--> -->
Trang chủ Hữu nghị Thân gửi Việt Nam
07:03 | 07/12/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

GS.TS Ahn Kyong Hwan: Hà Nội là sao vàng trong tôi

LTS: Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức Cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” dành cho người nước ngoài và kiều bào. Giải đặc biệt của cuộc thi đã được trao cho GS.TS Ahn Kyong Hwan, Công dân danh dự Thủ đô, với tác phẩm giàu cảm xúc mang tựa đề “Hà Nội là sao vàng trong tôi”. Dưới đây là nội dung bài viết của GS.TS Ahn Kyong Hwan được trao Giải đặc biệt vào tháng 10/2024:
Giáo sư Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc): Tôi yêu Việt Nam, yêu “hồn Việt”
Giáo sư Hàn Quốc với bài viết “Hà Nội là sao vàng trong tôi” giành giải Đặc biệt cuộc thi viết về Hà Nội

Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội!

Ngày kỷ niệm tràn đầy sự cảm kích. Ngày 6 tháng 10 vừa qua, trước tượng đài Lý Thái Tổ, lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội đã được tiến hành một cách long trọng và trang nghiêm. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các quan chức cấp cao đã cùng tham dự với người dân Thủ đô đến cuối buổi lễ kỷ niệm. Đây là những nhà lãnh đạo đáng tự hào. Ngày hôm đó tôi được mời tham dự sự kiện với tư cách là Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội. Đây là một vị trí vinh dự đối với tôi.

Tôi có duyên với Việt Nam lần đầu tiên vào khoảng thời gian từ năm 1974. Năm nay đã đúng tròn 50 năm. Tôi đến Hà Nội lần đầu vào năm 1989. Lúc đó, là khoảng thời gian trước khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao nên hầu như không có người Hàn Quốc và hoàn toàn không có nhà hàng Hàn Quốc. Đã 35 năm kể từ khi tôi đặt chân đến Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam đã dạy cho tôi rất nhiều điều. Tôi cũng đã gặp rất nhiều người bạn tốt ở Việt Nam. Tôi gần như đã đi khắp dải đất hình chữ S từ điểm cực bắc Lũng Cú Việt Nam, nơi địa đầu của tổ quốc ngọn núi Sapa đến điểm cực nam Mũi Cà Mau.

GS.TS. Ahn Kyong Hwan, Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội với tác phẩm “Hà Nội là sao vàng trong tôi”.
GS.TS. Ahn Kyong Hwan, Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội được trao Giải đặc biệt của cuộc thi viết "Hà Nội trong tôi" với tác phẩm “Hà Nội là sao vàng trong tôi”. (Ảnh: HAUFO)

Nếu so sánh Hà Nội của ngày hôm nay với Hà Nội cách đây 35 năm thì sự thay đổi này giống như câu thành ngữ “Thương hải tang điền”. Lần đầu tiên khi tôi đến Hà Nội, thành phố thiếu điện cũng không có nhiều xe ôtô trên đường xá. Hiện nay cũng có nhiều xe đạp và xích lô nhưng không nổi bật. Nếu so với lần đầu tiên tôi đến thì Hà Nội hiện nay với những rừng cao ốc đang mọc nên, sự thay đổi này giống như sự biến đổi diện mạo một cách hoàn toàn như đất với trời. Hà Nội lần đầu tiên mà tôi thấy vào năm 1989 có vẻ lạ lẫm nhưng đối với tôi thì nó rất vĩ đại.

Hà Nội là Thủ đô có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, vào năm 1010 được vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô và năm 1014 trở thành Cố đô. Năm 1009, vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư di chuyển từ nơi này qua nơi khác để tìm nơi lập Kinh đô rồi cuối cùng đến thành Đại La. Và trong giấc mơ, vua Lý Công Uẩn đã nhìn thấy con rồng bay lên bầu trời. Đây được coi là điềm tốt cho sự thịnh vượng của đất nước, nơi đây đã được chọn làm Kinh đô và đổi tên thành Thăng Long. Thăng Long có nghĩa là “Rồng bay lên trời”.

Năm 1243, dưới thời nhà Trần “Thăng Long” đã được đổi thành “Long Phượng”. Thời kì cuối nhà Trần, Hồ Quý Ly đã đổi tên thành “Đông Đô”.

Lịch sử đổi tên Hà Nội phù hợp với sự thay đổi của lịch sử Việt Nam. Đến thế kỷ 15 khi nhà Minh xâm lược, Lê Thái Tổ đã đánh bại quân đội nhà Minh và đổi tên từ Đông Quan thành Đông Kinh, đến năm 1527 dưới thời nhà Mạc tên của kinh thành đã được đổi lại thành “Thăng Long”.

Bức tượng Lý Thái Tổ nhìn xuống hồ Hoàn Kiếm là biểu tượng mang tính lịch sử của Hà Nội. Hậu duệ của Lý Thái Tổ lưu vong sang triều đại Goryeo ở bán đảo Hàn trong thế kỷ 12 và 13 rồi trở thành tổ tiên của hai dòng họ Lý Tinh Thiện và Lý Hoa Sơn. Điều này đang chứng minh cho lịch sử của mối quan hệ huyết thống giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

“Thăng Long - Văn hiến Hà Nội!”. Chỉ nghe cụm từ đó thôi tôi đã thấy xao xuyến biết nhường nào. Người dân Hà Nội rất tự hào về lịch sử và truyền thống. Niềm tự hào đó chính là lòng yêu nước. Bằng lòng yêu nước đó, ngày 7 tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam đã đấu tranh và chiến thắng thực dân Pháp. Vào ngày 10 tháng 10 năm đó, Hà Nội lại được ôm trong vòng tay của dân tộc. Đến nay đã là 70 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng Hà Nội khỏi tay thực dân Pháp.

Năm 1789, cách đây 235 năm, Hoàng đế Quang Trung của triều đại Tây Sơn đã đánh tan cuộc xâm lược của nhà Thanh trong trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa, tạo nên một trang sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam.

Năm 1258, khi quân Mông Cổ tiến vào thì quân và dân Việt đã đứng lên hợp sức đánh bại quân xâm lược trong trận chiến Đông Bộ Đầu và đã giữ được Hà Nội. Đó là một chiến thắng lịch sử vĩ đại cách đây 766 năm.

Như vậy, cứ mỗi khi đất nước gặp khó khăn hay những lần bị giặc ngoại xâm đánh chiếm thì người dân Hà Nội luôn luôn đứng lên và sẵn sàng chiến đấu, giành lại Hà Nội từ tay kẻ thù và bảo vệ đất nước.

Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay trung tâm Thủ đô Hà Nội, nơi lưu giữ lịch sử đẹp đẽ và truyền thống sống động. Những bước chân nhẹ nhàng của người dân Hà Nội chào đón buổi sáng hòa nhịp với truyền thuyết về Tháp Rùa. Việc đi tản bộ và ngắm nhìn những hàng cây xung quanh hồ cùng với vị cà phê dịu nhẹ uống tại một quán cà phê thực sự là một tuyệt phẩm. Màu nước hồ Hoàn Kiếm đúng như tên gọi cũ là “Lục Thủy" nghĩa là nước xanh.

Tại Hồ Hoàn Kiếm có nhiều di tích lịch sử. Đi qua cầu Thê Húc sẽ tới đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc được Nguyễn Văn Siêu xây dựng năm 1865. Thê Húc có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm".

Có hồ Hoàn Kiếm khiến Hà Nội là Hà Nội. Các di sản văn hóa xung quanh như Nhà thờ lớn, Ngân hàng Nhà nước, Nhà hát lớn… được bảo tồn nguyên vẹn, minh chứng rằng việc Hà Nội là kinh đô cổ kính với hơn 1.000 năm tuổi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng dân tộc và là biểu tượng của Việt Nam. Thi hài của Người được gìn giữ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình. Quảng trường Ba Đình chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945. Và trong suốt 24 năm lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhân dân Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành độc lập với thực dân Pháp và giành lại độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam được UNESCO công nhận. Suốt thời gian phong trào độc lập cũng như sau khi giành được độc lập, cả một đời sống trong sự giản dị, Người luôn chia sẻ những khó khăn và niềm vui với người dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh không coi người dân là đối tượng "để cai trị". Với Người, nhân dân luôn là đối tượng "cùng nhau, cùng nhau". Triết lý của Người là tinh thần 3 cùng: "cùng làm việc, cùng ăn, cùng ngủ" với nhân dân.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, khi mới 21 tuổi, để có thể tìm người có thể hỗ trợ cho niềm khát vọng mang tính chủ nghĩa dẫn tộc của bản thân, Hồ Chí Minh đã quyết định làm phụ tá cho tàu buôn Pháp Amiral Latouche-Tréville (phiêm âm: Tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin), neo đậu tại cảng Sài Gòn và đã đến Pháp. Kể từ thời điểm này, trong suốt 30 năm hoạt động phong trào độc lập ở nước ngoài, Người đã trải qua tất cả mọi khó khăn. Về điểm đó, chưa ai từng trải qua nhiều công việc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã làm nhiều công việc khác nhau như làm vườn, dọn vệ sinh, thợ mỏ, phụ bếp, nhiếp ảnh gia và họa sĩ vẽ tranh cổ Trung Quốc. Để có thể duy trì kế sinh nhai Người đã làm tất cả những việc đến mức không có việc gì mà người chưa từng làm. Người đã thực sự rất vất vả. Khi còn là một người thợ nung, Người mang theo gạch nung nóng để dưới gầm giường để chiến đấu với cái lạnh và cứ như vậy ngủ. Có thể nói rằng Người đã trải qua tất cả những nỗi đau mà con người có thể chịu đựng được. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là người ăn bánh mì nước mắt mà là người từng ăn bánh mì máu, là người lãnh đạo hiểu rõ hơn bất cứ ai về cảm giác và tâm trạng của người dân đói khát, biết được sự quan trọng của tự do trong cuộc sống ngục tù.

Chủ trương "Không có gì quý hơn độc lập và tự do" trong cuộc sống đời thường, và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò tuyệt đối trong việc đạt được độc lập và thống nhất Việt Nam, một lần nữa Người lại viết nên huyển thoại bất bại của chiến tranh cho lịch sử Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm gương cho mọi việc, cùng người dân sống chết, dự đoán tương lai đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật từng lang thang khắp thế giới vận động phong trào độc lập. Do đó, Người đã gặp gỡ, giao tiếp với các nhà cách mạng trên toàn thế giới và thu hút sự ủng hộ. Người là một nhà lãnh đạo chính trị mang cảm tầm vóc quốc tế, Người có thể nói tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Thái và ba phương ngữ Trung Quốc. Người vừa là một chính trị gia vừa là một nhà văn sinh ra ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh bị bắt và bị giam trong 380 ngày từ ngày 27 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 tại doanh trại quân đội (Tưởng Giới Thạch:1887-1975). Người đã trải qua cuộc sống trong tù tại 18 nhà tù ở 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và tại đây người đã viết "Nhật ký trong tù" với 133 bài. "Nhật ký trong tù" là một tập thơ do người Việt Nam viết bằng tiếng Hán. "Nhật ký trong tù" cho thấy các nhà lãnh đạo dân tộc Việt Nam không nản lòng trong cái lạnh và cái đói trong tù, mà chỉ thể hiện tinh thần yêu nước chỉ nghĩ đến tổ quốc, tính nhân văn khiêm tốn và kiến thức sâu rộng vượt qua danh giới Đông Tây trong hoàn cảnh cực đoan.

Hà Nội là thành phố hòa bình. Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Những người không biết đói thì không biết vị của cơm. Những người chưa từng bị tước đoạt tự do không thể biết được sự tự do thực sự. Những người chưa từng trải qua chiến tranh không thể biết ý nghĩa của hòa bình. Những người không biết nỗi đau bị cướp mất đất nước thì không biết tầm quan trọng của độc lập.

Việt Nam xứng đáng được độc lập và tự do. Việt Nam xứng đáng được hưởng hòa bình. Bởi vì hơn bất kỳ dân tộc nào khác người Việt Nam biết rằng không có gì quý giá hơn độc lập và tự do.

Việc giải phóng Hà Nội ngày 10/10/1954 và Việt Nam giành lại độc lập là do khả năng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự đoàn kết thống nhất của nhân dân. Ngày 16 tháng 7 năm 1999, UNESCO công nhận Hà Nội là Thành phố hòa bình.

Trong tương lai Hà Nội sẽ phát triển hơn nữa với tư cách là thành phố toàn cầu dẫn dắt hòa bình thế giới. Hà Nội sẽ phát triển thành một Thủ đô nổi tiếng với lịch sử và truyền thống lâu đời.

