Đưa vấn đề an ninh bệnh viện, an toàn y bác sĩ vào Luật khám bệnh, chữa bệnh
Qua đó đưa ra những đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung những điều khoản, nội dung trong Luật gây vướng mắc, mâu thuẫn, thậm chí “ghè đá vào chân”, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn các thầy thuốc, nhân viên y tế.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua vào ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Đây là đạo luật đầu tiên thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
Việc ban hành Luật cũng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và cũng đã tham gia một số hiệp định quốc tế trong lĩnh vực hành nghề y khoa.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. |
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Luật cũng đã có một số hạn chế, bất cập như: một số quy định chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam cũng như một số nội dung chưa bảo đảm tính hội nhập quốc tế.
Hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật khám bệnh, chữa bệnh là tiền đề để Bộ Y tế Ban soạn thảo xây dựng dự thảo Luật mới đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn. Bộ trưởng đề nghị cần nêu rõ những mặt đạt được, nhất là những hạn chế, bất cập của toàn bộ quá trình thi hành Luật.
Trong đó cần lưu ý, xác định được những điều khoản, nội dung nào trong Luật gây vướng mắc, mâu thuẫn, thậm chí “ghè đá vào chân”, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn các thầy thuốc, nhân viên y tế.
Đồng thời, nghiên cứu các nội dung cần sửa đổi cần đồng bộ với các Luật khác. Xác định những nội dung hành lang pháp lý cần thiết phải ban hành, nhưng chưa có trong Luật hiện tại. Các nội dung điều chỉnh, bổ sung cần đảm bảo phù hợp với quá trình quốc tế của Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Tổ chức tốt việc thực hiện và áp dụng pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế kiến nghị sửa đổi đối với một số nội dung cụ thể trong Luật khám bệnh, chữa bệnh về các khái niệm trong Luật; về các hành vi bị nghiêm cấm; về quyền và nghĩa vụ của người bệnh; về cấp chứng chỉ hành nghề; cấp giấy phép hoạt động; các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; về giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; về ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh; và về an ninh bệnh viện.
Tin bài liên quan

Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế làm hài lòng đa số đại biểu

Chủ tịch Quốc hội đề nghị kiểm tra việc thực hiện kiểm toán tài chính bệnh viện
Trong tháng 7, sẽ chuyển khoảng 12 triệu liều vaccine cho các địa phương đang có dịch
Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Đoàn cán bộ ngoại giao hưu trí Mông Cổ thúc đẩy hợp tác nhân dân với Việt Nam

Chương trình nghệ thuật “Người là Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 18/5
![[Infographics] Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/052025/15/13/croped/thumbnail/infographics-quan-he-doi-tac-chien-luoc-tang-cuong-viet-nam-thai-lan-20250515135014.jpg?250515041714)
[Infographics] Quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam-Thái Lan
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
