--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
08:08 | 27/11/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Doanh nghiệp làm nông: Bò thịt không lời, bò sữa cũng khó sống?

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thẳng thắn: TPP khi có hiệu lực sẽ xoá bỏ ngay hàng rào thuế với sữa. Sữa Hà Lan, Úc, New Zealand sẽ tràn vào VN. Các doanh nghiệp nuôi bò sữa đã tính đến những yếu tố cần thiết để có thể cạnh tranh được không?

Cuối tuần trước, tại diễn đàn đầu tư vào nông nghiệp thời TPP, một số doanh nghiệp đầu tư nuôi bò thừa nhận rất khó trả lời câu hỏi liệu ngành bò ở Việt Nam có cạnh tranh nổi khi các dòng thuế trong khối về 0.

doanh nghiep lam nong bo thit khong loi bo sua cung kho song

Ảnh minh họa

Câu hỏi này trước hết hãy tìm đến Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – HAG). Là doanh nghiệp tiên phong nuôi bò thịt theo cách nhập bò Úc có trọng lượng 200 – 300kg/con sau đó đưa về vỗ béo lên 500 – 700kg/con bán cho các lò mổ. Với cách làm này, từ cuối năm ngoái, HAGL có sản phẩm thịt bò Úc ra thị trường.

Bò thịt không lời?

Ông Võ Ngọc Trường Sơn, tổng giám đốc HAGL từng thừa nhận hạn chế của nông nghiệp Việt Nam là vùng sản xuất manh mún, đất sản xuất rất khó tìm. Trong khi đó, mỗi con bò chăn thả ở Úc “sở hữu” khoảng 1ha đồng cỏ. Từ khi sinh ra, chủ trang trại thả con bò ở đầu này, cứ thế, con bò ăn cỏ đến đầu kia của thửa đất là đạt trọng lượng xuất chuồng. Chi phí cho cách nuôi này là cực kỳ rẻ bởi chủ trại không tốn tiền mua cỏ, không tốn tiền mua thức ăn hỗn hợp.

HAGL phải chi đôla để nhập bò tơ (trọng lượng 200 – 300kg) về vỗ béo. Do đất đai hạn chế nên nguyên liệu chính là cỏ không thể đáp ứng đủ, phải sử dụng thức ăn hỗn hợp. Bò nuôi nhốt của HAGL cần chuồng trại, nhân công nên chi phí cho các khoản này không hề thấp. Vấn đề quan trọng nhất là chi phí vận chuyển. Con bò không như hàng hoá khác, chúng cần được vận chuyển sống, có không gian sinh hoạt nên tiền vận chuyển rất lớn. Một con bò nhập khẩu từ Úc đưa về Việt Nam, theo ông Võ Ngọc Trường Sơn thừa nhận tốn 350 USD cước vận chuyển. Nếu con bò trọng lượng 500kg/con, thì mỗi ký bò hơi tốn 15.000 đồng cước vận chuyển. Cũng theo ông Sơn, để chuyển bò ra các tỉnh phía Bắc, mỗi con tốn thêm 4 triệu đồng, tức 8.000 đồng/kg bò hơi.

HAGL đang nuôi bò Úc ở các tỉnh Tây Nguyên. Để đưa được con bò Úc lên đây phải tốn cước vận chuyển từ Úc về cảng Bình Định (khoảng 15.000 đồng/kg), sau đó chở ngược lên Gia Lai (khoảng 3.000 đồng/kg). Khi nuôi ra bò thịt lại phải chở từ Gia Lai về các tỉnh để giết mổ (khoảng 8.000 đồng). Rõ ràng, riêng chi phí vận chuyển lòng vòng đã “đội” giá thành con bò lên rất nhiều. Với giá bán bò hơi ở mức 65.000 – 75.000 đồng/kg như hiện nay thì không cách nào có lời.

Bò sữa cũng khó sống

Con bò sữa cũng gặp khó. Nguyên bộ trưởng bộ Thương mại Trương Đình Tuyển thẳng thắn đặt câu hỏi cho ngành sữa: TPP khi có hiệu lực sẽ xoá bỏ ngay hàng rào thuế với sữa, và ngay lập tức thuế hầu hết các mặt hàng sữa sẽ về 0. Sữa Hà Lan, Úc, New Zealand sẽ tràn vào Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh nuôi bò sữa đã tính đến những yếu tố cần thiết để có thể cạnh tranh được không?

Ông Ngô Minh Hải, phó tổng giám đốc TH True Milk thừa nhận đây là một câu hỏi khó và cho biết dù ngành sữa sẽ phải cạnh tranh quyết liệt, nhưng những cường quốc về sữa cũng có những điểm yếu của họ. Doanh nghiệp Việt sẽ khai thác các điểm hạn chế đó. Điểm yếu mà ông Hải nói đến ở đây cũng là chi phí vận chuyển. Theo ông, nếu vận chuyển sữa bột thì các nước còn có khả năng, nhưng vận chuyển sữa tươi từ Úc, Mỹ, New Zealand sang Việt Nam bán là cả vấn đề lớn.

Úc, Mỹ, New Zealand muốn bán sữa tươi vào Việt Nam họ phải chịu cước vận chuyển sản phẩm. Tuy nhiên, dù gánh cước phí vận chuyển sữa tươi từ nước ngoài về Việt Nam vẫn còn thấp hơn giá thành sản xuất sữa tươi tại Việt Nam. Đại diện Vinamilk thừa nhận nông dân Úc, Mỹ, New Zealand chỉ phải bỏ ra 30 – 33 cen (tương đương hơn 6.000 đồng) để sản xuất ra 1 lít sữa nguyên liệu. Trong khi nông dân Việt Nam và doanh nghiệp phải chi gấp đôi, do họ phải nhập khẩu toàn bộ từ con giống, thiết bị chuồng trại, nguyên liệu thức ăn… Chính vì vậy, yếu tố cước vận chuyển mà ông Ngô Minh Hải nhắc đến không còn là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt. Cùng lắm, cước vận chuyển 1 lít sữa thành phẩm về Việt Nam cũng chỉ vào khoảng 2.000 đồng.

Bên cạnh yếu tố cước vận chuyển, thời gian bảo quản là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm “sữa tươi tiệt trùng” được quảng cáo làm từ 100% sữa bò tươi nguyên chất của doanh nghiệp nội cũng có thời gian sử dụng lên đến mấy tháng trời, nên việc “vận chuyển sữa tươi từ Úc, Mỹ, New Zealand sang Việt Nam bán không phải là vấn đề lớn” như doanh nghiệp ngành sữa nghĩ.

Minh Khoa - TGTT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary vừa phối hợp chính quyền quận 3, thủ đô Budapest tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim tư liệu, giới thiệu đất nước, con người và các thành tựu sau 40 năm Đổi mới.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...