--> -->
Trang chủ Chính trị - Xã hội
16:52 | 24/08/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hợp tác Mekong - Lan Thương: 6 quốc gia cần hành động có trách nhiệm

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, sáng 24/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 3 theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương diễn ra với chủ đề Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Lan Thương diễn ra với chủ đề 'Tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung'

Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan Thương lần thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 24/8 tới theo hình thức trực tuyến.

Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mekong Trung Quốc tuyên bố xả nước đập thủy điện cứu sông Mekong

Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong để giúp đỡ những quốc gia láng giềng đối ...

Tham gia Hội nghị còn có Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha, Thủ tướng Campuchia Hunsen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Tổng thống Myanmar U Win Myint.

0304 vnapotalasean2020thutuongnguyenxuanphucduhoinghicapcaohoptacmekong lanthuonglanthuba0922138754977267 1598247824867364312658
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi trực tuyến với các lãnh đạo cấp cao Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Nhấn mạnh tới thách thức chưa từng có của cơ chế hợp tác giữa 5 nước Mekong và Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nước cần phối hợp để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhằm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, trong đó có hợp tác để tạo thuận lợi cho lưu thông qua biên giới, đặc biệt là với hàng hóa thiết yếu, trong đó có nông, thủy sản, nhất là trái cây tươi.

Đánh giá cao Trung Quốc về thành công quan trọng trong sản xuất vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các nước Mekong - Lan Thương chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng chống đại dịch COVID-19 một cách thường xuyên, kịp thời cùng với tìm kiếm giải pháp lâu dài cho sự phát triển bền vững của các nước hạ nguồn sông Mekong.

Các nhà lãnh đạo của cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương đã thông qua Tuyên bố Viên chăn trong đó hoan nghênh Trung Quốc thành lập Quỹ đặc biệt Mekong - Lan Thương về y tế cộng đồng, trước mắt để hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch COVID-19.

Các nước cũng nhất trí tăng cường vai trò của Trung tâm thủy văn của sông Mekong và chia sẻ dữ liệu thủy văn trên suốt chiều dài hơn 4.300 km của con sông này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ tin tưởng với tinh thần hợp tác chân thành và hành động có trách nhiệm 6 quốc gia sẽ đảm bảo cho dòng nước Mekong sẽ luôn chảy hài hòa, mang lại cuộc sống ấm no hòa bình và thịnh vượng cho người dân.

1121 vna potal prime minister takes part in mekong lancang cooperation leadersy meeting 111335327 stand
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: TTXVN)

Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương là cơ chế hợp tác giữa 5 nước ven sông Mekong (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan) và Trung Quốc, nước có phần thượng nguồn của sông Mekong chảy qua có tên gọi là Lan Thương. Đây là ý tưởng được Thái Lan đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 11/2014, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Thái Lan và sẵn sàng xem xét việc thành lập cơ chế Đối thoại và Hợp tác Lan Thương – Mekong.

Mục tiêu bao trùm của Hợp tác Mekong - Lan Thương là thúc đẩy hợp tác toàn diện để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung ở tiểu vùng. Mekong - Lan Thương còn hướng tới mục tiêu khác bao gồm củng cố lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định; thu hẹp khoảng cách phát triển…Trong đó, nổi bật là hợp tác về quản lý nguồn nước Mekong – Lan Thương; tăng cường kết nối giữa 6 quốc gia.

1223 vna potal prime minister takes part in mekong lancang cooperation leadersy meeting 111341421 stand
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đồng chủ trì phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN

Việt Nam đã tham gia tích cực vào Hợp tác Mekong – Lan Thương ngay từ ngày đầu thành lập với những đóng góp tích cực về nội dung và lĩnh vực hợp tác. Việt Nam cũng đã chủ động tham gia xây dựng các văn kiện quan trọng, mang tính định hướng hợp tác; và đặc biệt là thúc đẩy hợp tác nguồn nước trở thành một lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Mekong - Lan Thương...

Sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên Sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên

Chiều 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành ...

Việt Nam đóng góp tích cực vì hợp tác, phát triển tiểu vùng Mekong Việt Nam đóng góp tích cực vì hợp tác, phát triển tiểu vùng Mekong

Từ ngày 29-31/3, Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 ...

Mai Anh (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế xanh - "đòn bẩy" mới cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Startup 2024 vừa ra mắt Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - "động lực" thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cơ hội để các quốc gia Mekong – Lan Thương tăng cường hợp tác, cùng phát triển

Cơ hội để các quốc gia Mekong – Lan Thương tăng cường hợp tác, cùng phát triển

Ngày 29/10, Diễn đàn hợp tác Chính quyền địa phương Mekong – Lan Thương được tổ chức tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Diễn đàn không chỉ là cơ hội để đại biểu đến từ các quốc gia giới thiệu tình hình khu vực, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất ý kiến… mà còn là dịp quan trọng để thúc đẩy giao lưu, thắt chặt tình hữu nghị, tăng cường lòng tin, hợp tác giữa sáu quốc gia Mekong – Lan Thương.
Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công – Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra ngày 16/8/2024 tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.

Đọc nhiều

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Tin quốc tế sáng 19/4: Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea là của Nga trong thỏa thuận hòa bình với Ukraine; Mỹ công bố 10.000 trang hồ sơ liên quan đến vụ ám sát Robert F. Kennedy năm 1968; Ukraine-Nga sẽ trao đổi gần 500 tù nhân... là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 19/4.
Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tin tức quốc tế sáng 18/4: Tổng thống Trump lạc quan về đàm phán thương mại với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc; Mỹ và Ukraine ký biên bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản; Nhật Bản thặng dư thương mại 63 tỷ USD với Mỹ giữa lúc căng thẳng thuế quan… là những tin tức quốc tế đáng chú ý sáng 18/4.
Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Thông xe 5 tuyến cao tốc trọng điểm dịp 30/4

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ danh sách 5 dự án giao thông trọng điểm dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, có 4 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2021-2025) và 1 dự án đường bộ cao tốc do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư.
Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Kết nối hợp tác công nghệ cao giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 18/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Nguyễn Hoàng Anh đã tiếp Đoàn Ủy ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đại Liên (Trung Quốc), do ông Hồ Phàm - Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học, đổi mới sáng tạo...
Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2,4 tỷ USD

Tính đến cuối tháng 3/2025, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 2,412 tỷ USD, bằng 25,3% so với cả năm 2024 và tăng 19,6% so với quý liền kề trước đó.

Multimedia

Xem trên
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới