--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Nhịp sống biển đảo
17:18 | 25/01/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hoạt động của Mỹ tại Biển Đông: Nối tiếp thực tiễn 2021 hay thay đổi chiến thuật?

Ngày 20/1/2022, Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Benfold đã tiến hành 2 hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần quần đảo Hoàng Sa (20/1) và Trường Sa (18/1). Nhìn tổng thể các động thái của Mỹ tại Biển Đông trong thời gian gần đây, hoạt động này có 3 điểm đáng chú ý.
Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hôm 20/1 bác tin tàu khu trục USS Benfold của nước này bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo USNI News.
Trung Quốc tiếp tục yêu cầu Mỹ ngưng hoạt động ở Biển Đông Trung Quốc tiếp tục yêu cầu Mỹ ngưng hoạt động ở Biển Đông
Người phát ngôn Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) xác nhận các quan chức hải quân và không quân của PLA đã gặp những người đồng cấp thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ trong 3 ngày vào giữa tháng 12/2021.

Mỹ “nói được làm được”

Đây là chuỗi FONOP Biển Đông đầu tiên trong năm 2022 của Mỹ, lần đầu kể từ tháng 9/2021 sau một quãng thời gian “vắng bóng”. Các FONOP cũng được tiến hành khoảng một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo "Các Giới hạn trên Biển" số 150 (12/1). Văn bản này thách thức 4 nhóm yêu sách của Trung Quốc tại BĐ, trong đó có yêu cầu khai báo trước khi thực hiện quyền “qua lại vô hại” trong lãnh hải – mục tiêu trực tiếp của các FONOP Mỹ.

Ngoài ra, các FONOP cũng diễn ra một vài ngày sau khi Mỹ hoàn tất tập trận đầu tiên của năm tại Biển Đông với Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson và Nhóm sẵn sàng đổ bộ USS Essex (16/1).

Hoạt động của Mỹ tại Biển Đông: Nối tiếp thực tiễn 2021 hay thay đổi chiến thuật?
Tàu USS Benfold thực hiện FONOP tại Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Trước đó, nhiều ý kiến quan ngại về khả năng Mỹ giảm ưu tiên tại Biển Đông để dồn sức cho các điểm nóng tại Châu Âu hay Đài Loan. Các ý kiến này chỉ ra rằng số FONOP BĐ của chính quyền Biden năm 2021 (5 cuộc) giảm 50% so với năm 2020 (10 cuộc), gián đoạn xu hướng tăng cường FONOP Mỹ từ năm 2015. Tuy nhiên, các FONOP lần này và các động thái quan trọng đi kèm liên tiếp đã ngầm gửi thông điệp Mỹ vẫn hiện diện tại Biển Đông, không chỉ bằng lời nói mà cả bằng hành động thực địa.

Thay đổi chiến thuật?

Đây là lần FONOP BĐ thứ 4 liên tiếp Mỹ sử dụng tàu USS Benfold. Việc sử dụng cùng một tàu để tiến hành một loạt FONOP liên tiếp như vậy khá hiếm. Trước đó, Mỹ chỉ một lần dùng tàu John McCain để tiến hành 4 FONOP liên tiếp trong khoảng thời gian 5 tháng, từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021. Chuỗi 4 FONOP đầu tiên của chính quyền Tổng thống Biden cũng được tiến hành bởi 4 tàu khác nhau.

Có khả năng đây là dấu hiệu cho thấy thay đổi chiến thuật của Mỹ: các tàu Trung Quốc thường áp sát các tàu Mỹ thực hiện FONOP (vì FONOP thường được tiến hành gần các thực thể biển, trong vùng cách thực thể 12 hải lý) và có thể dễ thu thập thông tin tác chiến của các tàu này. Để khiến hoạt động của Mỹ khó đoán hơn, Mỹ có thể ít thay đổi tàu thực hiện FONOP thay vì luân phiên như trước kia, hạn chế số tàu của Mỹ mà Trung Quốc có thể tiếp cận được.

Hoạt động của Mỹ tại Biển Đông: Nối tiếp thực tiễn 2021 hay thay đổi chiến thuật?
Hải quân Mỹ triển khai tàu tấn công đổ bộ USS America và hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry và USS Bunker Hill ở khu vực. Ảnh: Reuters

Điều này cũng phù hợp với xu hướng tác chiến trên thực địa Mỹ đang theo đuổi gần đây. Trong năm 2021, nhiều học giả đã chỉ ra rằng Mỹ đang muốn giảm năng lực “chống tiếp cận – chống xâm nhập” (A2/AD) của Trung Quốc bằng cách thay đổi phương thức hành động, khiến hoạt động của Mỹ khó đoán định hơn. Ví dụ, tàu Mỹ trước kia thường vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ giữa Đài Loan và Philippines nhưng hải trình qua vệ tinh cho thấy các tàu Mỹ năm 2021 tiến vào Biển Đông theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có eo Balabac và những vùng biển hẹp giữa các đảo của Philippines.

Tuy nhiên, cũng không nên loại trừ khả năng lựa chọn một tàu liên tiếp là do phân bố lực lượng. Do Hạm đội 7 phải dàn trải khắp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tàu nào ở vị trí thuận tiện nhất sẽ được chọn tiến hành FONOP.

Tiếp tục xu hướng minh bạch hóa?

Theo Hạm đội 7, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc đã tuyên bố “đuổi” tàu USS Benfold tại Hoàng Sa. Đáp lại, Trung úy Mark Langford, người phát ngôn Hạm đội cho biết tuyên bố của Trung Quốc là sai sự thật.

Từ năm 2017, khi Mỹ tăng tần suất các FONOP tại Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu tuyên bố tàu nước mình đã “đuổi” hoặc “trục xuất” tàu Mỹ. Trước năm 2021, Mỹ thường ít công khai đáp trả hoặc chỉ đáp trả sau tuyên bố của Trung Quốc một thời gian. Tuy nhiên, với các FONOP từ 2021 tới nay, Mỹ thường đáp trả trong cùng một ngày với tuyên bố “đuổi tàu” của Trung Quốc. Động thái này nhằm 2 mục đích: i) giúp minh bạch các hoạt động của Mỹ hơn và ii) hạn chế khả năng định hình dư luận của Trung Quốc.

Hoạt động của Mỹ tại Biển Đông: Nối tiếp thực tiễn 2021 hay thay đổi chiến thuật?
Một chiếc MH-60R Sea Hawk của Hải quân Mỹ chuẩn bị hạ cánh trên boong của tàu tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill hôm 17-4. Ảnh: USS Bunker Hill (CG52)

Tuy nhiên, một chi tiết đáng nói là FONOP ngày 18/1 không được truyền thông rộng rãi. Hoạt động của FONOP ngày 18/1 cũng không được đăng trên trang của Hạm đội 7 mà chỉ được thông báo qua kênh CNN. Có thể Mỹ muốn đợi FONOP ngày 20/1 để công bố cùng một lúc.

FONOP Mỹ tại Biển Đông luôn là một vấn đề đáng theo dõi. Hoạt động không chỉ cho thấy cam kết của Mỹ với luật biển quốc tế mà còn có thể là chỉ dấu hé lộ những thay đổi trong chiến lược và chiến thuật của Mỹ tại khu vực.

Chiến đấu cơ tàng hình F-35C của Mỹ đang hoạt động Biển Đông Chiến đấu cơ tàng hình F-35C của Mỹ đang hoạt động Biển Đông
Theo báo Business Insider hôm nay 10/9 cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Carl Vinson mang theo chiến đấu cơ tàng hình F-35C đang hoạt động Biển Đông.
Mỹ bất ngờ huy động chiến cơ tàng hình F-117A  tham gia hoạt động đặc biệt Mỹ bất ngờ huy động chiến cơ tàng hình F-117A tham gia hoạt động đặc biệt
F-117A Nighthawk của Mỹ lại được nhìn thấy cất cánh, nhưng lần này nó đã tham gia một hoạt động chiến đấu rất đáng chú ý.
Đỗ Hoàng, Viện Biển Đông
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.
Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Đoàn công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal (Hội) do TS Trần Anh Tuấn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, vừa đến Bangkok (Thái Lan) để làm việc với Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan kiêm nhiệm địa bàn Việt Nam. Chuyến đi nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và thống nhất kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal.
Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Chile tại Việt Nam Sergio Narea Guzman nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của ông trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và Chile.
110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

Chiều 03/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.