--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
20:13 | 08/08/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gìn giữ nét đẹp tranh làng Sình

Làng nghề Tranh dân gian Làng Sình được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống. Sau bao thăng trầm của cuộc sống, tranh làng Sình xứ Huế vẫn được bảo tồn, vẹn nguyên giá trị.
Cần xây dựng Luật tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Cần xây dựng Luật tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Làng nghề nước mắm Tam Thanh:  Gìn giữ hương vị quê hương; phát triển kinh tế địa phương Làng nghề nước mắm Tam Thanh: Gìn giữ hương vị quê hương; phát triển kinh tế địa phương
Người hồi sinh dòng tranh từ thế kỷ XV của cố đô Huế
Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế (trước đây Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách Huế không xa, ở về phía hạ lưu sông Hương) (Ảnh minh họa).

Được biết, cái tên Sình có nhiều cách giải thích khác nhau: Có người cho rằng đó là dấu ấn Chăm còn sót lại như Truồi, Sịa, Ô Lâu… Nhưng nếu đi từ sự luận giải về quá trình lịch sử hình thành gắn với hoạt động kinh tế, văn hoá của làng thì có hai ý kiến. Một là, Sình là biến âm của Hình – một thế võ của làng. Hai là, Sình gọi theo tên chợ của làng – chợ Sình – vốn nổi tiếng lắm cá nhiều tôm đến nỗi dư thừa, ế ươn nên người dân gọi là Sình.

Ra đời trong lòng dân gian nên dòng tranh làng Sình chịu ảnh hưởng và mang dáng dấp của tín ngưỡng dân dã riêng biệt cùng đặc thù trong mỗi chất liệu, màu sắc, chủ đề, đường nét, bố cục…

Theo truyền thuyết kể lại, thời Trịnh - Nguyễn, trong đoàn người tìm vào đất Thuận Hóa định cư, ông Kỳ Hữu Hòa, mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản của làng quê mình để mưu sinh, tranh làng Sình ra đời từ đó. Huế, mảnh đất của rất nhiều những tín ngưỡng văn hóa dân gian như lễ thờ cúng tổ tiên; lễ kỵ giỗ; lễ cúng “bất đắc kỳ tử”; lễ tảo mộ; lễ cúng gia tiên theo sóc vọng lễ tiết; lễ trai điếu bạt độ; thờ thần cửa ngõ; lễ cúng tiên sư;… Chính vì đặc điểm này mà tranh làng Sình có cơ sở để phát triển lâu dài. Nghề tranh hình thành từ khi lỵ sở của Huế còn ở Hóa thành, nghề tranh phát đạt không lâu sau đó. Tranh làng Sình hay làng Lại Ân là một loại tranh in rời từng tờ một bằng khuôn khổ gỗ thị, mít, kền để tạo đường nét. Sau khi in xong người ta tô lại bằng những gam màu được chế từ vỏ sò điệp, màu lá, tro, gạch…

Ngay từ khi hình thành, tranh làng Sình tuy có nhiều đặc điểm giống với dòng tranh Đông Hồ, nhưng “để phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng trong các lễ cầu an, giải hạn ở đây nên các nghệ nhân đã chế ra các bản khắc hình vẽ khác. Thế nên, tranh làng Sình mới nổi danh là dòng tranh thờ cúng”, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết.

Tranh làng Sình là dòng tranh chính phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế từ bao đời nay. Nó xuất hiện trong các dịp cúng bái, lễ tết. Sau khi cúng xong thì được đốt đi, hoá cho ông bà, tổ tiên. Mặc dù có nhu cầu sử dụng lớn như vậy, nhưng trải qua thăng trầm của lịch sử, tranh làng Sình đang dần bị mai một.

Để có một bức tranh phải trải qua 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Đầu tiên, dùng mực màu đen phết lên bản mộc rồi dùng giấy dó in thành một bức tranh thô. Đem phơi cho khô mực rồi dùng các loại màu tự pha chế để tô vẽ họa tiết lên tranh, sau đó đem phơi lại cho khô mới thành một bức tranh hoàn chỉnh.

Nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình mai một dần từ sau 1945. Chiến tranh loạn lạc chẳng mấy ai để ý đến chuyện thờ cúng cho đúng với truyền thống, lễ nghi. Tranh giấy làng Sình làm ra bán không ai mua, người dân bỏ giấy, bỏ mực chuyển sang làm những nghề khác để mưu sinh.

Sau năm 1975, tranh Sình bị xem là văn hoá phẩm dị đoan, tiếp tay cho các lễ nghi cúng bái rườm rà… nên bị cấm sản xuất, ván khắc bị thu hồi, đốt phá. Từ đó, dân cư bỏ nghề, bỏ làng hoặc chuyển sang nghề khác, cả làng chỉ còn vỏn ven ba hộ dân bám đuổi với nghề làm tranh truyền thống.

Những khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền hơn mấy năm cũng bị thất lạc dần theo sự mai một của làng nghề này, khó có thể tìm lại những bản mộc xưa. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước kể rằng: “Để giữ được những bản mộc của ông cha để lại, tôi đã phải bọc nilon, chôn thật sâu dưới đất hàng chục năm”. Cho đến thời điểm này, ông Kỳ Hữu Phước chỉ còn giữ lại được hai bộ mộc bản có tuổi trên 150 năm.

Đất nước phát triển, người dân lao vào vòng xoáy mưu sinh, cũng không mấy người còn giữ tục lệ thờ cúng với tranh làng Sình. Nền kinh tế thị trường xâm nhập, người dân Huế cũng dần quên đi mình đã từng có một tín ngưỡng, một truyền thống tốt đẹp. Nghề tranh ở đây gần như thất truyền. Năm 1996, nhà nước có chủ trương khôi phục lại những làng nghề truyền thống, trong đó có tranh làng Sình. Tuy nhiên nghề làm tranh chỉ còn duy nhất ông Kỳ Hữu Phước nắm rõ, với quyết tâm khôi phục bằng được nghề truyền thống, ông đến từng nhà vận động người dân tham gia.

Ngày nay, cuộc sống thay đổi, ý thức con người cũng thay đổi, muốn tìm về những giá trị tinh thần đã nhạt phai. Năm 2007, tranh được tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước là sự phát triển của loại hình Du lịch văn hóa làng nghề đã tạo điều kiện hồi sinh cho tranh cổ Làng Sình. Tranh Làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh.

Trước nhu cầu của thị trường, nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình có cơ hội phục hưng. Những khuôn mộc thất truyền, người làm tranh cố gắng tìm lại nhưng số lượng không nhiều. Để có khuôn mộc in tranh truyền thống người làm tranh chỉ còn cách tìm lại những bức tranh được cất giữ rồi tự làm lấy bản mộc. Hiện tại, người làm tranh làng Sình phục hồi được 25 bản mộc để in tranh truyền thống. Từ việc đứng trước nguy cơ biến mất, tới vài ba hộ dân, tăng lên chục hộ rồi dần tăng lên con số vài chục hộ trở lại với nghề. Đến thời điểm này, làng Sình có 32 hộ làm nghề tranh truyền thống, chủ yếu làm lúc nông nhàn.

Làng nghề bánh tráng hơn 200 năm trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Làng nghề bánh tráng hơn 200 năm trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Cần Thơ: Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Cần Thơ: Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đình Minh
Nguồn: nguonluc.com.vn

Tin bài liên quan

Đẩy mạnh hợp tác du lịch, văn hóa giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương Vương quốc Bỉ

Đẩy mạnh hợp tác du lịch, văn hóa giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương Vương quốc Bỉ

Hai bên tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt là phát huy những mối quan hệ đã thiết lập nhất là các lĩnh vực du lịch, văn hóa.
450 nghệ sĩ trình diễn trong đêm kỷ niệm 30 năm vinh danh Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Việt Nam

450 nghệ sĩ trình diễn trong đêm kỷ niệm 30 năm vinh danh Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Việt Nam

Từ 16-18/6, nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn và ý nghĩa được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới.

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.
Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 03/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2). Hướng dẫn nêu rõ việc tổ chức tha người được đặc xá vào ngày 01/9/2025.
Tổ chức Espérance ACTI (Thụy Sĩ) hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục tại Việt Nam

Tổ chức Espérance ACTI (Thụy Sĩ) hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục tại Việt Nam

Tổ chức Espérance ACTI (Thụy Sĩ) đã triển khai hàng loạt dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục tại các địa phương ở Việt Nam. Các công trình như giếng nước, cầu giao thông nông thôn và các điểm trường mới đã được khánh thành, góp phần nâng cao chất lượng sống và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của trẻ em, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu vực nông thôn.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024