Dự kiến cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách vay bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Theo đó, khách hàng đi vay vốn tại 26 tỉnh, thành phố gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa gặp khó khăn trong việc trả nợ do bão Yagi sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Thông tư này.
Theo quy định trong dự thảo, TCTD được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính TCTD. Thông tư áp dụng với khách hàng có dư nợ gốc phát sinh trước ngày 7/9 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 7/9 đến hết ngày 31/12/2025.
Khách hàng sẽ được cơ cấu theo Thông tư trong trường hợp không có khả năng trả nợ đúng hạn do ảnh hưởng từ bão Yagi hoặc có đối tác chịu thiệt hại từ cơn bão này.
Đồng thời, khách hàng cần được TCTD đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại hoặc bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão Yagi và đang cần có thời gian để ổn định đời sống, xây dựng, tìm kiếm phương án khôi phục sản xuất kinh doanh.
Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với trường hợp thứ hai (cần thời gian ổn định, khôi phục sản xuất) được thực hiện trong ba tháng đầu tiên kể từ ngày Thông tư có hiệu lực và thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ không quá một năm kể từ ngày được cơ cấu lại thời gian trả nợ.
Trong những trường hợp khác, việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2026. Dự kiến, Thông tư sẽ có hiệu lực ngay từ tháng 10/2024.
Số liệu thống kê sơ bộ của NHNN cho thấy, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ tính đến nay là khoảng 116.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 1% dư nợ toàn hệ thống. Dự kiến, con số này sẽ còn tăng do các tổ chức tín dụng và NHNN chi nhánh đang tiếp tục thống kê, cập nhật.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đến nay vẫn có 32/40 ngân hàng đăng ký các gói tín dụng mới với tổng số tiền lên tới 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm từ 0,5-2%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi cơn bão số 3.
Tin bài liên quan

Đề xuất tăng gần 20,7 nghìn tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị

PYN Elite Fund bất ngờ thoái vốn khỏi TPBank

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay
Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Dự án Compassion House - John Donovan hỗ trợ 10 căn nhà Đại đoàn kết tại Tiền Giang

Học sinh Lào được chăm sóc ở Thái Bình

Việt Nam - Nepal: Tình hữu nghị tiếp tục phát triển và bền vững
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
