--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:11 | 05/09/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái

Hát then - văn hoá đặc sắc của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và theo nhiều người dân vùng núi phía Bắc, những điệu then cổ bên cây đàn tính trầm bổng luôn có sức hút đặc biệt.
Giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào Giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Tối 2/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã long trọng tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Sudan tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Sudan tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ UNMISS do Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 của Việt Nam chủ trì đã tổ chức Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945-2/9/2022).

Nghệ nhân nhân dân Hà Thuấn (xã Tân An, huyện Chiêm Hoá) là người đã dành cả cuộc đời để hát và truyền dạy những điệu then của người Tày ở Tuyên Quang. Dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông vẫn rất rành rọt và nhớ không thiếu một chi tiết nào trong các câu chuyện về then cổ của người Tày quê hương.

Nghệ nhân Hà Thuấn kể, trước đây, những làn điệu then chủ yếu do các thầy cúng hát vào những dịp làm lễ cho các gia đình trong thôn bản. Ngày nhỏ, ông thường theo chân các cụ già đi xem lễ cúng, rồi những điệu then cứ thế ngấm vào người lúc nào không hay. Cả cuộc đời mình, nghệ nhân Hà Thuấn dành phần lớn thời gian để sưu tầm và truyền dạy những điệu then cổ và giới trẻ chính là lớp người được ông ưu tiên, đặt nhiều kỳ vọng để gìn giữ và phát triển những làn điệu then cổ.

Nghệ nhân Hà Thuấn nói: "Trước đây có một thời gian người ta bảo mê tín, nhưng bây giờ UNESCO công nhận rồi tôi rất phấn khởi, nên tôi cố gắng làm sao gìn giữ bản sắc của dân tộc mình, mở các lớp để truyền dạy cho các thế hệ trẻ, để người ta biết được, giữ gìn được. Tôi cũng nói với các lớp tôi dạy rằng, truyền dạy cho các cô, các cháu học mà biết, sau này các cô, các cháu phải truyền dạy để giữ gìn, không là sau này mai một".

Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái
Đưa hát then vào trường học tại Lạng Sơn (Ảnh: Duy Thái).

Có thể thấy ở đâu có người Tày, Thái, Nùng là ở đó có then, nghi lễ then. Nghi lễ then có giá trị nghệ thuật rất cao, rất nhân văn và đều hướng đến cuộc sống con người. Người xưa giải thích về mối quan hệ sâu sắc giữa con người với với con người; con người với thiên nhiên, vạn vật cũng như bày tỏ khát vọng, lòng tin, chỗ dựa tinh thần (tín ngưỡng tâm linh) để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống thời bấy giờ khi chưa có khoa học làm nền tảng.

Nghệ nhân Hà Ngọc Cao, ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cho biết then chứa đựng tính nhân văn rất cao, phản ánh khả năng sáng tạo tuyệt vời về đời sống văn hóa tinh thần của tổ tiên xa xưa, thể hiện tình yêu giữa con người với con người, con người với thiên nhiên vạn vật cỏ cây, tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc... Do đó, qua việc truyền dạy then cũng là giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn.

"Then cổ ý nghĩa giáo dục con người làm ăn, đạo đức cha mẹ tổ tiên, ông bà, giáo dục con người làm công việc thiện, phản ánh những việc làm sai trái, đạo lý sống thế nào cho tốt đời đẹp đạo. Chúng tôi cũng đã mở một lớp truyền dạy cho các cháu từ 8 tuổi rồi người lớn 60 tuổi học một lớp, cũng thành đạt được một lớp rồi, cũng mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để sau này dần phát triển mở rộng thêm nhiều lớp" - nghệ nhân Hà Ngọc Cao nói.

Để lan tỏa những điệu Then của dân tộc, những nghệ nhân then không chỉ dạy trực tiếp cho thế hệ trẻ và những người yêu thích then, mà họ còn tổ chức các lớp học trực tuyến cho những người ở xa, đưa những điệu hát then, nghi lễ then lên mạng xã hội. Thậm chí có nghệ nhân đã lan tỏa những điệu then tới nhiều nước trên thế giới.

Nghệ nhân Chu Văn Thạch, ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và nghệ nhân Nguyễn Xuân Hữu, ở Hà Giang cho biết: "Tới bây giờ tôi đã dậy nhiều lớp then, vừa dạy trực tiếp và dạy online cũng đạt hiệu quả cao. Trong những học sinh tôi dạy, đã có người lại đi truyền dạy cho những người khác. Hiện mình vẫn đang dạy trực tuyến cho các bạn ở xa, đặc biệt có những bạn ở TP.HCM. Trong thời gian mình truyền dạy, đưa lên Youtube mình gặp những vị khách nước ngoài, cũng có những bạn nước ngoài là học sinh ở bên Mỹ thích học hát then, đàn tính... Mình cũng có dạy cả một số bạn ở Đức. Qua đó, mình thấy hát then rất tuyệt vời, vì để lan tỏa sang nước ngoài là điều khó và khi làm được mình thấy rất tự hào".

Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, bảo tồn then trong cộng đồng đã được chú trọng thực hiện, với việc mở các lớp truyền dạy then, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ. Then được các bạn trẻ đón nhận tích cực qua nhiều hoạt động cụ thể, hiện hữu trong cuộc sống.

Người giữ “hồn” chiêng dân tộc ở xã Đạ M’Rông Người giữ “hồn” chiêng dân tộc ở xã Đạ M’Rông
Giữ gìn và tô thắm tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa Bình Định với các tỉnh Nam Lào Giữ gìn và tô thắm tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa Bình Định với các tỉnh Nam Lào
Theo Phương Thoa/VOV1
Nguồn:

Tin bài liên quan

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Không gian văn hóa Tết các dân tộc

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2.
Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.
Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An

Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An

Mới đây, tại bản Cu (xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), CLB Tennis Báo chí Nghệ An phối hợp với UBND xã Quang Phong đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu vượt lũ nhằm phục vụ cho gần 400 hộ dân của hai bản Cu và Tỉn Pú.

Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới 4 nước bạn bè truyền thống của Việt Nam, trong đó có Azerbaijan, phóng viên tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Việt Nam - Azerbaijan, Nguyên Trưởng ban liên lạc các cựu sinh viên Việt Nam tại Azerbaijan về những kỷ niệm sâu sắc, kỳ vọng vào tương lai và vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc củng cố quan hệ hai nước.
Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là sự kiện văn hóa – tâm linh vì hòa bình quan trọng của cộng đồng Phật giáo toàn cầu. Việt Nam đã 4 lần đăng cai Vesak, để lại dấu ấn sâu sắc cả về tổ chức và nội dung.
Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Nga Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, với ý chí, lòng quả cảm và tình yêu tổ quốc, nhân dân Xô viết đã giữ vững nền độc lập và chặn đứng quân phát xít xâm lược thế giới.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng khi lần đầu tiên đến thăm Kazakhstan trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Kazakhstan.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

Ngày 6/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ do Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng tổ chức.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024