--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
19:00 | 19/09/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Đổ cát nuôi bãi hy sinh: Giải pháp căn cơ chống xói lở bờ biển Hội An

Thông qua đổ cát nuôi bãi hy sinh, lượng cát được bù đắp sẽ tạo ra những bãi cát và nhờ chế độ sóng, dòng chảy tự nhiên phân bổ đều cát lên trên toàn bộ khu vực, bù đắp vào những chỗ xói lở. Đây là giải pháp lâu dài để chống xói lở bờ biển Hội An đang được UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện thông qua khoản vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và hỗ trợ không hoàn lại của Liên minh châu Âu (EU).
Xây kè, đổ cát nuôi bãi để chống xói lở bờ biển Hội An
Việt Nam, Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ bờ biển

TS. Claus Pedersen – Tư vấn trưởng Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) trao đổi về giải pháp căn cơ nhằm chống xói lở, bảo vệ bền vững bờ biển Hội An.

- Báo cáo đánh giá của Tạp chí Khí tượng Thủy văn công bố ngày 25/04/2022 cho biết, bờ biển Cửa Đại đã có tới 112 ha diện tích đất bị mất do xói lở (số liệu ghi nhận từ 2016-2022) và tình trạng xói lở này có xu hướng ngày càng gia tăng. Ông đánh giá như thế nào về nguyên nhân gây sạt lở bờ biển Hội An trong những năm vừa qua?

- Sau nhiều năm và nhiều vòng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân đầu tiên của xói lở bờ biển đến từ khu vực thượng lưu. Trước đây, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn là nguồn cung cấp phù sa đáng kể cho vùng cửa sông và các đường bờ lân cận. Việc xây dựng các đập thủy điện và các công trình kiểm soát sông khác đã làm giảm nguồn cung cấp cát cho bờ biển.

Trầm tích hạt thô từ sông sẽ bồi tụ ở khu vực châu thổ, thông qua các quá trình vận chuyển và động lực học tự nhiên (chế độ sóng, triều cường và các dòng chảy của sông), được vận chuyển dọc theo bờ biển phía Bắc và phía Nam cửa sông. Lượng trầm tích cung cấp cho cửa sông giảm do các hồ chứa ở thượng nguồn. Tình trạng xói lở xảy ra do sự giảm khối lượng vận chuyển trầm tích cho đường bờ.

Nhiều giải pháp chống xâm thực tại biển Cửa Đại Hội An tỉnh Quảng Nam đã được thực hiện Ảnh Phạm Nga
Nhiều giải pháp chống xâm thực tại biển Cửa Đại Hội An tỉnh Quảng Nam đã được thực hiện. (Ảnh: Phạm Nga)

- Phương án nào được đưa ra để đảm bảo tốt cho bờ biển Hội An, thưa ông?

- Như đã phân tích ở trên, dải bờ biển Hội An bị xói lở một cách có hệ thống do sự thiếu hụt bùn cát từ hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn đổ ra biển. Do đó, giải pháp lâu dài là phải giải quyết vấn đề gốc rễ: sự mất cân bằng vận chuyển bùn cát. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã nỗ lực bảo vệ cho tài sản của mình bằng cách xây dựng các công trình bảo vệ cứng của riêng mình tuy nhiên chỉ giới hạn ở một khu vực cụ thể. Các công trình này mang tính cục bộ, không những không có hiệu quả bảo vệ mà còn không ổn định, an toàn về lâu dài.

Vấn đề chính hiện nay là thiếu hụt nguồn cát đưa từ thượng lưu xuống nên chúng ta phải có giải pháp bù nguồn cát vào thông qua đổ cát nuôi bãi hy sinh, nuôi bãi hàng năm. Lượng cát được bù đắp sẽ tạo ra những bãi cát và nhờ chế độ sóng, chế độ dòng chảy tự nhiên phân bổ đều cát lên trên toàn bộ khu vực, bù đắp vào những chỗ xói lở. Đấy là giải pháp lâu dài.

- Ông có thể phân tích thêm phương pháp nuôi bãi?

- Ưu điểm của biện pháp nuôi bãi so với biện pháp bảo vệ công trình là nó giải quyết được sự thiếu hụt cơ bản trong nguồn cung cấp trầm tích vốn là nguyên nhân sâu xa của xói lở bờ biển. Bằng cách này nó giúp giảm nguy cơ xói lở cho toàn bộ bờ biển từ khu vực nuôi bãi hướng về phía Tây Bắc đến Đà Nẵng. Do đó, đây là một biện pháp mang tính tổng thể toàn khu vực chứ không chỉ là một biện pháp cục bộ. Đổ cát nuôi bãi sẽ tái tạo và duy trì các bãi biển. Đây không chỉ là cách tiêu tán năng lượng sóng tốt nhất và tự nhiên nhất và bảo vệ tài sản đường bờ mà còn là tài sản quan trọng nhất đối với ngành du lịch dọc theo toàn bộ bờ biển.

Ngược lại, bảo vệ công trình chỉ giải quyết vấn đề cục bộ và đẩy sự xói mòn tiến xa hơn về phía tây bắc. Với biện pháp bảo vệ công trình, các bãi biển cũng thường bị mất đi và theo thời gian, công trình bảo vệ cứng này sẽ chịu sự tấn công ngày càng nghiêm trọng từ biển và việc duy trì sẽ rất tốn kém.

Nuôi bãi hy sinh còn có ưu điểm là thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Miễn là có đủ cát trong hệ thống, các bãi biển sẽ điều chỉnh độ cao theo mực nước biển dâng để bảo vệ chống xói lở và lũ lụt. Biện pháp bảo vệ công trình có chiều cao cố định và để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ công trình bổ sung.

Có hai thách thức chính với việc nuôi dưỡng hy sinh: bảo đảm nguồn cát bền vững và bảo đảm duy trì chương trình nuôi bãi theo yêu cầu.

Về nguồn cát, việc nạo vét luồng tàu biển là một nguồn chính vì đây là cát lẽ ra được cung cấp tự nhiên cho các bãi biển ở phía Bắc nhưng hiện đã bị luồng tàu biển chiếm giữ. Lượng cát này có thể không đủ và do đó nên tìm kiếm nguồn cát ngoài khơi có chất lượng cát phù hợp và có thể khai thác trong phạm vi tác động có thể chấp nhận được đối với môi trường.

Để bảo đảm việc nuôi bãi hy sinh được lâu dài, chúng tôi đặc biệt khuyến nghị thiết lập hệ thống giám sát và quản lý có khả năng thích ứng trong đó việc giám sát thường xuyên sẽ giúp thông tin để thực hiện kịp thời các chiến dịch tái nuôi bãi nhằm bảo đảm các bãi biển được duy trì.

Về mặt chi phí, biện pháp nuôi bãi này tiết kiệm chi phí cho cùng mục đích bảo vệ tài sản và duy trì các bãi biển tiện nghi chất lượng cao.

Hội thảo Chiến lược quản lý bền vững bờ biển Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam và AFD đồng tổ chức ngày 9/ Ảnh Phạm Nga
Hội thảo Chiến lược quản lý bền vững bờ biển Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đồng tổ chức ngày 9/9. (Ảnh: Phạm Nga)

- Dự án sẽ giải quyết bài toán chống xói lở gắn với bảo tồn giá trị tài nguyên như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển… như thế nào?

- Biện pháp phòng chống xói lở bờ biển được giải quyết thuận theo tự nhiên để khôi phục lại sự cân bằng trầm tích và để các bãi biển tự nhiên bảo vệ đường bờ biển. Rừng ngập mặn và thảm cỏ biển nằm trong vùng cửa sông nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi hoạt động nuôi bãi chủ yếu diễn ra dọc theo đường bờ biển ở phía Đông Nam khu vực bãi biển An Bàng. Việc nuôi bãi giúp thiết lập lại sự cân bằng trong khối lượng vận chuyển trầm tích.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An mà UBND tỉnh Quảng Nam làm đơn vị chủ quản, phối hợp thực hiện cùng Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, được đầu tư từ nguồn vốn vay trị giá 35 triệu Euro của AFD và khoản viện trợ không hoàn lại 2 triệu euro từ Liên minh châu Âu thông qua Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên Thiên nhiên (WARM Facility).

Dự án gồm có ba hợp phần: Kết hợp các công trình bảo vệ (kè phá sóng ngầm và kè mỏ hàn) và đổ cát nuôi bãi trên đoạn bờ biển dài 5.000m từ Cửa Đại tới khách sạn Victoria.

Áp dụng một phương thức tiếp cận tổng thể đối với toàn bộ bờ biển từ Sơn Trà tới Tam Hải: Quản lý tổng hợp vùng bờ (Integrated Coastal Zone Management – ICZM) và kế hoạch quản lý tổng hợp bờ biển (Integrated Shoreline Management Plan – ISMP) để triển khai hoạt động đổ cát nuôi bãi hàng năm ở bãi biển Hội An.

Đổ cát nuôi bãi hy sinh tại khu vực mở rộng ở bờ biển phía Bắc kể từ ranh giới của dự án phía Bắc để giải quyết vấn đề mất cân bằng về vận chuyển bùn cát tới phần phía Bắc của dải bờ biển.

Dự kiến sẽ triển khai công tác thiết kế, đấu thầu thi công trong trong quý I năm 2024.

Quảng Nam: Thiết lập, cắm mốc ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển Quảng Nam: Thiết lập, cắm mốc ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển
Miền Trung mùa nước nổi xa xôi Miền Trung mùa nước nổi xa xôi
Theo Thành Luân/Vietnam.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Xây kè, đổ cát nuôi bãi để chống xói lở bờ biển Hội An

Xây kè, đổ cát nuôi bãi để chống xói lở bờ biển Hội An

Xây dựng các công trình bảo vệ như kè phá sóng ngầm, kè mỏ hàn; đổ cát nuôi bãi là một số giải pháp được UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện nhằm chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An. Dự án được thực hiện thông qua khoản vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và hỗ trợ không hoàn lại của Liên minh châu Âu (EU).

Đọc nhiều

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Tiến hành các biện pháp bảo hộ cho 4 người Việt thương vong tại Đức

Liên quan đến vụ việc 4 công dân Việt Nam tử vong và bị thương, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt đã liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại tìm hiểu vụ việc và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, quyết tâm tăng tốc nửa cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, quyết tâm tăng tốc nửa cuối năm

Tại kỳ họp HĐND khóa X ngày 24/7, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 7,82%. Thành phố đã đề ra 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 8% trở lên.
Trải nghiệm Hanbok, nhạc Kpop tại “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025”

Trải nghiệm Hanbok, nhạc Kpop tại “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025”

Từ ngày 26-27/7, tại TP.HCM sẽ diễn ra “Ngày hội Văn hóa Hữu nghị Việt-Hàn 2025” với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết hôm nay (27/7): Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, có nơi trên 34 độ. Khả năng về chiều tối và đêm có lúc có mưa rào.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.