--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
08:33 | 10/07/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

G20 - Việt Nam và APEC 2017

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra trong ngày 7-8/7/2017 tại CHLB Đức, Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, với tư cách là nước chủ nhà APEC 2017 đã chủ động, tích cực kết nối thành công các chủ đề lớn của hai sự kiện quan trọng, tầm cỡ thế giới này.

g20 viet nam va apec 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo dự Hội nghị G20

G20 - Định hình một thế giới kết nối

Từ trước cho đến nay, nhóm các nền kinh tế lớn (G20) bao gồm: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Italy, Canada, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, với quy mô chiếm 2/3 dân số thế giới, 85% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn trong việc hoạch định và dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Hơn 10 năm qua, G20 năm nào cũng họp, ít nhất là một lần, có năm họp đến hai lần để bàn thảo những vấn đề quan trọng nhất của thế giới.

Gần một năm, từ Hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 9/2016 ở Trung Quốc đến nay, thế giới chứng kiến nhiều biến đổi nhanh chóng và khó lường. Nền kinh tế thế giới cũng vì thế tiếp tục đối mặt với các thách thức cả mới và cũ, khiến tốc độ tăng trưởng chậm chạp, thương mại và đầu tư toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của một số nước hay sự biến động của các thị trường tài chính sau sự kiện Brexit sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tiền tệ và tỷ giá của nhiều nước trên thế giới. Nợ công tăng cao ở một số quốc gia tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng nợ, hoặc như các cuộc xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi kéo dài khiến hàng triệu người phải rời bỏ đất nước gây hệ lụy tiêu cực tới quá trình toàn cầu hóa đầu tư và thương mại toàn cầu.

g20 viet nam va apec 2017

Hơn 4.500 nhà báo đến từ 65 quốc gia dự đưa tin về Hội nghị. Trong ảnh là một góc của Trung tâm báo chí Hội nghị tại Hamburg (CHLB Đức)

Vì vậy, G20 năm chọn chủ đề xuyên suốt chương trình nghị sự của các hội nghị trong năm 2017, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 này là “Định hình một thế giới kết nối”.

Với chủ đề này, các nguyên thủ quốc gia đến dự Hội nghị đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng có tầm ảnh hưởng sâu sắc trên toàn cầu. Trong đó các nguyên thủ nhiều nước lớn ưu tiên đề cập đến việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô toàn cầu; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm phát triển bền vững; an ninh lương thực, an ninh năng lượng, chống biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải; chống dịch bệnh, y tế, an sinh xã hội. Đồng thời, G20 cũng ưu tiên thúc đẩy thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững, hỗ trợ các nước châu Phi, hợp tác xử lý các thách thức di cư quốc tế, lao động-việc làm, bình đẳng giới.

g20 viet nam va apec 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức

Việt Nam kết nối G20 và APEC 2017

Năm nay, Đoàn cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G20 với tư cách nước chủ nhà "Năm APEC 2017" (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương). Đây cũng là lần đầu tiên nước chủ nhà "Năm APEC" không phải là thành viên G20 được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò, vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời cho thấy các thành viên G20 coi trọng, đánh giá cao vị trí, vai trò của APEC trong cấu trúc quản trị khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, với mục tiêu tăng cường kết nối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, chủ đề “Năm APEC 2017” của Việt Nam là "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Chủ đề này có nhiều điểm tương đồng với trọng tâm nghị sự của G20, trong đó chú trọng cùng hướng đến thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thúc đẩy liên kết kinh tế, thương mại và đầu tư; khuyến khích đổi mới-sáng tạo; hợp tác chống biến đổi khí hậu… Đây cũng là một trong những cơ sở, cơ hội để thúc đẩy việc kết nối các trọng tâm nghị sự của APEC và G20 nhằm tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề khu vực và toàn cầu trong bối cảnh mới.

Tại Hội nghị, với tư cách là diễn giả chính tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác giữa các nước trong việc ứng phó biến đổi khí hậu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong.

Hoan nghênh G20 cam kết bảo đảm việc quản lý, sử dụng hiệu quả và trách nhiệm tài nguyên nước cũng như hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị G20 và cộng đồng quốc tế nâng cao trách nhiệm, ý thức tự cường, nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế và phối hợp hành động hiệu quả, tăng cường hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.

Nằm trong số ít lãnh đạo được mời phát biểu lần thứ hai tại G20, tại phiên thảo luận về vai trò phụ nữ, xu thế số hóa nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những thành tựu bình đẳng giới của Việt Nam, đề cao vai trò, đóng góp quan trọng của người phụ nữ. Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam đang từng bước phát triển nền kinh tế số, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngân hàng, thuế, hải quan, quản lý hành chính nhà nước… Việt Nam mong nhận được sự hợp tác của các thành viên G20.

Đoàn Việt Nam trong Hội nghị đã tích cực thúc đẩy sự kết nối với G20 về các chủ đề ưu tiên trong Nghị sự của APEC 2017 là nhất là về phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng. Mặt khác, Đoàn Việt Nam cũng chủ động phối hợp với các thành viên APEC trao đổi sâu rộng với các thành viên G20 các cơ chế, khuôn khổ hợp tác trong phát triển bền vững, bao trùm, cả về kinh tế, xã hội và tài chính

Như vậy, với vai trò Chủ nhà APEC 2017, Đoàn cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã thành công trong việc thúc đẩy kết nối G20 với APEC 2017 diễn ra vào tháng 11 tới tại Đà Nẵng. Đồng thời tại Hội nghị, Đoàn Việt Nam đã thể hiện vị thế quốc gia, nâng cao hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển năng động, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Theo Chính phủ

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư khẳng định tính kế thừa lịch sử, thực trạng quan hệ và hướng tới tương lai mới

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, từ ngày 8 đến 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Trung tâm Việt Nam học và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam hợp tác đào tạo tiếng Việt

Ngày 2/5 tại Thái Lan, Trung tâm Việt Nam học thuộc Đại học Ratjabath Udon Thani (Thái Lan) và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam tổ chức Lễ ký kết hợp tác đào tạo tiếng Việt.
86 quân nhân Việt Nam tham dự Lễ duyệt binh tại Liên bang Nga

86 quân nhân Việt Nam tham dự Lễ duyệt binh tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và sự nhất trí của các cơ quan thẩm quyền, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quyết định cử 86 quân nhân tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2025) tại Liên bang Nga.
Lịch sử Việt Nam là di sản quý báu để truyền cảm hứng về hòa bình

Lịch sử Việt Nam là di sản quý báu để truyền cảm hứng về hòa bình

Đây là thông điệp của ông Yoshioka Tatsuya, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tổ chức Tàu Hòa bình (Peace Boat) trong bài trả lời phỏng vấn của tạp chí Thời Đại bên lề chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Tổ chức Tàu Hòa bình và hai tổ chức từng được trao giải Nobel Hòa bình - Liên đoàn Nihon Hidankyo và Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) tổ chức tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh).
Nghệ sĩ Venezuela tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng âm nhạc cách mạng quốc tế

Nghệ sĩ Venezuela tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng âm nhạc cách mạng quốc tế

Ngày 21/5, tại Nhà hát Bolivar, thủ đô Caracas sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Mãi mãi Hồ Chí Minh”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890–19/5/2025).

Multimedia

Xem trên
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới