--> -->
Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:18 | 30/03/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Nhật

Một trong những yêu cầu quan trọng là hàng hoá muốn nhập khẩu vào Nhật Bản bắt buộc phải có giấy chứng nhận việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra.
Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến sang Hàn Quốc Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến sang Hàn Quốc
Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh đăng ký mã số xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 29/3, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Chương trình hỗ trợ Thương mại, Đầu tư Trung tâm ASEAN- Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội thảo Nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông sản.

Tại hội thảo, các đại biểu đều khẳng định, hàng Việt Nam còn nhiều dư địa và tiềm năng để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Vải thiều Việt Nam được bày bán tại siêu thị AEON Lake Town ở Saitama (Nhật Bản). Ảnh: TTXVN
Vải thiều Việt Nam được bày bán tại siêu thị AEON Lake Town ở Saitama (Nhật Bản). Ảnh: TTXVN

Theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000 USD/người, Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu từ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ thế giới.

Trong khi đó, ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại tại thị trường này cho hay, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn với các sản phẩm nông thuỷ sản-thực phẩm nước ngoài như cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, các sản phẩm chế biến từ thịt, đậu nành, ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, càphê...

Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng này và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.

Dù vậy, theo ông Tạ Đức Minh, dù theo đuổi chính sách thương mại tự do là cắt giảm thuế quan theo tinh thần của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng Nhật Bản vẫn áp dụng cơ chế phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

Ngoài ra, hàng hoá nước ngoài muốn nhập khẩu vào Nhật Bản bắt buộc phải có giấy chứng nhận việc đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra.

Đơn cử như hàng nông lâm thuỷ sản cần đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS-tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật.

Cùng với đó chi phí ăn ở, đi lại cũng như vận tải hàng hoá, gửi hàng mẫu tại thị trường này tương đối tốn kém. Mặt khác, người tiêu dùng rất quan tâm chất lượng, tiếp đến là giá cả, mẫu mã, kích thước, màu sắc, công dụng của sản phẩm.

Đáng lưu ý, văn hoá đặc thù của người Nhật Bản là khi gặp gỡ đối tác lần đầu tiên cần mang theo danh thiếp, catalogue, hồ sơ giới thiệu công ty, hàng mẫu nhằm giới thiệu bản thân và tạo niềm tin cho đối tác.

Hơn nữa, hầu hết nhân viên của các công ty tại Nhật Bản không làm việc vào cuối tuần và ngày nghỉ, công việc cũng thường liên lạc qua email hoặc điện thoại công ty chứ không phải bằng điện thoại di động.

Chính vì vậy, ông Tạ Đức Minh khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu khi trao đổi với Thương vụ hoặc đối tác cần có sự chuẩn bị chu đáo về hồ sơ công ty, catalogue... để tạo sự tin cậy với đối tác.

Đặc biệt, Thương vụ thường đăng tải thông tin về hội chợ, triển lãm tại website vietnamexport.com hoặc các trang mạng xã hội, website riêng của Thương vụ.

Trong trường hợp do dịch COVID-19 doanh nghiệp không sản trực tiếp tại Nhật có thể gửi hàng mẫu để trưng bày tại phòng mẫu của Thương vụ nhằm giới thiệu tới đối tác Nhật Bản khi họ tới làm việc, hoặc trưng bày tại các triển lãm lớn vẫn được tổ chức tại Nhật với đầu mối là Thương vụ.

Liên quan đến việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng nhấn mạnh doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số đặc điểm đặc thù của thị trường để việc xuất khẩu và bán hàng có hiệu quả và mang tính bền vững. Cần tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (VJEPA, AJCEP, CPTPP, RCEP...). Người tiêu dùng Nhật Bản có sự nhạy cảm cao với sự thay đổi liên tục giá bán của một sản phẩm nào đó, do vậy các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định của giá cả và lượng cung ứng từ phía đối tác Việt Nam.

Các sản phẩm hàng Việt trước tiên cần luôn đảm bảo chất lượng tốt để đáp ứng các quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản; đồng thời cũng cần có sự đa dạng về khẩu vị cho phù hợp với người Nhật, sự cải tiến trong thiết kế mẫu mã bao bì cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng (ví dụ như có nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật giới thiệu chi tiết thông tin sản phẩm để tạo niềm tin của người mua hàng). Bên cạnh đó công tác tuyên truyền giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm cũng cần được chú trọng nhiều hơn nữa.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông - thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam và Nhật Bản đạt 20,1% tỷ USD, tăng 4,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 22,6 tỷ USD, tăng 11,3%.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản có mức tăng trưởng tốt với 19,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 294,8 triệu USD. Trong đó, hầu hết các mặt hàng đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ như: Hạt tiêu tăng 174,8% so với cùng kỳ năm 2021; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 82,7%; cà phê tăng 47,4%, hạt điều tăng 23,6%....

Xoài Đồng Tháp sang thị trường châu Âu Xoài Đồng Tháp sang thị trường châu Âu
Xuất khẩu rau quả ước đạt 3,52 tỷ USD trong năm 2021 Xuất khẩu rau quả ước đạt 3,52 tỷ USD trong năm 2021
Minh Thái (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu trong thời gian Mỹ tạm hoãn thuế

Nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu trong thời gian Mỹ tạm hoãn thuế

Việc Mỹ tạm hoãn áp mức thuế đối ứng 46% trong vòng 90 ngày mở ra cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh đàm phán và tăng tốc xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường biến động, các kịch bản thuế quan từ phía Mỹ đòi hỏi các giải pháp đồng bộ từ cả cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp để bảo đảm duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước "bão táp" thuế quan từ Hoa Kỳ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước "bão táp" thuế quan từ Hoa Kỳ?

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam” ngày 18/4, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp cần coi đây là thời điểm để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu".
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh trước biến động kinh tế toàn cầu

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh trước biến động kinh tế toàn cầu

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã được tổ chức nhằm thẩm tra các nội dung theo phân công, chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét theo thẩm quyền tại Phiên họp thứ 44 và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Tin quốc tế sáng 21/4: Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn với Ukraine, hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm; Trung Quốc thử bom hydro phi hạt nhân; quân đội Israel công khai nhận lỗi vụ sát hại 15 nhân viên y tế, cứu trợ tại Gaza... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 21/4.
Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tin quốc tế sáng 22/4: Mỹ họp bàn thuế quan, Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Trump họp với các tập đoàn bán lẻ lớn về chính sách thuế quan; Đại học Harvard kiện chính quyền Trump; Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 22/4.
50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

50 năm thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho "Tổ quốc thứ hai"

Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh đến khi là Thượng nghị sỹ danh dự, bà Hélène Luc đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.
Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Học viên Thái Lan, Lào tham gia khóa học tiếng Việt cơ bản

Ngày 21/4, Trung tâm Việt Nam học tại Đại học Ratjabath Udon Thani (tỉnh Udon Thani, Thái Lan) đã tổ chức Lễ Khai giảng chương trình tập huấn tiếng Việt cơ bản dành cho mọi đối tượng năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm hơn thường lệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao