--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
07:51 | 12/08/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Độc đáo nhà sàn đá nơi biên cương

Ở Cao Bằng, dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà sàn bằng đá của người Tày. Đây chính là điểm nổi bật và khác biệt so với những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc ở vùng, miền khác trong cả nước. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử và thời gian, những ngôi nhà sàn đá vẫn trường tồn, vững chãi, chở che cho những cư dân hiền lành, chất phác nơi miền biên cương.
Vững vàng nơi biên cương Xín Mần Vững vàng nơi biên cương Xín Mần
Những “cột mốc sống” nơi biên cương Những “cột mốc sống” nơi biên cương
Gian nan đưa con chữ lên biên cương Gian nan đưa con chữ lên biên cương

Nhà cộng đồng của dân làng Khuổi Ky là nhà sàn bằng đá, đã được đưa vào làm dịch vụ homestay của làng. Ảnh: Thanh Thuận

Phong tục linh thiêng nơi biên cương Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, nhiều núi non trùng điệp, nên từ xa xưa, người Tày ở đây đã coi đá là khởi nguồn của sự sống, là trung tâm của vũ trụ. Họ tin có thần trú ngụ trong đá. Người Tày quan niệm: Con người sống cùng với thế giới hiện hữu còn có một thế giới vô hình, ở đó, có các thần linh khắp mọi nơi dõi theo và phù trợ cho thế giới của người sống. Do đó, ngoài thờ các vị thần như thổ công, thần cây, thần sông..., người Tày còn thờ thần đá.

Trong những ngôi nhà của nhiều gia đình người Tày, thần đá được thờ cúng và có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của họ. Khi người nhà bị ốm, trẻ con giật mình quấy khóc hoặc khóc về đêm..., bà con cho rằng, vía họ quá nhẹ nên nhờ thần đá giữ hộ. Đá vững vàng trong mưa gió không suy chuyển nên hồn vía dựa vào đá sẽ vững vàng.

Có thể thấy, đá hiện diện khắp nơi trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người Tày. Đó là những hàng rào đá được xếp rất khéo léo, chắc chắn trên các con đường dẫn vào làng, ngõ xóm, phía trước nhiều ngôi nhà, ngoài ruộng nương. Người ta còn dùng đá làm các vật dụng như ang chứa nước, cối xay, cối giã gạo, bếp... và dùng để bao quanh các ngôi mộ. Trong tâm thức của người Tày, đá gắn bó với con người từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi.

Theo bà Hoàng Thị Liễu, dân tộc Tày, ở xã Cô Ngân, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, thần đá còn giúp con người che chở những khắc nghiệt của thiên nhiên. Thờ thần đá hộ mệnh và giữ rừng thiêng thì được thần và rừng bảo vệ. Những khi trời mưa như trút, nước đổ ầm ào nhưng lúa, ngô trên nương rẫy không bị trôi vì bên trên có rừng ngăn nước, có hàng rào đá giữ đất... Bởi thế, những bức tường đá vẫn vững chắc tồn tại qua thời gian.

Việc thờ cúng thần đá của người Tày khá đơn giản, có thể chỉ là một mâm cúng gồm rượu, gà hoặc vịt, tiền âm phủ, thậm chí, chỉ cần một vài nhánh hương trầm cũng được. Vào các ngày rằm và mùng 1 hằng tháng hay ngày trọng đại của gia đình, “thần đá” được quan tâm đặc biệt. Đây là dịp người dân tỏ lòng thành kính và biết ơn với vị thần đá mà họ tôn sùng. Trải qua quá trình phát triển của đời sống xã hội, niềm tin vào vai trò giữ yên cửa nhà của thần đá, đá như một linh hồn sống, mãi mãi gắn bó với con người đã trở thành tín ngưỡng thờ cúng của người Tày, chứa đựng trong đó nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc.

Độc đáo nhà sàn đá miền sơn cước

Rong ruổi nhiều nơi ở Cao Bằng, có thể bắt gặp nhiều ngôi nhà được xây dựng bằng đá, dù đã nhuốm màu thời gian vẫn trường tồn vững chãi. Có ngôi nhà được xây bằng đá đã hơn 100 tuổi. Lịch sử còn ghi, vào những năm cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được dựng lên dành riêng cho những bậc quyền quý. Cứ thế, những đời sau đều giữ việc dựng nhà sàn đá của cha ông.

Theo chân Thượng tá Mê Văn Đạt, cán bộ Biên phòng tăng cường giữ chức danh Bí thư Đảng ủy xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tôi được biết đến một ngôi làng của người Tày, đẹp như tranh vẽ, cách thác Bản Giốc chỉ hơn 1km. Đó là ngôi làng Khuổi Ky ở xã Đàm Thủy. Điểm đặc biệt là tất cả những ngôi nhà sàn trong làng đều được làm bằng đá. Khi chúng tôi đến nơi đã là chiều muộn, khói bếp từ những ngôi nhà sàn đá bay ra, bảng lảng bên sườn núi, khiến bản làng trở nên cổ kính, nhuốm màu huyền thoại miền biên viễn.

Làng Khuổi Ky trải rộng trên diện tích khoảng 1ha, với 14 nóc nhà sàn đá, lưng tựa vào núi, mặt hướng về dòng suối Khuổi Ky quanh năm róc rách tiếng suối chảy. Có thể thấy, nhà sàn ở làng Khuổi Ky được tạo tác khá đẹp mắt với tường và cầu thang dẫn lên nhà sàn được làm bằng đá rất chắc chắn. Ngôi nhà thường cao từ 7 đến 8m. Nhà sàn có 2 mái, được lợp ngói âm dương, cột nhà được tạo nên từ các khối gỗ lim, bên dưới là các phiến đá được đẽo tròn kê chân cột. Bên trong nhà, được chia thành các ngăn tương ứng với không gian sinh hoạt của gia đình như gian bếp lửa, gian thờ cúng tổ tiên, phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình. Bên dưới sàn có độ cao khoảng 2m là nơi để nông cụ. Trước cửa hoặc bên hiên nhà có sàn phơi ngô, thóc...

Chúng tôi dừng chân tại nhà cụ Nông Văn Tâm (72 tuổi) khi cụ đang treo những bó lúa nếp tròn mẩy lên cái sào dài trước hiên nhà. Cụ Tâm cho biết: “Để hoàn thành một ngôi nhà sàn bằng đá phải mất từ 2-3 năm. Sau khi đã chọn được vị trí làm nhà, người thợ sẽ đo, đếm vị trí xếp từng viên đá. Trước đây, người thợ thường dùng vôi đã tôi hòa với nước và mật mía, cát để làm vật liệu dính các viên đá với nhau. Vì những viên đá có kích thước, trọng lượng khác nhau nên việc xếp những hòn đá thành tường khi xây nhà vô cùng khó khăn. Khó khăn nhất trong việc xếp đá là làm sao để độ dày hai bên của một bức tường phải thật cân đối, vuông vức. Chỉ cần lệch một chút sẽ phải gỡ đi xếp lại từ đầu. Để xếp được một bức tường bằng đá khi làm nhà, người thợ phải mất vài tháng”.

Anh Nông Văn Thơ, chủ homestay Quang Thuận chia sẻ: “Ngôi nhà sàn đá của tôi được xây dựng hơn 50 năm. Khi xã Đàm Thủy có chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, làng Khuổi Ky được chọn làm điểm, gia đình tôi đã vay vốn, tu sửa ngôi nhà, mua sắm thêm các vật dụng để phục vụ lưu trú, ăn nghỉ cho du khách khi có dịp đến tham quan thác Bản Giốc. Rất nhiều du khách đến đây thăm phong cảnh, lưu trú đã rất thích thú khi được nghỉ trong ngôi nhà sàn bằng đá truyền thống này”.

Đến nay, dù trải qua nhiều biến cố của lịch sử và thời gian, những ngôi nhà sàn đá vẫn trường tồn vững chãi, trở thành biểu tượng văn hóa của người Tày, ẩn chứa những phong tục tập quán truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ của đồng bào Tày gắn bó, dựng xây biên giới.

Độc đáo suối đá đĩa ở Gia Lai Độc đáo suối đá đĩa ở Gia Lai
Tại làng Vân (TT YaLy) này, có một địa điểm có lẽ rất ít người biết đến, nơi khung cảnh hoang sơ với những rừng cây xanh đôi bờ, và bao khối đá được mẹ thiên nhiên xếp đặt một cách rất tinh tế và hùng vỹ.
Trăn trở nghệ thuật múa trống độc đáo của người Giáy Trăn trở nghệ thuật múa trống độc đáo của người Giáy
Múa trống là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc có từ nhiều đời nay của đồng bào dân tộc Giáy ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Thế nhưng hiện nay, loại hình nghệ thuật dân gian này đang có nguy cơ mai một và thất truyền.
Phiên chợ trâu độc đáo miền Tây Bắc Phiên chợ trâu độc đáo miền Tây Bắc
Chợ trâu Cán Cấu là một trong những chợ trâu độc đáo nhất ở Tây Bắc. Chợ họp vào thứ Bảy hàng tuần bên cạnh chợ phiên Cán Cấu (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Đó không chỉ là hoạt động mua bán trâu quy mô nhất vùng mà còn là sinh hoạt văn hóa độc đáo, ấn tượng của đồng bào vùng cao.

Thanh Thuận
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương

Nậm Pồ giữ màu xanh cho biên cương

Là huyện nghèo biên giới, trong những năm qua bên cạnh phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Nậm Pồ (Điện Biên) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
“Toàn quốc kháng dịch” nơi Biên cương

“Toàn quốc kháng dịch” nơi Biên cương

75 năm trước, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến (19/12/1946). Đó là quá trình đấu tranh đầy cam go, phức tạp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trước thử thách ngặt nghèo, mà biểu hiện cụ thể là những quyết sách đúng đắn, sáng tạo vừa linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cũng rất kiên quyết. Phát huy tinh thần Toàn quốc kháng chiến hiện nay, cả nước nói chung, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nói riêng đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức; tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn chặt an ninh nhân dân vững mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc…, cùng với toàn quân phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba dâng hoa tưởng niệm Anh hùng dân tộc José Martí tại Hà Nội

Ngày 24/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao Cuba Gerardo Peñalver Portal đã dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Anh hùng dân tộc José Martí trong vườn hoa Tao Đàn (Hà Nội).
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế...
Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Đột phá mới của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng, thiên văn học

Trong tuần qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đột phá trong các lĩnh vực năng lượng và thiên văn học.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.