Hà Nội chuẩn bị phương án nâng cấp hệ thống điều trị ở tầng cao
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn, Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông là 4 bệnh viện tuyến đầu được Sở Y tế Hà Nội giao phụ trách điều trị và phối hợp các bệnh viện tuyến dưới chuyển tầng. Trong đó, Thanh Nhàn đang điều trị gần 350 F0, bao gồm 70% là bệnh nhân nặng, mỗi ngày trung bình tiếp nhận 20 ca; 250 giường ICU tầng 3 và 100 giường ICU tầng 2.
TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân, có lúc lên đến 50, hầu hết là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều. Tổng số bệnh nhân đang điều trị khoảng 400 người, trong đó khoảng 40% là rất nặng. Ngoài ra, bệnh viện còn phải điều trị các bệnh nhân hậu Covid-19, là trường hợp dù đã âm tính nhưng các triệu chứng còn dai dẳng như vẫn phải thở oxy, tổn thương phổi cần phục hồi chức năng, cần sự trợ giúp của bác sĩ.
![]() |
Hà Nội củng cố hệ thống y tế điều trị bệnh nhân Covid-19. ( Ảnh minh họa ) |
Cùng với đó, các bệnh viện khác như Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Hà Đông đang được giao nhiệm vụ tuyến đầu điều trị khoảng 1.200 F0 tầng 2, 3. Hơn 4.500 bệnh nhân khác đang điều trị tại bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai), Đa khoa Đống Đa, Phổi Hà Nội, Bắc Thăng Long... Ngoài ra, bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Việt Đức cũng đang hỗ trợ thành phố chăm sóc F0 nặng.
Tính toán về khả năng đáp ứng thu dung bệnh nhân, Sở Y tế khẳng định vẫn đang ở trạng thái chủ động, không quá tải. Hiện thành phố đã mở toàn bộ giường điều trị cho bệnh nhân tầng 2, 3 ở tất cả bệnh viện. Ngoài ra, Sở Y tế sẽ huy động thêm một số bệnh viện tuyến huyện ngoại thành tại Gia Lâm, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sơn Tây. Các bệnh viện này có thể dành một nửa cơ sở điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, nửa còn lại điều trị các bệnh khác.
Trước khả năng ca nhiễm tiếp tục tăng cao trong những ngày tới, Hà Nội đã sẵn sàng tình huống 100 - 500 ca nặng/ngày. Các kế hoạch chống dịch tiếp tục bám sát kịch bản đáp ứng điều trị 100.000 ca nhiễm đã được thành phố đề ra từ nhiều tháng trước.
Với kịch bản 40.000 ca nhiễm cần điều trị, các tầng 1, 2, 3 lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800. Trường hợp ca nhiễm lên 100.000, thành phố chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng 1 (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.
Tin bài liên quan

Hà Nội đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2025

Lâm Đồng tổ chức “Ngày Văn hóa tại Hà Nội 2025” - Kết nối tiềm năng, thúc đẩy hợp tác

Ông Lê Văn Thơm làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn
Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
