'Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững về phòng vệ thương mại'
![]() |
![]() |
Sáng ngày 27/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo “Phòng vệ Thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập” nhằm giúp các doanh nghiệp, hiệp hội tìm hiểu, tham gia ý kiến ngay từ đầu các khung khổ chính sách pháp luật mới về PVTM ở Việt Nam, đồng thời được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để sử dụng công cụ PVTM.
![]() |
Hội thảo “Phòng vệ Thương mại: Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập”. |
Hiệp định Thương mại Tự do FTA có hiệu lực khiến Việt Nam đã và đang mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ 51 nước đối tác FTA. Điều này giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn.
Bên cạnh đó, hiện tượng nhập khẩu ồ ạt, cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài cũng xuất hiện, có khả năng gây thiệt hại đáng kể và đe dọa tới lợi ích trong lâu dài của một số ngành sản xuất trong nước.
PVTM gồm biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hiện này. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, chưa nhiều doanh nghiệp, hiệp hội biết về các chính sách, pháp luật PVTM hay có kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) chia sẻ: “PVTM là một biện pháp tồn tại trong thương mại quốc tế rất lâu. Chúng ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc có khả năng dính vào những vụ việc PVTM quốc tế nhiều hơn".
Đề cập tới việc cải thiện năng lực sử dụng công cụ PVTM trong thực tế, ông Vũ Tuấn Nghĩa, Phó Trưởng phòng, Phòng Điều tra chống bán phá giá và trợ cấp, Cục PVTM chia sẻ những điều doanh nghiệp cần biết để bảo đảm lợi ích trong các vụ kiện; những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ PVTM.
Đồng thời, ông cũng đưa ra lời khuyên với các nhóm doanh nghiệp đi kiện và nhóm bị kiện hay nhóm có lợi ích liên quan trong từng bước cơ bản của vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
![]() Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam có 15 doanh nghiệp khu vực tư nhân có ... |
![]() Chính thức đi vào hoạt động từ 22/10, Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu (EVBC) được kỳ vọng sẽ phối hợp với ... |
![]() Vào ngày 20/10, tại thủ đô Ấn Độ- New Delhi, Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC) đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công ... |
Tin bài liên quan

Khám phá sản vật độc đáo hai nước tại Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2025

Gỡ ‘nút thắt’ pháp lý cho doanh nghiệp: Cần quyết tâm và hành động thực chất

Logistics xanh: Yêu cầu bắt buộc để nâng sức cạnh tranh
Đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy Liên hiệp hữu nghị Cần Thơ theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Hỗ trợ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thích ứng với sắp xếp đơn vị hành chính tại Việt Nam

Khai mạc Trại hè Việt Nam năm 2025: Viết tiếp câu chuyện hòa bình

Hiệp hội Du lịch Việt Nam mở Văn phòng Đại diện tại Seoul: Góp "nhịp cầu" thúc đẩy giao lưu nhân dân
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm
