--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
20:10 | 29/01/2021 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch), nhà nhà lại chuẩn bị mâm cỗ vàng áo để tiễn ông Công ông Táo - những vị thần cai quản bếp núc nhà cửa về trời. Vậy chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo như thế nào là đầy đủ nhất?
Cách soạn mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đầy đủ nhất
Văn khấn Rằm tháng Chạp chuẩn nhất để rước may mắn tài lộc

Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo

Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan.

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao...thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

- Tiền vàng.

- 1 chiếc áo

- 1 đôi hia bằng giấy

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn còn cần làm mâm cỗ mặn. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ. Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau:

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

1 bát canh mọc hoặc canh măng

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

1 đĩa chè kho

1 đĩa hoa quả

1 ấm trà sen

3 chén rượu

1 quả bưởi

1 quả cau, lá trầu

1 lọ hoa đào nhỏ

1 lọ hoa cúc

Ngày nay, trên thực tế, mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đã được đơn giản đi rất nhiều, không bắt buộc phải có đủ các món như mâm cỗ truyền thống.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Táo nên trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp. Nơi làm lễ cúng ông Táo có thể là ban thờ gia tiên.

Quan trọng nhất là các gia đình nên thực hiện nghi lễ với sự thành tâm, phù hợp với điều kiện từng gia đình, không nên phô trương, cúng lễ rình rang, lãng phí.

Những điều kiêng kỵ trong lễ cúng ông Công ông Táo

Tuyệt đối kiêng kỵ không cúng lễ ở dưới bếp

Không nên cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch)

Khi cúng lễ, không nên cầu xin quá nhiều

Không thả cá vàng từ trên cao

Cách làm mứt me nguyên trái siêu ngon cho ngày Tết Cách làm mứt me nguyên trái siêu ngon cho ngày Tết
Cách làm mứt dứa nguyên miếng thơm ngon cực kỳ dễ dàng Cách làm mứt dứa nguyên miếng thơm ngon cực kỳ dễ dàng
Cách làm mứt vỏ bưởi thơm lừng cho ngày Tết Tân Sửu 2021 Cách làm mứt vỏ bưởi thơm lừng cho ngày Tết Tân Sửu 2021
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

Ngày 30/6 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có tổng cộng 19 ban, đơn vị trực thuộc, chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 01/7/2025.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới