--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
08:10 | 09/01/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gái mại dâm: Gian nan đường hoàn lương

Những cô gái làm nghề mại dâm muốn tìm lại ánh sáng cho cuộc đời sẽ gặp không ít trở ngại, trong khi đó cám dỗ lại quá nhiều.

Khó cưỡng lại cám dỗ

Với chị Nguyễn Thị H., một phụ nữ bán dâm gần 15 năm qua thì việc làm gái mại dâm trở thành nghề mà chị không thể từ bỏ. Nhiều lần, những người làm công tác xã hội tiếp cận, đề xuất hỗ trợ chị làm lại cuộc đời, nhưng chị khước từ. Nguyên nhân là chị từng bị kỳ thị bởi những người xung quanh. Giờ đây, chị không muốn tìm một lối đi khác. Vì chị sợ sẽ bị khinh rẻ, sợ không được cộng đồng đón nhận.

gai mai dam gian nan duong hoan luong

Những cô gái lầm lạc sẽ trải qua hành trình vô cùng gian nan, đòi hỏi nghị lực lớn nếu muốn hoàn lương

Chị Nguyễn Thị H. kể: “Làm công việc này thì không cần học vấn phải như thế nào vì ít học cũng có thể làm được. Nên em cũng không quan tâm tới việc người đời nói gì. Hơn nữa nhiều người bị nghiện, lệ thuộc vào ma túy cho nên phải đi làm kiếm tiền để phục vụ cho ma túy”.

Còn đối với chị Trần Thị L., gái mại dâm từng bị công an bắt khi đang hành nghề cho biết, chị sa chân vào làm nghề bán dâm vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Tuy nhiên, cùng với chị, có rất nhiều người lại đi bán thân vì đây là cách kiếm tiền đơn giản. Thay vì phải lao động vất vả, họ dễ dàng có tiền.

Mặc dù có nhiều người không chủ động bước vào con đường mại dâm, nhưng vì cám dỗ mà không muốn trở về làm ăn chân chính. Một số chị em thì không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ma túy – mại dâm. Vì thế mà đường về của các cô gái bán thân này dần bị thu hẹp.

Theo chị Vũ Thị Huyền, thành viên của câu lạc bộ Sen xanh – một trong những mô hình được thành lập để hỗ trợ gái mại dâm tiếp cận các dịch vụ xã hội , nhiều cô gái mại dâm bị mắc nợ chủ chứa với lãi suất cao và khó có thể trả được. Vì vậy họ dù không muốn cũng phải bám nghề để được an toàn.

gai mai dam gian nan duong hoan luong

Bên cạnh đó, với số tiền mà mô hình này hỗ trợ gái mại dâm để đi học nghề là 2 triệu đồng mỗi người, trong khi lại phải tốn kém thêm chi phí mua sắm dụng cụ học nghề lên tới hàng chục triệu đồng khiến nhiều người không mặn mà với các chương trình, đặc biệt là đối với các chị em ngoại tỉnh.

Từ tháng 5/2014, Chính phủ có quy định hỗ trợ vốn vay cho những người hành nghề mại dâm muốn tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, vì tâm lý sợ bị kỳ thị, nhiều người đã không mạnh dạn đến xin xác nhận đã hoàn lương tại các địa phương.

Cần thêm nhiều hỗ trợ

Chị Ngô Thị Mộng Linh, trưởng nhóm Bình Minh Đêm, phó chủ nhiệm câu lạc bộ Niềm tin mới tại TP. HCM chia sẻ: “Nhiều chị muốn học nghề lắm. Nhưng sau khi khảo sát, chúng tôi chỉ mới giới thiệu cho 5 chị trong nhóm được học nghề đợt này thôi. Đó là những chị thiệt tình muốn có một cuộc đời khác”.

10 năm trước, chồng chị N.T.L. (quận 11, TP. HCM) bỏ đi, để lại cho chị cô con gái chưa tròn tuổi. Con nhỏ, lại thường xuyên đau yếu, bản thân L. cũng ít học và không nghề nghiệp nên chị không còn cách nào khác là phải ra “đứng đường”. Cứ nghĩ chỉ làm “chữa cháy” nhưng rồi chị không dứt ra được. 3 tháng trước, một nhân viên truyền thông đến tiếp cận và rủ chị đến sinh hoạt trong nhóm tự lực Bình minh đêm.

gai mai dam gian nan duong hoan luong

Một buổi sinh hoạt của dự án Niềm tin mới tại TP. HCM

“Không chỉ được dạy cách phòng tránh HIV, tôi còn được nhóm hỗ trợ học nghề làm móng”, chị L. khoe. Từ đó, cứ mỗi sáng chị dậy thật sớm và đón xe buýt đến Nhà văn hóa Phụ nữ TP. HCM học nghề. Nhờ chăm chỉ, lại được học đúng nghề yêu thích nên giờ đây chị có thể “làm sơ sơ”. Chị tâm sự: “Chẳng ai muốn mình mãi là món đồ chơi cho kẻ khác. Tôi nhất định sẽ kiếm sống bằng nghề làm móng, lấy chồng rồi có con”.

Khác với L., chị L.P.U. làm tiếp viên nhà hàng ở quận 10 và sẵn sàng đi khách sạn khi khách yêu cầu. “Phải như vậy mới đủ tiền lo cho con”, chị U. nói. Con mới 5 tháng tuổi, vợ chồng trẻ xích mích rồi chia tay. U. vừa thất vọng vừa phải lo cuộc sống hai mẹ con nên chấp nhận làm lao động tình dục. Mấy tháng trước, chị được nhóm tự lực Hoa cát tường giới thiệu vào dự án Niềm tin mới.

Biết U. muốn thay đổi công việc, dự án đã hỗ trợ chị học nghề làm móng. U. kể lại nỗ lực trong tuần đầu tiên đi học: “Đêm nào tôi cũng làm tới 1 – 2 giờ sáng nên có mặt tại lớp lúc 9 giờ để học nghề là một thử thách thật sự”. Những khi bị giày vò thân xác, kiếm không đủ tiền, những lúc mệt mỏi, ốm đau và cả chán sống, đã không ít lần U. muốn bỏ cuộc. “Nhưng rồi tôi nghĩ tới tương lai của hai mẹ con và tấm lòng của những người giúp mình nên gắng sức”, U. nói.

“Đợt vừa rồi, trong số các chị làm nghề mại dâm do Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố giới thiệu học nghề tại Nhà văn hóa Phụ nữ có 1 chị tốt nghiệp nghề gói quà loại xuất sắc, 1 chị nữa tốt nghiệp nấu ăn loại xuất sắc, được nhà văn hóa tuyên dương. Bây giờ, các chị tìm được việc làm rồi”, chị Lâm Thị Ngọc Hoa, Trưởng Ban tuyên giáo Hội Liên hiệp phụ nữ TP. HCM cho biết.

Tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ người hành nghề mại dâm có nhu cầu hoàn lương, mỗi chị được hỗ trợ 2 triệu đồng/người, bao gồm cả dụng cụ để học nghề tối đa 4 tháng.

“Để có thể sống được bằng các nghề như làm móng, uốn tóc, trang điểm... thì phải học nhiều khóa nâng cao, nên mức hỗ trợ mỗi chị khoảng 4 triệu đồng mới đủ. Ngoài ra, còn cần thêm đồ nghề, nguyên liệu thực hành. Ví như nghề làm móng, nếu không giúp được chị em mở tiệm thì ít ra giúp vốn để chị em sắm bộ đồ nghề đi làm cũng tốt hơn”, chị Ngô Thị Mộng Linh đề xuất.

Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng, Chi cục phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP. HCM đồng cảm: “Sắp tới sẽ có kế hoạch đề xuất mức hỗ trợ cao hơn. Chỉ cần chị em hiểu là không ai thương mình, giúp mình bằng mình. Chỉ cần chị em thật sự quyết tâm muốn sống một cuộc đời khác, chúng tôi sẵn sàng ở bên cạnh các chị!”.

Đối tượng được xét chọn tham gia mô hình thí điểm hỗ trợ người hành nghề mại dâm có nhu cầu hoàn lương trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012 – 2015 là những phụ nữ đã được chữa bệnh, học tập, được hồi gia và số người bán dâm mong muốn được hoàn lương, không vi phạm pháp luật, được sự giới thiệu của Hội Liên hiệp phụ nữ các quận huyện hoặc các nhóm đồng đẳng, nhóm công tác xã hội.

An Vinh

Nguồn:

Bình luận

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Thanh Hóa - World Vision rà soát chương trình viện trợ sau sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 07/7 tại Thanh Hóa, tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá tiến độ triển khai các chương trình viện trợ, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác trong thời gian tới. Tại buổi làm việc, hai bên thảo luận về việc rà soát, điều chỉnh các chương trình, dự án cho phù hợp với địa bàn hành chính mới sau sáp nhập, bảo đảm duy trì hiệu quả và tính liên tục trong hoạt động hỗ trợ cộng đồng.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới