--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:42 | 08/01/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Độc đáo nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Quảng Ngãi

Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Quảng Ngãi: Vận động 151 chương trình dự án phi chính phủ Quảng Ngãi: Vận động 151 chương trình dự án phi chính phủ
Quảng Ngãi hiện có 16 tổ chức Phi Chính phủ Nước ngoài (PCPNN ) và 04 cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang thực hiện hoạt động tại trợ cho tỉnh. Các tổ chức PCPNN và các nhà tài trợ nước ngoài cũng đã hỗ trợ cho tỉnh thực hiện 151 chương trình, dự án, phi dự án, với tổng giá trị cam kết viện trợ đạt hơn 7,8 triệu USD.
Độc đáo Festival nghệ thuật môi trường biển Hội An Độc đáo Festival nghệ thuật môi trường biển Hội An
Với chủ đề "Chúng ta hãy cùng nhau sống xanh hơn và du lịch có trách nhiệm hơn", Festival nghệ thuật sắp đặt môi trường biển Hội An 2022 kêu gọi cộng đồng cùng giảm thiểu và tái chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển và cùng phát triển du lịch bền vững.

Doc dao nghe thuat trinh dien chieng ba cua nguoi Hre o Quang Ngai hinh anh 1

Trình diễn chiêng ba của người Hrê.

Từ bao đời nay, chiêng ba gắn bó mật thiết trong đời sống, nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi. Do đó, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, đồng bào Hrê chiếm khoảng 90% tổng người Hrê tại Việt Nam; chiếm 10% dân số của tỉnh và sống tập trung tại ba huyện miền núi phía Tây là Ba Tơ, Minh Long và Sơn Hà. Tuy nhiên, chỉ có người Hrê ở huyện Ba Tơ mới biết trình diễn chiêng ba.

Độc đáo nghệ thuật trình diễn chiêng ba

Chiêng ba là dàn chiêng ba chiếc và có kích cỡ không bằng nhau. Chiếc lớn tên là chinh Vông hay chinh cha, chiếc nhỏ hơn là chinh Tum hay chinh mẹ, chiếc nhỏ nhất là chinh Túc hay chinh con.

Khi trình diễn, chinh Vông được để nghiêng, chinh Tum để nằm, chinh Túc treo trên dây. Khi đánh, chinh Tum đóng vai trò giữ nhịp, chinh Vông và chinh Túc theo giai điệu.

Người đánh chinh Vông và chinh Tum nắm tay trần. Còn đánh chinh Túc, tay phải quấn khăn để tiếng chiêng được ấm. Người đánh chiêng giỏi nhất sẽ đánh chinh Túc, dẫn dàn chinh diễn tấu theo đúng bài bản và nhịp.

Theo Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Sây (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ), điểm đặc biệt khi trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ là người trình diễn ngồi ở vị trí ổn định, không di chuyển. Nơi diễn thường là đầu tra - gian khách phía trước của nhà sàn.

Người Hrê có bốn điệu chinh cơ bản là Chinh Năng, Chinh K’oa, Chinh H’lay và Chinh Tuguốc. Chinh Năng là điệu chinh phổ biến, nghe vui nhộn, thúc giục và trữ tình. Chinh K’oa mô phỏng âm thanh của tiếng ếch, nhái kêu, rất khó diễn tấu bởi sự tinh tế, như thể hiện tiếng lòng của người Hrê mong chờ những cơn mưa mang lại màu xanh tươi của núi rừng. Chinh H’lay mô phỏng âm thanh của thác đổ, nước suối chảy. Chinh Tuguốc mô phỏng tiếng hót của một loài chim Tuguốc (tượng thanh), rất gần gũi và thân thương với người Hrê.

Huyện Ba Tơ hiện có 890 gia đình có chiêng, với hơn 900 bộ chiêng ba; có 740 người biết sử dụng chiêng. Trải qua hàng trăm năm, tiếng chiêng ba trở thành âm thanh quen thuộc và gắn bó với lớp lớp người Hrê.

Theo đánh giá của Trưởng phòng Quản lý Văn hóa-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đặng Tấn Khôi, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Ba Tơ rất hay, rất đặc biệt, từ tiết tấu, nhịp điệu, sự phối âm, phối bè, đến sự tài tình, tinh tế của người đánh chiêng. Âm thanh có khởi đầu, có cao trào, có kết thúc, khi trầm hùng, khi náo nức, khi rạo rực thổn thức...

Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê Ba Tơ được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quyết định số 609/QĐ-BVHTTDL, ngày 3/2/2021. Đây là niềm vinh dự và tự hào của người Hrê huyện Ba Tơ nói riêng và cộng đồng người Hrê trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

Để tiếng chiêng ba mãi vang xa

Tấu chiêng ba hấp dẫn và khiến nhiều người say mê đến vậy nhưng cũng như các loại hình văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi trên cả nước, hoạt động này đã và đang đứng trước những thách thức do sự hòa nhập giữa văn hóa vùng cao với vùng đồng bằng.

Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tơ đã có nhiều nỗ lực trong việc phục hồi và giữ gìn văn hóa của người Hrê, trong đó có có chiêng ba. Hiện nay, ở hầu hết, các xã trên địa bàn huyện đều duy trì được nghệ thuật trình diễn chiêng ba.

Theo ông Lê Cao Đỉnh, Phó trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ba Tơ, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là lớp trẻ ít quan tâm đến chiêng ba cũng như cách đánh chiêng, trong khi đó những người am hiểu lại ngày càng già đi, nhiều người đã mất. Do đó, địa phương đã và đang nỗ lực giữ gìn văn hóa quý giá này bằng cách mở lớp học, mời nghệ nhân truyền dạy, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ kết hợp diễn xướng cồng chiêng…

Doc dao nghe thuat trinh dien chieng ba cua nguoi Hre o Quang Ngai hinh anh 2

Nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê huyện Ba Tơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

“Chúng tôi thường xuyên mở các lớp học với sự truyền dạy của nhiều nghệ nhân; vận động những thanh niên đam mê, có năng khiếu đánh cồng chiêng tham gia. Tất cả nhằm truyền đam mê để lưu giữ nghệ thuật đánh cồng chiêng cho thế hệ mai sau," ông Lê Cao Đỉnh nhấn mạnh.

Qua các lớp học, dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của nhiều nghệ nhân, học viên đã có thể đánh thuần thục những bài chiêng truyền thống từ bài cơ bản đến bài khó nhất.

Anh Đinh Văn Kẽm, xã Ba Vinh cho biết khó nhất khi học đánh chiêng là phải đúng điệu nhạc với các thành viên khác trong đội. Lúc mới tập, anh thấy khó. Khi đánh thuần thục bài chiêng đầu tiên, anh thấy rất phấn khích và muốn học thêm nhiều bài khác.

Những ngày cuối năm, bên bếp lửa bập bùng trước nhà sàn, các già làng mang chiêng ba ra đánh, những chàng trai, cô gái Hrê nhảy múa, hát các làn điệu ta lêu, ca choi và thả hồn theo tiếng chiêng.

Ở những nơi có đồng bào Hrê sinh sống, tiếng cồng, tiếng chiêng ba truyền thống tiếp tục rộn vang khắp núi đồi như chào đón một mùa Xuân no ấm, hạnh phúc.

Quảng Ngãi: Vận động 151 chương trình dự án phi chính phủ Quảng Ngãi: Vận động 151 chương trình dự án phi chính phủ
Quảng Ngãi hiện có 16 tổ chức Phi Chính phủ Nước ngoài (PCPNN ) và 04 cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang thực hiện hoạt động tại trợ cho tỉnh. Các tổ chức PCPNN và các nhà tài trợ nước ngoài cũng đã hỗ trợ cho tỉnh thực hiện 151 chương trình, dự án, phi dự án, với tổng giá trị cam kết viện trợ đạt hơn 7,8 triệu USD.
Độc đáo Festival nghệ thuật môi trường biển Hội An Độc đáo Festival nghệ thuật môi trường biển Hội An
Với chủ đề "Chúng ta hãy cùng nhau sống xanh hơn và du lịch có trách nhiệm hơn", Festival nghệ thuật sắp đặt môi trường biển Hội An 2022 kêu gọi cộng đồng cùng giảm thiểu và tái chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển và cùng phát triển du lịch bền vững.
Theo TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Chiều 02/7, dự Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Đoàn công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal (Hội) do TS Trần Anh Tuấn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, vừa đến Bangkok (Thái Lan) để làm việc với Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan kiêm nhiệm địa bàn Việt Nam. Chuyến đi nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và thống nhất kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...