Hãy cùng nhau nuôi dưỡng hòa bình thế giới bằng cách ngắm nhìn dòng nước xanh của hồ Hoàn Kiếm Hà Nội. Chừng nào nước hồ Hoàn Kiếm vẫn còn và xanh như viên ngọc Hà Nội, người Việt vẫn sẽ hát bài ca hòa bình, và người dân Hà Nội sẽ vẫn mãi yêu hồ Hoàn Kiếm. Chủ tịch Hồ Chí Minh tự hào về Việt Nam, truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm càng khiến Hà Nội yên bình hơn.

Mọi người trên toàn thế giới! Hãy cùng học “hòa bình” ở Hà Nội!

HAUFO tổ chức cuộc thi viết HAUFO tổ chức cuộc thi viết "Hà Nội trong tôi"
Tình yêu Hà Nội nồng nàn qua các tác phẩm tham dự cuộc thi viết “ Hà Nội trong tôi” Tình yêu Hà Nội nồng nàn qua các tác phẩm tham dự cuộc thi viết “ Hà Nội trong tôi”

GS.TS Ahn Kyong Hwan
Nguồn:

Tin bài liên quan

Yêu Hà Nội từ những cú "sốc" văn hóa

Yêu Hà Nội từ những cú "sốc" văn hóa

LTS: "Nhìn lại quãng thời gian ở đây, từ những cú “sốc” đầu tiên về giao thông, ẩm thực cho đến những trải nghiệm lang thang đường phố, những khoảnh khắc bình dị ngồi bên vỉa hè thưởng thức một tách cà phê... đều giúp tôi cảm nhận và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa, con người và nhịp sống của Hà Nội", Meng Lei - du học sinh Trung Quốc tại Trường Đại học Hà Nội viết trong tác phẩm tham dự Cuộc thi viết "Hà Nội trong tôi" do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức. Tại lễ trao giải vào tháng 10/2024, Meng Lei đã giành giải Nhất cuộc thi với bài viết "Hà Nội trong tôi". Dưới đây là nội dung tác phẩm:
Giáo sư Hàn Quốc với bài viết “Hà Nội là sao vàng trong tôi” giành giải Đặc biệt cuộc thi viết về Hà Nội

Giáo sư Hàn Quốc với bài viết “Hà Nội là sao vàng trong tôi” giành giải Đặc biệt cuộc thi viết về Hà Nội

Ngày 26/10 tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”, Liên hoan giai điệu hoà bình, hữu nghị “Âm vang thành phố hoà bình”. Chương trình do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Phát động tham gia cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”

Phát động tham gia cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi”

Cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phát động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”.

Đọc nhiều

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Nhiều nước gửi lời chia buồn với Việt Nam vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 trên vịnh Hạ Long gây thương vong lớn. Trước mất mát này, lãnh đạo Cuba và Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ tình đoàn kết với Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Những nỗ lực phục dựng Nỏ thần An Dương Vương

Lịch sử và huyền sử Việt Nam thời cổ đại có rất nhiều hướng tiếp cận, và chuyện về nỏ thần cũng là một hướng. Có nhiều ý kiến cho rằng nỏ thần chính xác có từ thời đại Hùng Vương, một lần bắn là có thể giết rất nhiều quân giặc, giúp người Việt chiến thắng quân Tần và khiến Triệu Đà sợ hãi không bao giờ dám xâm phạm Văn Lang - Âu Lạc. Nguyên lý đặc biệt của nỏ là nhờ lực trọng trường, sức mạnh cực đại ở khoảng cách xa nhất để giết được giặc.
Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Hiến máu nhân đạo nối nhịp cầu sẻ chia giữa Việt Nam và Thái Lan

Ngày 20/7, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Chương trình Hành trình Đỏ tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo. Hoạt động không chỉ góp phần bổ sung nguồn máu phục vụ điều trị, mà còn là dịp để cộng đồng người Thái và người Việt cùng lan tỏa tinh thần nhân ái, xây dựng nhịp cầu sẻ chia và vun đắp quan hệ hữu nghị hai nước.
Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị.
Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Tạo điều kiện thuận lợi để chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Ngày 19/7, phát biểu tại buổi gặp gỡ hơn 70 đại biểu trí thức trẻ Việt Nam từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI năm 2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Multimedia

Xem trên
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Thời tiết hôm nay (18/7): Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (18/7) áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là WIPHA.
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 191/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (12/7): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 12/7, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến: 10–30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.