--> -->
Trang chủ Kinh tế Công nghệ
05:00 | 19/07/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hàng loạt chính khách, người nổi tiếng đã bị hack Twitter như thế nào?

Một nhóm cựu nhân viên của Twitter đã sốc khi chứng kiến vụ hack tài khoản nhiều người nổi tiếng bao gồm Barack Obama, Joe Biden và Elon Musk xảy ra. Họ phân tích và đưa ra lập luận làm thế nào một cuộc tấn công MXH có thể thành công với tỷ lệ đáng kinh ngạc như vậy.
Tin tức thế giới hôm nay (16/7): Trung Quốc Tin tức thế giới hôm nay (16/7): Trung Quốc "ngại" đối đầu quân sự với Mỹ; Hàng loạt ứng viên Tổng thống bị hack Twitter
Đừng bắt em phải quên tập 19: Điều không mong muốn đã xảy ra - Vũ xuất hiện Đừng bắt em phải quên tập 19: Điều không mong muốn đã xảy ra - Vũ xuất hiện

Nhóm này đã tiến hành một cuộc điều tra không chính thức đối với các đối tượng hacker vụ việc trên. Họ đang cố gắng sâu chuỗi lại các sự kiện dựa trên kiến ​​thức về các giao thức và hệ thống kỹ thuật nội bộ của Twitter.

Ngoài nhóm này, các thành viên của Quốc hội, các chuyên gia an ninh mạng và Twitter cũng đang tìm kiếm câu trả lời. FBI cũng tham gia, tổ chức này đang điều tra vụ việc, xem xét những ảnh chụp màn hình phần mềm quản lý tài khoản nội bộ của Twitter lưu hành trên hệ thống quản lý của MXH này.

Hàng loạt chính khách, người nổi tiếng đã bị hack Twitter như thế nào?
FBI đã vào cuộc để điều tra vụ hack tài khoản Twitter nhắm đến những người có ảnh hưởng lớn mới đây.

Phân tích của họ có thể giúp giải quyết một số câu hỏi chưa được giải đáp sau khi cuộc tấn công diễn ra. Twitter đã phác thảo lại một cuộc tấn công công nghệ tinh vi, cùng với đó là phối hợp với các nhân viên tìm ra manh mối làm cách nào tin tặc có thể kiểm soát được các tài khoản.

Trong trường hợp xấu nhất, hacker sẽ dùng các tài khoản trên với mục đích tweet sai lệch về thị trường, tuyên bố giả mạo về chiến tranh hoặc tấn công hạt nhân. Thậm chí, còn có thể tung thông tin giả về tiến trình bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây.

Tấn công công cụ nội bộ của nhân viên Twitter

Cho đến nay, nhóm điều tra đã tiết lộ một số manh mối quan trọng. Nhóm này cho rằng tin tặc đang nhắm vào những người lao động có đặc quyền hành chính. Khi một số tài khoản đã bị xâm phạm, tin tặc sử dụng quyền truy cập để kiểm soát nội bộ, gửi các tweet quảng cáo lừa đảo Bitcoin theo các tài khoản đang theo dõi Bill Gates, Kanye West, Kim Kardashian West, Warren Buffett,...

Hôm 17/7, tờ New York Times trích dẫn các cuộc phỏng vấn với những người liên quan đến các vụ việc, rằng vụ hack quy mô khủng này xuất phát từ một nhóm thanh niên. Dựa trên lời giải thích sơ bộ của Twitter và các ảnh chụp màn hình đang lưu giữ, nhóm điều tra đã nhanh chóng kết luận rằng tin tặc đã truy cập vào một nền tảng nội bộ được gọi là "Công cụ đại lý" hoặc "Giao diện người dùng dịch vụ Twitter". Một công cụ nội bộ dành cho nhân viên để xử lý các yêu cầu hỗ trợ khách hàng và kiểm duyệt nội dung.

Hàng trăm nhân viên Twitter có quyền truy cập vào các công cụ trên. Đây là một nền tảng có thể hiển thị số điện thoại di động của người dùng Twitter khi họ đã đăng ký tài khoản. Cùng với đó, công cụ này còn định vị địa lý của người dùng và bất kỳ địa chỉ IP nào đã được sử dụng để truy cập tài khoản.

Ashkan Soltani, một chuyên gia bảo mật và là cựu giám đốc công nghệ tại Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, cho biết: "Không có gì lạ khi nhiều hãng công nghệ có các công cụ nội bộ như thế này. Mặc dù các tính năng và quyền chính xác có thể khác nhau giữa các công ty. Twitter có đang làm gì để phân chia chính xác quyền hạn sử dụng từng cấp bậc của nhân viên không?".

Hàng loạt chính khách, người nổi tiếng đã bị hack Twitter như thế nào?
Nhóm điều tra cho rằng hacker đã lợi dụng kẽ hở của công cụ nội bộ của nhân viên Twitter để tấn công.

Một trong những tính năng nhạy cảm nhất của Twitter là có thể thay đổi địa chỉ email khi Twitter gửi hướng dẫn để người dùng đặt lại mật khẩu. Theo đó, những kẻ tấn công đã lợi dụng tính năng này để thay đổi địa chỉ email được liên kết với các tài khoản Twitter, sau đó gửi hướng dẫn đặt lại mật khẩu đến địa chỉ email mới dưới sự kiểm soát của chúng. Khi tin tặc có thể thay đổi mật khẩu người dùng, chúng có thể đăng nhập vào tài khoản Twitter như là chủ sở hữu hợp pháp.

Về nguyên tắc, các kỹ thuật bảo mật như xác thực 2 yếu tố có nghĩa là đã ngăn chặn việc đăng nhập trái phép. Tài khoản được xác thực 2 yếu tố sẽ yêu cầu người dùng cung cấp không chỉ tên người dùng và mật khẩu chính xác mà còn cả mã xác minh được gửi đến một thiết bị riêng biệt mà người dùng hợp pháp sẽ kiểm soát.

Nếu lý thuyết của nhóm điều tra này là chính xác, thì tất cả các tin tặc đã phải vô hiệu hóa chế độ xác thực 2 yếu tố, thay đổi địa chỉ đích để đặt lại mật khẩu, sau đó lén lút thay đổi mật khẩu của nạn nhân và đăng nhập với các thông tin mới.

Nhân viên Twitter có thể làm gián điệp?

Trong khi bản chất của cuộc tấn công đang được làm rõ, một điều bí ẩn vẫn tồn tại là làm thế nào tin tặc có được quyền truy cập vào các công cụ nội bộ ngay từ đầu. Twitter đã đổ lỗi cho sự cố an ninh về "kỹ thuật xã hội phối hợp", một thuật ngữ mà Michael Coates, cựu giám đốc an ninh thông tin của Twitter, cho biết có thể tồn tại một loạt các mối đe dọa.

Năm ngoái, Twitter đã phải đối mặt với một vụ bê bối hối lộ khi các công tố viên liên bang Mỹ cáo buộc 2 cựu nhân viên công ty này làm gián điệp cho Arabia Saudi. Vào thời điểm đó, Twitter cho biết họ đã giới hạn quyền truy cập đối với một nhóm nhân viên được kiểm duyệt nội dung.

Trong các trường hợp thông thường, các công cụ nội bộ chỉ có thể được truy cập trong khi nhân viên được kết nối với mạng nội bộ của công ty, nghĩa là họ phải đang ở trong văn phòng hoặc đăng nhập vào mạng thông qua VPN. Song, nhân viên phải cung cấp tên người dùng và mật khẩu riêng của công ty.

Các nhà phân tích đang nghi ngờ trong giao đoạn đại dịch COVID-19 khiến các nhân viên phải làm việc từ xa, có người đã lợi dụng tình hình để làm gián điệp cho các hacker bên ngoài. Mặc dù đó chỉ là một khả năng, nhưng họ thừa nhận, không có bằng chứng nào cho thấy Twitter nới lỏng an ninh để phù hợp với công việc làm từ xa.

Các nhà điều tra cũng không loại trừ khả năng liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia trong vụ tấn công. Mặc dù, tại thời điểm này dường như không có bằng chứng nào về điều đó.

