mới, đi làm nương rẫy bằng xe máy. Hàng hóa nông lâm sản được mang xuống đồng bằng tiêu thụ. Tây Giang giờ tuy còn hộ nghèo, nhưng không còn cảnh đói ăn, lạt muối như 10 năm về trước”.

Bộ đội Biên phòng Điện Biên tặng quà cho Biên phòng Lào Bộ đội Biên phòng Điện Biên tặng quà cho Biên phòng Lào
Sáng 24/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên và hai Đồn Biên phòng Mường Nhà và Cửa khẩu Huổi Puốc tổ chức trao tặng quà cho Biên phòng 163, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Luông Pha Băng nước bạn Lào.
Lan tỏa tình yêu biển đảo đến học sinh vùng biên giới Lạng Sơn Lan tỏa tình yêu biển đảo đến học sinh vùng biên giới Lạng Sơn
Ngày 17/9, tại TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp cùng UBND TP Lạng Sơn tổ chức Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”, khơi dậy tình yêu biển, đảo trong thế hệ trẻ vùng biên giới.

Theo Báo Dân tộc và Phát Triển
Nguồn: baodantoc.vn

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Việt Nam - Bulgaria đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực y tế và đào tạo nguồn nhân lực

Với nền tảng hợp tác truyền thống, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang hội tụ đầy đủ các động lực để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.