--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:47 | 10/03/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường

Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa (nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã có từ lâu đời nay, là nghề cha truyền con nối. Với đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc nghề của cha ông để lại.
Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tiếng Việt vẫn thắp trên môi chúng ta mỗi ngày, là thước đo tâm hồn người Việt, là dòng chảy bất tận trong những tác phẩm văn chương, trong lời ca tiếng hát và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Khẳng định uy tín của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình Khẳng định uy tín của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình
Ngày 1/3, tại Hà Nội, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị lập kế hoạch lần cuối cho Diễn tập thực địa cuối kỳ Nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021 - 2023) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).
Chú thích ảnh
Trong ảnh: Từng lớp bột giấy mỏng tách khỏi khuôn liềm theo từng lớp chồng lên nhau, khoảng 40 - 50 tờ, sau đó chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước rồi tách giấy đem phơi khô.

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc là một trong 5 hộ duy trì sản xuất giấy dó tại Suối Cỏ. Ông chia sẻ, nghề làm giấy dó của người Mường đã tồn tại từ hàng trăm năm. Xưa kia, giấy dó được tạo ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Đến nay, giấy dó trở thành nguyên liệu để nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh... Đặc biệt, với sự sáng tạo, các nghệ nhân đã tiếp tục đổi mới sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng để làm ra các sản phẩm trang trí, gói quà mang tính thẩm mỹ cao.

Làm giấy dó chủ yếu với công nghệ sản xuất thủ công. Nhiều năm trước tại xóm Suối Cỏ có vài hộ gia đình chật vật duy trì sản xuất nhỏ lẻ theo đơn đặt hàng của cá nhân trong và ngoài nước. Ông Chúc đã từng mang ba lô giấy dó, bắt xe lên Văn Miếu (Hà Nội), phố cổ Thành Nam (Nam Định), tìm những người yêu viết chữ, viết câu đối để bán cho họ. Nhưng không ít lần ông trở về nhà chán nản với ba lô còn nguyên giấy dó. Tuy nhiên, với tâm huyết và niềm tin mãnh liệt vào giá trị của một sản phẩm truyền thống, ông Chúc đã bằng mọi cách duy trì nghề, từng bước liên kết với các cá nhân, tổ chức tìm đầu ra cho sản phẩm giấy dó.

Chú thích ảnh
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc là 1 trong 5 hộ gia đình duy trì công việc sản xuất giấy Dó tại xóm Suối Cỏ nhiều năm nay và vẫn phát triển mạnh mẽ.

Theo ông Chúc, quá trình sản xuất sản phẩm giấy dó phức tạp, trải qua 35 công đoạn, từ việc lấy nguyên liệu, ngâm ủ đến làm ra sản phẩm phải mất nửa tháng. Loại cây được sử dụng để làm giấy nhiều nhất hiện nay là cây dó và cây dướng (người Mường còn gọi là cây ráng). Cây dướng phải chọn những cây bánh tẻ, khoảng 3 đến 4 năm tuổi, đủ lớn để bóc vỏ cứng bên ngoài, rồi phơi cho thật khô để tránh vỏ cây bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấy.

Vỏ cây dướng được ngâm trong nước từ 2 đến 3 ngày để làm mềm ra. Khi vỏ đã đạt tiêu chuẩn về độ mềm sẽ được cắt thành các đoạn dài khoảng 1m, được buộc thành những bó nhỏ, ngâm qua nước vôi đặc (giúp vỏ có thể chín đều) rồi xếp vào thùng nấu đun liên tục trên 10 tiếng, ủ qua 1 ngày 1 đêm. Khi vỏ cây dướng đã nguội, vớt ra rửa sạch vôi hoàn toàn... rồi lại tiếp tục ngâm trong nước sạch khoảng 7 đến 10 ngày để thải hết nhựa cây và chất vôi.

Sau khi đã ngâm mềm, vỏ cây dướng được cho vào bể nghiền thành bột để làm giấy. Bột cây dướng được hòa kỹ cùng nước sạch và nước gỗ mò trong bể tráng giấy. Công đoạn tráng giấy sẽ quyết định độ dày - mỏng - mịn của tờ giấy. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo nên thường được người phụ nữ Mường đảm nhiệm. Bà Hoàng Thị Hậu (vợ ông Nguyễn Văn Chúc) đảm nhận công việc tráng giấy cho biết, bà dùng khuôn liềm để seo giấy dó. Bột giấy lỏng được đổ lên khuôn, tráng mỏng và đều để róc nước, sau đó với động tác nhanh, dứt khoát nhấc liềm lên, từng lớp bột giấy mỏng đó tách khỏi khuôn liềm theo từng lớp chồng lên nhau. Mỗi đợt đủ khoảng 40 đến 50 tờ, sau đó chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước rồi tách giấy đem phơi khô. Cứ 10 kg vỏ tươi hoặc 4 kg vỏ khô nguyên liệu sẽ làm ra khoảng 120 tờ giấy. Bước cuối cùng là xếp các tấm giấy thành lớp, tùy theo loại giấy mà dùng thanh nứa mảnh dọc theo khổ 10 x 20 cm hoặc 20 x 30 cm. Giấy dó sản xuất ở Suối Cỏ từ nguyên liệu tự nhiên nên chất lượng tốt, có độ bền dai, màu giấy tự nhiên gặp nước không phai và không bị mối hay gián nhấm.

Chú thích ảnh
Mỗi đợt seo đủ khoảng 40 - 50 tờ rồi chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước, tiếp đến tách giấy đem phơi khô. Cứ 10 kg vỏ tươi hoặc 4 kg vỏ khô nguyên liệu sẽ làm ra khoảng 120 tờ giấy có giá dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/tờ.

Gia đình bà Hoàng Thị Chi, xóm Suối Cỏ tham gia làm giấy dó cùng gia đình ông Chúc đã gần 20 năm. Theo bà Chi đây là nghề của ông cha để lại nên ngoài việc làm kiếm thêm thu nhập, gia đình bà cũng mong muốn chung tay gìn giữ nghề truyền thống của người Mường.

Hiện nay cơ sở của ông Chúc sản xuất giấy dó theo các đơn đặt hàng với số lượng lên đến hàng nghìn tờ. Giá cũng được chia thành nhiều loại, tùy theo độ dày mỏng của giấy, từ 10.000 - 15.000 đồng/tờ. Tuy giá thành rẻ, thu nhập không cao nhưng kinh tế của những gia đình làm giấy dó ổn định và phát triển. Nhiều thời điểm, cơ sở không kịp làm với những đơn hàng lớn do nguồn nguyên liệu không có sẵn và khó tìm. Ngoài các tỉnh miền Bắc, vào các dịp giáp Tết, giấy dó của người Mường Suối Cỏ còn được các công ty lữ hành, du lịch khu vực miền Trung, miền Nam và các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Pháp… tin tưởng lựa chọn sử dụng, cho giá trị thẩm mỹ cao.

Trưởng xóm Suối Cỏ, ông Hoàng Văn Độ cho biết, những năm trở lại đây, nghề làm giấy dó đã có nhiều người biết đến, nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua giấy dó làm quà. Với những nỗ lực trong lao động và sản xuất, cùng ý chí gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc của người dân, chính quyền huyện Lương Sơn đang triển khai những chính sách phù hợp để hỗ trợ các gia đình ở xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, song song với việc bảo tồn, phát triển nghề làm giấy dó thủ công truyền thống của người Mường, từng bước tạo dựng thương hiệu, xây dựng làng nghề, hướng đến hình thành điểm du lịch trải nghiệm cộng đồng, tạo thêm thu nhập cho lao động địa phương.

Theo Lưu Trọng Đạt/TTXVN

https://baotintuc.vn/van-hoa/gin-giu-nghe-truyen-thong-lam-giay-do-cua-nguoi-muong-20230310090726722.htm

Phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại nhân dân trong gìn giữ hòa bình Phát huy hơn nữa vai trò của đối ngoại nhân dân trong gìn giữ hòa bình
Bí quyết giữ gìn hạnh phúc của cặp vợ chồng Việt Nam - Israel Bí quyết giữ gìn hạnh phúc của cặp vợ chồng Việt Nam - Israel
Theo Lưu Trọng Đạt/TTXVN
Nguồn:

Tin bài liên quan

Truyền thông Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Truyền thông Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn của Nhật Bản tối 5/12 đã thông tin nổi bật về cuộc hội đàm diễn ra chiều 5/12 giữa Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản.
Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Truyền thông về ASEAN: cần biến thông tin thành tri thức cho người dân

Đây là nội dung được ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, ASEAN và UNESCO do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội.
OKVIP - Giải pháp truyền thông chất lượng

OKVIP - Giải pháp truyền thông chất lượng

Với sự chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, và thể thao, cùng với việc cung cấp các dịch vụ quảng cáo và SEO chất lượng, OKVIP đã xây dựng được danh tiếng là một tập đoàn uy tín và đáng tin cậy trong lòng đông đảo khách hàng và đối tác.

Đọc nhiều

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

[Video] Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Ngày 9/5, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga).
Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Tân Giáo hoàng gửi thông điệp hòa bình đến thế giới

Lúc 6:07 tối, ngày 9/5 giờ địa phương (11h07 đêm 8/5, giờ Việt Nam), khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine báo hiệu Đức Hồng y Robert Francis Prevost của Mỹ đã được bầu làm Giáo hoàng thứ 267, trở thành nhà lãnh đạo tinh thần mới của 1,4 tỷ người Công giáo trên thế giới. Ông chọn tông hiệu là Leo XIV và mở đầu bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới bằng lời chào “bình an”.
Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Ngày Chiến thắng ở Nga: Những mốc lịch sử và con số đáng nhớ

Từ năm 1995, các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ đã trở thành nghi thức trọng thể thường niên nhân Ngày Chiến thắng của Nga. Từ năm 2008, sự kiện này có thêm phần trình diễn các khí tài quân sự hạng nặng.
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Thời tiết hôm nay (5/5): Bắc Bộ nắng nóng trên diện rộng

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, khu vực Bắc Bộ được dự báo chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (3/5): Cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều và tối 2/5, khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to. Chiều và tối 3/5, hai khu vực này có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024