
Dùng vốn cũ gỡ khó cho các chương trình tín dụng mới
Theo đó, Chính phủ đề xuất cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục sử dụng toàn bộ số vốn 6.068,961 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp đã kết thúc. Trong số này, 3.144,499 tỷ đồng dự kiến được thu hồi tính đến ngày 30/4/2025. Số tiền 2.924,462 tỷ đồng đang tiếp tục được thu hồi theo hợp đồng tín dụng.
Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày nêu rõ, các chương trình TDCS giai đoạn 2008-2017 đã giúp gần 1,1 triệu hộ gia đình tiếp cận vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, các chương trình này đã hết thời gian thực hiện. Theo Luật Ngân sách nhà nước, khoản vốn này phải được hoàn trả.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình tại Kỳ họp. (Ảnh: Quochoi.vn) |
Trong khi đó, nhu cầu vốn cho các chương trình TDCS khác đến hết năm 2025 là rất lớn, ước tính khoảng 31.727 tỷ đồng. Nguồn vốn NSNN mới chỉ đáp ứng một phần. Cụ thể, chương trình cho vay nhà ở xã hội và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu nguồn lực nghiêm trọng.
Vì vậy, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng nguồn vốn đã và sẽ thu hồi để bổ sung cho các chương trình đang thiếu vốn, đặc biệt là chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã bày tỏ sự đồng tình. Ủy ban đánh giá đề xuất của Chính phủ là phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và giải quyết được nhu cầu cấp bách về vốn. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, theo quy định pháp luật, chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định việc này. Do đó, việc Chính phủ trình Quốc hội là đúng thẩm quyền.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Quốc hội bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 9. Đồng thời, Ủy ban đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và chỉ đạo NHCSXH quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, đúng quy định.
Đa số đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp đã tán thành với chủ trương trên.
![]() Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh lý do cần thiết phải gấp rút sửa đổi Luật Quy hoạch, tập trung vào ba vấn đề lớn trước mắt, trong khi các vấn đề khác sẽ được tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới để hướng tới một đợt sửa đổi toàn diện. |
![]() Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, tại phiên thảo luận chiều 17/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về kinh tế - xã hội. Nhiều ý kiến đồng tình mục tiêu tăng trưởng 8% của Chính phủ, đồng thời hiến kế các giải pháp then chốt để chính sách sớm phát huy hiệu quả. |
Tin bài liên quan

Gỡ vướng thể chế, đổi mới mô hình: Chìa khóa tăng trưởng hai con số

Tăng trưởng GDP và bài toán niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân

Hà Nội: Quyết tâm xóa bỏ rào cản, tạo cú hích cho kinh tế tư nhân
Đọc nhiều

Tin quốc tế ngày 27/7: Thái Lan - Campuchia tiếp tục giao tranh tại biên giới, Indonesia dùng mưa nhân tạo dập cháy rừng

Tặng Bằng khen cho Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Lý Xương Căn

Kỷ niệm 72 năm cuộc tiến công Moncada: Việt Nam - Cuba củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt

Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ là thành viên tích cực, trách nhiệm của ASEAN

Nuôi dưỡng tình yêu và khát vọng đóng góp cho đất nước trong kiều bào trẻ
Multimedia
Xem trên
[Infographic] 7 tháng năm 2025: Hà Nội đón 18,36 triệu lượt khách du lịch

[Infographic] Dấu hiệu nhận biết lũ quét