Tin tức thế giới hôm nay (16/7): Trung Quốc Tin tức thế giới hôm nay (16/7): Trung Quốc "ngại" đối đầu quân sự với Mỹ; Hàng loạt ứng viên Tổng thống bị hack Twitter

Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (16/7): Trung Quốc cần thay đổi chiến thuật ở Biển ...

Đừng bắt em phải quên tập 19: Điều không mong muốn đã xảy ra - Vũ xuất hiện Đừng bắt em phải quên tập 19: Điều không mong muốn đã xảy ra - Vũ xuất hiện

Đừng bắt em phải quên tập 19 hứa hẹn sẽ đưa khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi Linh đưa chuyện công ...

Người Việt có thể cá độ bóng đá quốc tế qua ví điện tử, tài khoản điện thoại trả trước? Người Việt có thể cá độ bóng đá quốc tế qua ví điện tử, tài khoản điện thoại trả trước?

Dự thảo nghị định sửa đổi nghị định số 06 năm 2017 về kinh doanh đặt cược bóng đá, đua chó, đua ngựa đang được ...

Thanh Thư
Nguồn:

Tin bài liên quan

“Bóng dáng” tỷ phú Mỹ Bill Gates tại Masan Consumer

“Bóng dáng” tỷ phú Mỹ Bill Gates tại Masan Consumer

Quỹ từ thiện do tỷ phú Mỹ Bill Gates đồng sáng lập đang nắm hơn 1 triệu cổ phiếu của Masan Consumer.
Tỉ phú Bill Gates đến Việt Nam tham quan đỉnh Bàn Cờ - Đà Nẵng

Tỉ phú Bill Gates đến Việt Nam tham quan đỉnh Bàn Cờ - Đà Nẵng

Tỷ phú Bill Gates đã tham quan, uống trà trên đỉnh Bàn Cờ, thuộc Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng

Chấn chỉnh tình trạng lạm dụng ngôn ngữ trên mạng

Sự xuất hiện của Internet đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Và từ đây, internet kéo theo một số thay đổi trong cuộc sống của nhiều cộng đồng dân cư, trong phong cách, thói quen, sở thích,... của nhiều người. Riêng về ngôn ngữ, bên cạnh những yếu tố tích cực, tiếp cận kịp thời sự phát triển của khoa học-công nghệ, đã xuất hiện thói quen sử dụng "ngôn ngữ mạng" lệch chuẩn ở một bộ phận người dùng với nhiều hạn chế có thể tác động tiêu cực đến giới trẻ, nên sớm cần được quan tâm chấn chỉnh cho phù hợp.

Đọc nhiều

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10: Kết nối văn hóa, thúc đẩy hợp tác địa phương

Từ ngày 04-06/7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản thành phố Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Biển Đông. Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng tổ chức.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc Việt Nam diễn ra tại Budapest, Hungary

Nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary vừa phối hợp chính quyền quận 3, thủ đô Budapest tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triển lãm tranh, ảnh, chiếu phim tư liệu, giới thiệu đất nước, con người và các thành tựu sau 40 năm Đổi mới.
Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Đề xuất World Vision mở rộng kết nối doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ trong các dự án tại Việt Nam

Ngày 02/7 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Ngọc Hùng đã tiếp ông Doseba Sinay - Trưởng đại diện World Vision International (WVI/Mỹ) tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, ông Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả các dự án của tổ chức thời gian tới.
Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Kiều bào ủng hộ mô hình chính quyền hai cấp, tin tưởng vào bước chuyển lớn của quê hương

Từ ngày 01/7/2025, Việt Nam chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp trên toàn quốc. Nhiều kiều bào tại Lào, Israel, Indonesia bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, đồng thời kỳ vọng vào một bước chuyển lớn trong bộ máy hành chính - hướng tới hiệu lực, hiệu quả, minh bạch và gần dân hơn.
Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

Việt Nam với Công ước ICCPR: Nỗ lực thực chất, đối thoại cởi mở vì quyền con người

43 năm thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, thúc đẩy pháp luật và chính sách nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người. Trước thềm Phiên đối thoại lần thứ tư với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7/2025, Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ, chủ động và minh bạch với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới