--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
10:01 | 10/10/2023 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hãy là những người bạn để các em gái có thể chia sẻ những khó khăn

Câu chuyện của cô giáo Sải Thị Chúc, dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã truyền cảm hứng về tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống của chúng ta.
"Việt Nam có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cho các nước ASEAN"
Phiên chợ 0 đồng chia sẻ khó khăn với gần 1.000 trẻ em Mù Cang Chải (Yên Bái)
Hãy là những người bạn để các em gái có thể chia sẻ những khó khăn

Cô giáo Sải Thị Chúc (dân tộc Nùng)

Trường PTDTBT TH&THCS Bản Máy, Hoàng Su Phì, Hà Giang (Ảnh: UNESCO Việt Nam).

Thời Đại xin chia sẻ câu chuyện của cô giáo Sải Thị Chúc, dân tộc Nùng, giáo viên Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cô Chúc từng rơi vào định kiến con gái học làm gì nhiều, lấy chồng sinh con là được rồi. Nhưng với nghị lực thay đổi cuộc sống cùng với sự động viên của bố, cô Chúc đã thực hiện được ước mơ của mình. Giờ đây, cô bé Chúc ngày nào đã trở thành cô giáo vùng cao, ngày ngày gieo ước mơ cho những cô cậu học trò với hoài bão vượt ra khỏi bản làng.

“Vốn sinh ra từ bản làng, chính tôi cũng là nạn nhân của định kiến phân biệt giới tính nên tôi hiểu rõ tâm lí của người dân và học sinh nơi đây. Khó khăn chồng chất khó khăn, cái nghèo vẫn luôn đeo bám họ. Thấu hiểu những khó khăn đó, tôi đã tích cực đến từng nhà, chia sẻ những điều tôi biết, về chính câu chuyện của tôi để Nhân dân quê tôi hiểu được sự quan trọng của việc học” cô giáo Sải Thị Chúc chia sẻ.

Tôi cũng như bao đứa trẻ khác ở quê, sinh ra trong một gia đình ở vùng thôn quê với biết bao gian khó. Bố mẹ tôi sinh được 2 cô con gái. Đối với dân tộc Nùng, việc không có con trai là một sự xấu hổ với dòng họ, sau này không ai thờ cúng tổ tiên, coi như gia đình mất người nối dõi. Tôi cũng chính là nạn nhân của sự kỳ thị, sự hắt hủi trong mắt mọi người. Khi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên cũng không quan tâm.

Tôi may mắn tôi có người bố tuyệt vời, bố luôn bên tôi khi tôi bị chúng bạn trêu chọc là vịt giời. Khi tôi hết cấp 2 với biết bao ấp ủ, khát khao được đi học cũng là lúc tôi rơi xuống vực sâu của sự tuyệt vọng. Ngày ấy, người dân quê tôi vẫn luôn cho rằng con gái là con nhà người ta, nuôi đi học chỉ tốn tiền, mẹ tôi cũng đã muốn cho tôi nghỉ học ở nhà, đợi lớn hơn rồi gả đi về nhà chồng. Lúc ấy đối với tôi giống như thế giới đang khép lại. Tôi sợ hãi khi ở chính trong ngôi nhà của mình, sợ hãi khi đối diện với bố mẹ. Thế nhưng bố lại là người thay tôi chống lại những định kiến của xã hội và gia đình, giúp tôi thay đổi vận mệnh của cuộc đời mình.

Ngày ấy bố giấu cả gia đình đăng ký để tôi thi vào trường Nội trú huyện để học. May mắn tôi đã được lựa chọn. Ngày tôi bước chân vào ngôi trường nội trú, họ hàng nói với gia đình tôi nói rằng: “Tôi chống mắt lên xem, con gái nhà này đi học sẽ làm được gì, chẳng mấy mà hư hỏng thôi”. Tôi chỉ thấy mẹ lặng im, bố lặng lẽ cầm túi đồ dắt tay tôi đi ra khỏi con đường làng thân thuộc, không xe nên bố con tôi phải đi bộ mất 20 cây số (20km) mới đến được trường để nhập học. Từ đấy cuộc sống tôi bước sang một trang mới. Tôi đã lấy những ánh mắt dò xét, những câu nói hắt hủi, trêu ghẹo của mọi người làm động lực để phấn đấu mỗi ngày. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, những người bạn thời chăn trâu của tôi lần lượt lấy vợ, lấy chồng hết. Thấy những người bạn của mình không thể chống nổi những thành kiến lạc hậu của dân tộc mình, tôi đã quyết tâm sẽ thay đổi suy nghĩ của người dân quê mình. Từ đó tôi ấp ủ ước mơ trở thành một người thầy, đem con chữ, sự hiểu biết về quê hương, giúp cho người dân quê tôi thay đổi suy nghĩ, giúp những đứa trẻ tội nghiệp, đặc biệt là trẻ em gái không phải chịu nạn tảo hôn và được đến trường.

Sự cố gắng, nỗ lực của tôi cũng được đền đáp xứng đáng. Ra trường với tấm bằng Khá, tôi xin về quê nhà để công tác và phát triển sự nghiệp. Vốn sinh ra từ bản làng, từ những định kiến của xã hội, chính tôi cũng là nạn nhân của định kiến đó nên tôi hiểu rõ tâm lí của người dân và học sinh nơi đây. Khó khăn chồng chất khó khăn, cái nghèo vẫn luôn đeo bám họ. Chính vì vậy những đứa trẻ ở đây không được đến trường thường xuyên, các em gái còn bận theo mẹ lên nương làm việc, con trai được chiều chuộng hơn nên được đến trường.

Thấu hiểu những khó khăn đó, là một người con dân tộc Nùng, tôi đã tích cực đến từng nhà, chia sẻ những điều tôi biết, về chính câu chuyện của tôi để nhân dân quê tôi hiểu được sự quan trọng của việc học. Con trai hay con gái đều cần được quan tâm như nhau và được bố mẹ tôn trọng. Đặc biệt quê tôi 100% đều là DTTS nên trình độ hiểu biết còn thấp. Nhưng dần dần bằng những chia sẻ thật lòng, những ví dụ xác thực, minh chứng từ chính tôi, bố mẹ các em đã cởi mở hơn với thầy cô và với những đứa con của mình, có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về quyền của các con.

Là một người cô, người chị, tôi thường xuyên trao đổi với các em về sức khỏe, giới tính, về học tập, về vấn đề giới, để từ đó tôi lắng nghe, hiểu hơn về các em và có hướng giúp đỡ khi các em gặp phải khó khăn trong cuộc sống. Là một người dân tộc thiểu số, sinh ra ở vùng quê nghèo với rất nhiều những phong tục còn lạc hậu nên tôi thấu hiểu được những khó khăn, phong tục mà các trẻ em gái phải đối mặt.

“Mong muốn lớn nhất không chỉ của riêng tôi mà cả nhà trường, đó là các em gái có cơ hội được đến trường học tập, được phát triển năng lực cá nhân, được tham gia các hoạt động có ích cùng cộng đồng… không chỉ có nam giới mà nữ giới cũng sẽ tham gia vào các công việc xã hội nhiều hơn, tích cực hơn để tạo nên một cuộc sống cân bằng, ổn định”.

"Công nghệ chưa thể tạo ra máu, nhưng tình người có thể giúp những người đang cần máu"

Gặp mặt những người hiến máu tình nguyện tiêu biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, khoa học, công nghệ ngày hôm nay chưa đủ khả năng để tạo ra máu, nhưng tình người có thể giúp những người đang cần máu.

Câu chuyện của những cô gái trẻ vùng cao bị lừa bán sang xứ người

Câu chuyện của những cô gái trẻ vùng cao bị lừa bán sang xứ người

Có một thực tế, chỉ vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, có cuộc sống tốt hơn, muốn kiếm được nhiều tiền để thay đổi cuộc sống, nhiều cô gái trẻ vùng cao đã tin vào lời hứa hẹn về một công việc tốt, để rồi từ đó từng bước sa chân vào cái bẫy của bọn buôn người.
Anh Vũ (T/H)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO dự triển lãm tranh cổ vũ quyền học tập của trẻ em gái

Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO dự triển lãm tranh cổ vũ quyền học tập của trẻ em gái

Chiều 27/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly và Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), bà Audrey Azoulay đã cùng tham dự triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Triển lãm nhằm lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới và cổ vũ quyền học tập, phát triển toàn diện cho trẻ em gái vùng khó khăn.
Hướng tới “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”

Hướng tới “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”

Hướng đến Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) và Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình trên cơ sở giới, tại thành phố Cần Thơ, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp cùng Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Chương trình tập huấn truyền thông "Về bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái - bạo lực trên không gian mạng".
Girls Takeover 2024: Trao quyền cho trẻ em gái và nữ thanh niên trải nghiệm các vai trò lãnh đạo

Girls Takeover 2024: Trao quyền cho trẻ em gái và nữ thanh niên trải nghiệm các vai trò lãnh đạo

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10, Đại sứ quán Thụy Điển và tổ chức Plan International Việt Nam tự hào tiếp nối chuỗi sự kiện "Trao quyền cho trẻ em gái – Girls Takeover 2024". Đây là một sáng kiến được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua việc trao quyền cho trẻ em gái và nữ thanh niên trải nghiệm các vai trò lãnh đạo.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

[Ảnh] Trực thăng quân đội tiếp tế nhu yếu phẩm cho vùng lũ Nghệ An

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 đã gây lũ lụt nghiêm trọng, cô lập nhiều xã vùng cao ở Nghệ An. Trước tình thế khẩn cấp, trực thăng quân đội được điều động mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân vùng lũ.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Chuyên gia Australia: Việt Nam sẽ tiếp tục là động lực phát triển của khu vực

Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam đang là hình mẫu trong cách cân bằng giữa hai cường quốc lớn trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia - điều mà nhiều nước Đông Nam Á đang tìm cách học hỏi.
Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Tặng bàn ghế để giáo dục ý thức về môi trường

Ngày 23/7/2025, trường THCS Phạm Văn Hinh (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) đã đón nhận 60 bộ bàn ghế học sinh được tái chế từ rác nhựa thu gom trong khuôn khổ dự án “A New Life for Waste – Một vòng đời mới cho rác”. Sản phẩm do GNI hợp tác với công ty PLASTICPeople để thu gom, xử lý và tái chế rác nhựa thu được.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.