--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
08:00 | 06/08/2015 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Huyền thoại giếng cổ không bao giờ cạn ở Cù Lao Phố

Ngôi chùa cổ Hoàng Ân tọa lạc tại ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) nổi tiếng có một giếng cổ hàng trăm năm. Trong cuốn "Biên Hòa sử lược toàn biên" (Lương Văn Lựu, xuất bản năm 1971) viết: “Chùa Hoàng Ân nguyên là một am tự lập từ năm Kỷ Dậu (1729). Chùa do một Thiền sư phái Lâm Tế khai sơn và tạo dựng...”.

Giếng do vị sư Tổ tự tay đào để tìm nguồn nước từ thuở đó. Thật lạ kỳ, dù trải qua hàng trăm năm, mạch nước rất mát trong, luôn dâng đầy không bao giờ cạn. Xung quanh sự tích cái giếng cổ này, dân gian Cù Lao Phố thêu dệt thành nhiều câu chuyện tâm linh, huyền bí.

Ngôi chùa cổ Hoàng Ân vẫn lưu giữ một nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của chùa xưa ở Nam Bộ.

Giai thoại cảm động về hai vợ chồng bệnh phong

Chuyện kể rằng: Một hôm, trời nhá nhem tối, vị sư tổ đang tụng kinh thì có đôi vợ chồng từ xa đến xin trú qua đêm. Hai người kể sự tình vì không có con cháu và xin ở lại chùa làm công quả. Ba năm trôi qua, vợ chồng cho nhà sư biết cả hai đều bị bệnh phong (cùi). Không muốn cho những người xung quanh dị nghị, xa lánh, nhà sư bèn làm một cái chòi nhỏ cạnh chùa cho hai vợ chồng ra đó tá túc. Bệnh tình của hai người khởi phát và càng nặng thêm, họ không làm gì được nên ẩn ở chòi trông chờ vào bố thí của chùa. Hằng ngày, đích thân nhà sư đem cơm cho vợ chồng.

Giếng cổ có tuổi thọ gần 300 tuổi đến nay nhà chùa sử dụng sinh hoạt bởi dòng nước rất mát trong và không bao giờ cạn.

Ngày kia, trong làng có tang, nhà sư phải đi cúng suốt ngày. Trưa hôm đó, người đệ tử phải đem cơm đến cái chòi. Nhìn thấy hai vợ chồng phong cùi ghẻ lỡ, người đệ tử tỏ vẻ gớm ghiếc, xem thường. Cơm được người đệ tử đưa qua một cái lỗ nhỏ bằng cành cây. Đôi vợ chồng tủi thân, ôm nhau khóc rồi hai người lết ra cái giếng gần đó và gieo mình quyên sinh. Khi vớt xác hai người lên, người ta thấy xác của người chồng thiếu một ngón chân, người vợ thiếu một ngón tay. Nhà sư bèn ra giếng và nhặt được hai thứ đó nên múc nước giếng rửa sạch sẽ, cất giữ.

Hai mươi năm sau, vị sư trụ trì đời kế tiếp đón một đôi nam thanh nữ tú đến viếng chùa. Họ xin bái kiến Phật và Tổ sư. Đứng nhìn họ lạy Phật, sư trụ trì bàng hoàng khi thấy bàn chân người thanh niên thiếu một ngón chân, thiếu nữ thiếu một ngón tay. Nhớ lời Sư Tổ dặn, ông bèn đem giao “vật lạ” cho nam thanh nữ tú này: “Tôi làm theo lời Tổ dặn, thí chủ hãy nhận cái hũ này”. Đôi nam nữ này ngạc nhiên nhận lấy hũ, mở ra và nhìn thấy trong đó có một ngón chân và một ngón tay. Họ đem gắn vào bàn chân, bàn tay thiếu ngón của mình thì kỳ lạ thay vừa vặn, da thịt kéo liền lại nguyên vẹn.

Bức tượng bán thân nữ thần Shiva linh thiêng vớt được dưới giếng cổ được thờ cúng trang trọng, nhưng sau đó bị kẻ gian đánh cắp.

Khi kể về gốc tích của nhau, sư trụ trì mới biết họ chính là công chúa và hoàng tử đến viếng. Nhà sư thầm nghĩ có thể họ là hậu thân của đôi vợ chồng bị bệnh phong xưa kia từng náu thân nơi nhà chùa. Trở về kinh thành, họ đem câu chuyện thuật lại vua cha hay. Vua biết chuyện cảm động, ngài cho xuất tiền tu bổ chùa rồi đặt tên làHoàng Ân, có nghĩa làchùa được hưởng ân sủng của nhà vua...

Dẫu biết rằng câu chuyện truyền thuyết trên là hư cấu, huyền hoặc nhưng lại chứa đựng một tinh thần nhân văn sâu sắc mang đậm triết lý nhà Phật rằng: con người trong kiếp sống nhân sinh có khổ đau, bất hạnh, bị khinh khi, rẻ rúng bao nhiêu đi nữa thì có thể hy vọng trong một kiếp lai sinh họ sẽ được hưởng hạnh phúc, phú quý và viên mãn.

Vớt một pho tượng nữ thần dưới đáy giếng

Theo lời kể của ni trưởng trụ trì Thích Nữ Huệ Tâm không biết chính xác năm nào nhưng vào một lần vét giếng, nhà chùa có vớt một bức tượng bán thân, tạc hình người nữ. Bước tượng làm bằng chất liệu đất sét nung, cao khoảng 40cm, nét chạm khắc như tượng nữ thần Shiva Ấn Độ giáo. Việc phát hiện bức tượng niên đại hàng trăm năm giúp cho các nhà khảo cổ học có cơ sở chứng minh được dấu vết người Chân Lạp từng lưu dấu trên mảnh đất Cù Lao Phố thuở xa xưa. Sau đó, tượng nữ thần được nhà chùa thờ phụng nghiêm trang tại một thạch thất trong khuôn viên chùa, rất linh ứng cầu gì được đó. Rất tiếc vào năm 2014, một tên trộm biết là cổ vật quý đã lẻn vào "rinh" bức tượng đi mất. Hiện nay, ngôi miếu trước tiền sảnh chùa chỉ còn thờ di ảnh bức tượng.

Chùa cổ Hoàng Ân còn được người dân gọi là chùa Xá Lợi. Sở dĩ gọi như vậy là vì sư cô trụ trì chùa Huệ Tâm do cơ duyên đã thỉnh về chùa được rất nhiều xá lợi Phật cho du khách từ nhiều nơi đã về đây chiêm bái.

Trong trí nhớ của các cụ cao tuổi, những năm hạn hán nặng, nhờ nguồn nước giếng chùa mà hàng trăm người dân Cù Lao Phố thoát khỏi cảnh khát khô. Ông Nguyễn Văn Út, người làm công quả ở chùa cho biết thêm: “Thật kỳ lạ, giếng không bao giờ cạn vì người ta nói dưới đáy giếng có một mạch nước ngầm thông dài ra tận sông Đồng Nai. Lâu rồi, nhà chùa không sử dụng cách xách gàu như xưa, mà dùng máy bơm. Dù 2 -3 máy bơm hết công suất thì mực nước cứ thế dâng đầy như cũ...”.

Cũng có người “đồn” nước giếng có khả năng chữa bệnh. Bệnh ngoài da thì tắm, nội khoa thì uống cho nên người bị bệnh hiểm nghèo, y học bó tay tìm đến giếng cổ xin nước để hy vọng cuối cùng cho sinh mạng chính mình. Nước giếng có thể không còn linh thiêng như giai thoại xưa nhưng vẫn là chiếc phao niềm tin cho nhiều người bệnh tật. Để bảo vệ lâu dài giếng cổ có mạch nước trong vắt trước sự xâm phạm của con người vào năm 2009, Ni trưởng trụ trì Thích Nữ Huệ Tâm cho trùng tu giếng, ốp đá hoa cương, xây theo hình lục giác rất đẹp.

Chùa Hoàng Ân (còn được người dân gọi là chùa Xá Lợi) có nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu của chùa xưa ở Nam Bộ. Trên các mái ngói, vòm nóc là cả một công trình điêu khắc độc đáo với các tượng được ghép bằng mảnh sứ có men xanh, minh họa đủ mọi đề tài chim muông, hoa lá, cây cối. Thêm vào đó, có nhiều pho tượng được thợ đá Bửu Long tác tạo tinh xảo đã ngả màu thời gian càng tôn thêm nét cổ kính cho chùa. Đặc biệt với giếng cổ như là chứng nhân sống động của thời gian đã chứng kiến biết bao thăng trầm bể dâu của vùng đất Đồng Nai xưa.

Theo Pháp Luật TP. HCM

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan

Ngày 06/7, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan khóa IV, nhiệm kỳ 2025-2028. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nhiệm kỳ mới, tập trung vào việc phát huy vai trò và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Thái Lan, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao lưu, học thuật và hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh trong việc học tập và hội nhập quốc tế.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.