--> -->
Trang chủ Kinh tế
09:22 | 20/06/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Giá gạo tăng cao có làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu?

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 2 năm qua so với các nước xuất khẩu gạo khác. Yếu tố nào đã đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, và khi giá gạo tăng cao các doanh nghiệp có dễ dàng đàm phán hợp đồng mới?
Tồn kho ít, dư địa tăng giá gạo vẫn còn? Tồn kho ít, dư địa tăng giá gạo vẫn còn?
Gạo là mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt nhất trong 5 tháng đầu năm nay. Không chỉ tăng mạnh về lượng và kim ngạch xuất khẩu, giá gạo Việt Nam cũng đang đứng ở mức cao so với các nước khác.
Việt Nam hỗ trợ Sierra Leone phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam hỗ trợ Sierra Leone phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
Đây là một nội dung trong Thỏa thuận hợp tác Nam-Nam và Tam giác (SSTC) vừa được Sierra Leone, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và Việt Nam ký kết tuần qua nhằm phát triển sản xuất lúa gạo ở quốc gia châu Phi.
Xem trước bài viết |  BizLIVE.vn - Nhịp sống doanh nghiệp
Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ở mức 498 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2021 và cao hơn so với 3 nước xuất khẩu gạo còn lại là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.

Cụ thể, gạo 5% tấm Thái Lan giá 495 USD/tấn; gạo 5% tấm Ấn Độ giá 453 USD/tấn; gạo 5% tấm Pakistan giá 488 USD/tấn.

Các yếu tố góp phần đẩy giá lúa gạo tăng

Trao đổi với chúng tôi về các yếu tố dẫn đến giá gạo Việt Nam tăng cao trong thời gian qua, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE phân tích, hiện tại giá gạo Việt Nam đang đứng ở mức cao so với các nước xuất khẩu khác do các hợp đồng đã ký trước đây còn nhiều mà lượng gạo Đông Xuân đã cạn, buộc các nhà xuất khẩu phải tăng mua gạo giá cao để hoàn tất các hợp đồng đã ký, trong khi sản lượng vụ Hè Thu năm nay dự báo thấp.

Sản lượng lúa Hè Thu thấp do đầu vụ thiếu nước và do thời tiết diễn biến không thuận lợi dẫn đến sản lượng và chất lượng lúa không cao, từ đó làm cho tỷ lệ thu hồi gạo thấp. Điều này làm cho giá thành gạo tăng rất cao, trong khi doanh nghiệp cần mua gạo để hoàn tất các hợp đồng đã ký.

“Đối với các hợp đồng có thời gian giao hàng gấp buộc doanh nghiệp phải tranh thủ giao hàng để giữ uy tín. Đối với những hợp đồng không gấp họ sẽ trì hoãn giao hàng sang quý 4/2023 chờ lúa Thu Đông. Mặc dù các hợp đồng này được ký với giá khá tốt nhưng nay giá gạo trong nước tăng cao nên nhà xuất khẩu đang từ lỗ nhẹ đến lỗ nhiều”, ông Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE nhận định.

Một yếu tố khác góp phần quan trọng đẩy giá gạo Việt Nam tăng cao là tất cả chi phí cơ bản đầu vào sản xuất lúa đều tăng, cộng với lương công nhân, chi phí bao bì, logistics … và một số chi phí vô hình khác cũng tăng.

Giá gạo tăng cao làm giảm tính cạnh tranh của gạo Việt

Theo Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, giá gạo tăng cao làm cho tính cạnh tranh của gạo Việt Nam kém hơn so với các nước xuất khẩu khác. Dự kiến quý 3/2023, giá gạo sẽ giảm khi đó doanh nghiệp mới có thể đàm phán ký các hợp đồng mới, còn hiện tại số lượng hợp đồng ký mới là rất ít, do doanh nghiệp chỉ có thể bán được một vài loại hàng đặc biệt mà các nước khác không có.

Đối với các loại gạo trắng thường, gạo thơm, gạo Jasmine … Thái Lan, Ấn Độ đều có nhưng giá của Việt Nam đang cao nhất, trong khi chất lượng cũng bình thường nên khách hàng đến hỏi giá và không mua.

“Giá gạo tăng cao không phải điều mà doanh nghiệp mong muốn, điều họ mong muốn là giá gạo Việt Nam ở mức vừa phải để tăng tính cạnh tranh, và có thể ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo.

Đối với nông dân, giá gạo tăng cao họ cũng không có lợi nhuận nhiều, vì chi phí đầu vào cao nên bà con phải bán cao, chỉ những khâu trung gian trong chuỗi sản xuất lúa gạo mới có lợi. Đây là những bất cập lớn của ngành lúa gạo Việt Nam”, ông Phan Văn Có nói.

Chia sẻ quan điểm với ông Phan Văn Có, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở miền Tây cho biết, Tổng cục Dự trữ Nhà nước triển khai dự trữ 220.000 tấn gạo loại 15% tấm nhập kho dự trữ quốc gia trong năm 2023 theo Quyết định số 139/QĐ-TCDT, và sẽ đóng thầu xét duyệt vào ngày 26/6 cũng là yếu tố đẩy giá gạo tăng cao.

Mặt khác, thị trường Indonesia cũng đang tăng mua gạo cho nhu cầu trong nước, trong khi vụ Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa thu hoạch rộ, diện tích sản xuất giống lúa IR 50404, OM 380 … đã giảm khá nhiều (các giống lúa dùng làm gạo 5% tấm, 15% tấm), lúa từ Campuchia xuất khẩu sang cũng đã hết.

“Nguồn cung khan hiếm là các yếu tố chính khiến giá gạo IR 50404 và OM 380 khó xuống thấp nếu khi thu hoạch lúa không bị mưa”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 3,62 triệu tấn, tương đương 1,92 tỷ USD, tăng 30,8% về khối lượng, tăng 41,6% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2022, giá trung bình đạt 529,4 USD/tấn, tăng 8,3%.

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường Đông Nam Á đạt 2,14 triệu tấn, tương đương 1,07 tỷ USD, tăng 43,3% về lượng, tăng 54,2% kim ngạch. Chiếm 69,15% tổng lượng gạo xuất khẩu, và chiếm 79,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong đó, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 42,3% trong tổng lượng và chiếm 40,3% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu, đạt 1,53 triệu tấn, tương đương 772,43 triệu USD, giá trung bình 504 USD/tấn, tăng 20,6% về lượng, tăng 31% về kim ngạch và tăng 8,6% về giá so với 5 tháng đầu năm 2022.

Thị trường Indonesia đứng thứ 2 đạt 369.032 tấn, tương đương 181,36 triệu USD, giá 491,4 USD/tấn, tăng tăng 16 lần về lượng và tăng 16,19 lần về kim ngạch và tăng 1,3% về giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10,2% trong tổng lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Đứng thứ ba là Malaysia với lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 185.232 tấn, trị giá 90,071 triệu USD, so với 5 tháng đầu năm 2022, tăng 8,02 lần về khối lượng và tăng 8,04 lần về kim ngạch.

25% gạo xuất khẩu trực tiếp sẽ mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam vào năm 2030 25% gạo xuất khẩu trực tiếp sẽ mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam vào năm 2030
Đó là một trong những mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023.
Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo thơm sang thị trường EU
Hạn ngạch thuế quan từ EVFTA đã giúp lượng gạo thơm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU tăng dần qua từng năm. Hiện có 9 giống lúa thơm được phép xuất khẩu vào thị trường này, trong đó giống lúa Nàng Hoa 9, được Tập đoàn Lộc Trời ký hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác thương mại

Nguyễn Huyền
Nguồn:

Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản

Ngày 10/7, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Định vị Việt Nam - Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Sự kiện đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng một chiến lược bài bản nhằm nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, cơ quan báo chí, tổ chức quốc tế, chuyên gia truyền thông và doanh nghiệp.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò của ASEAN như

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024