--> -->
Trang chủ Quốc tế Văn hóa - Văn minh
07:14 | 17/05/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Hy Lạp - nền móng của văn minh phương Tây hiện đại

Hy Lạp có nền văn hóa phát triển rực rỡ, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, là xứ sở sản sinh ra nhiều nhà triết học, sử học, thiên văn học...
Dấu mốc mới trong sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hy Lạp Dấu mốc mới trong sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hy Lạp
Đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hy Lạp ngày càng phát triển Đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hy Lạp ngày càng phát triển

Đất nước có nền văn minh rực rỡ

Hy Lạp nằm ở phía đông nam châu Âu, tại cực nam của bán đảo Balkan. Hy Lạp được bao quanh bởi Bulgaria, Cộng hòa Macedonia và Albania ở phía Bắc; phía Tây là biển lonia; phía Nam là Địa Trung Hải và phía Đông là biển Aegea và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hy Lạp có diện tích hơn 131.000km2 với dân số hơn 10 triệu người. Ngoài phần đất liền, Hy Lạp còn có khoảng 3.000 hòn đảo nằm rải rác từ biển Ionian đến biển Aegea, trong đó 1.200 đảo có người sinh sống. Crete là đảo lớn và đông dân nhất.

Hy Lạp có khí hậu đặc trưng khu vực Địa Trung Hải: mùa hè khô nóng, mùa đông lạnh, ẩm ướt, nhiệt độ trung bình mùa đông 6-13 độ C và mùa hè từ 23-33 độ C.

Đền Parthenon, một ngôi đền được xây dựng cho nữ thần Athena nằm trên khu vực Acropolis ở Athens, là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho văn hóa và sự tài hoa của người Hy Lạp cổ đại.
Đền Parthenon, một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho văn hóa và sự tài hoa của người Hy Lạp cổ đại.

Đất nước Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế (thế kỷ 4 trước Công nguyên), người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ, dẫn tới ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp lan rộng, kéo dài từ biển Aegea đến vùng Kavkaz Trung Á.

Sau này, khi Đế chế La Mã thành lập và trở nên hùng mạnh, Hy Lạp đã trở thành một tỉnh của La Mã nhưng văn hóa, tinh hoa Hy Lạp cổ đại vẫn được duy trì và phát triển và là nền móng của văn minh phương Tây hiện đại. Hy Lạp là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic hiện đại ngày nay.

Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi "Iliad" và "Odyssey" (Homer) là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu và được coi là trụ cột của văn học phương Tây cổ đại. Hy Lạp cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại. Vào thế kỉ VI trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu chuyện ngụ ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như Platon và Aristotle.

Về mặt kiến trúc, kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền đài, công trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi và đá hoa cương. Có 3 phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những cột trụ: phong cách Doric với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic mềm mại, duyên dáng và phong cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã.

Phong cách kiến trúc Byzantine cũng có ảnh hưởng khá lớn tại Hy Lạp với những công trình kiến trúc như các nhà thờ, tu viện có dạng mái vòm độc đáo. Sau khi Hy Lạp giành được độc lập, trường phái kiến trúc Tân Byzantine được phát triển mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của dòng kiến trúc Tân Cổ điển. Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Hy Lạp ngày nay có nhiều công trình mang phong cách hiện đại, đặc biệt là tại những thành phố lớn...

Về kinh tế, Hy Lạp là quốc gia biển, có nghề truyền thống là vận tải biển từ thời cổ đại và hiện nay. Vận tải biển là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Hy Lạp, chiếm 6,5% GDP, sử dụng khoảng 260.000 người (7% lực lượng lao động).

Hy Lạp kiểm soát đội tàu buôn lớn nhất thế giới với tổng trọng tải 334.649.089 tấn và sở hữu 5.226 tàu, chiếm 20% lượng tàu trên thế giới, dẫn đầu thế giới về tổng giá trị tàu với hơn 100 tỷ USD. Hy Lạp xếp hạng đầu cho tất cả các loại tàu, trong đó đứng đầu về tàu chở dầu và tàu chở hàng rời.

Ngành kinh tế mũi nhọn thứ 2 của Hy Lạp là du lịch. Đây là quốc gia rất có kinh nghiệm làm du lịch với lượng khách du lịch tăng đều hàng năm bất chấp khủng hoảng kinh tế. Năm 2018, khách du lịch nước ngoài tới Hy Lạp đạt 30 triệu người, gấp 3 lần dân số Hy Lạp.

Bên cạnh đó, Hy Lạp phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khác như: đóng tàu, dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, dầu khí, chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc lá...

Việt Nam - Hy Lạp có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử

Việt Nam và Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/4/1975. Hai nước có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa lâu đời, có vị trí địa chính trị quan trọng, đều là nước nhỏ đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nhân dân Hy Lạp và Đảng Cộng sản Hy Lạp ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.

Tháng 3/2007, Hy Lạp mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 12/2010, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Athens. Ngày 26/3/2012, Việt Nam chính thức khai trương Đại sứ quán.

Quan hệ kinh tế Việt Nam-Hy Lạp còn khiêm tốn, tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương tăng trưởng khá nhanh trong 5 năm gần đây. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Hy Lạp tăng mạnh và Việt Nam luôn xuất siêu ở mức cao.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hy Lạp đạt hơn 446 triệu USD, tăng 33% so với năm 2020. Hy Lạp nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các mặt hàng như: Giày dép và dệt may, thủy sản, đồ gỗ, điện thoại, cà phê, các sản phẩm sắt thép và xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như giấy và bìa, nguyên liệu sản xuất thuốc lá...

Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Hy Lạp có một số hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào lũ lụt, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam... như xây trường học tại Huế trị giá 200.000 USD, ủng hộ 100.000 USD cho quỹ chất độc da cam, tặng 100 xe lăn cho tổ chức hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam...

Đến nay, Việt Nam và Hy Lạp đã ký kết một số văn bản hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương. Đó là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ giữa hai nước năm 1996; Hiệp định khung về hợp tác du lịch năm 2007; Hiệp định về hợp tác văn hóa năm 2008; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 2008; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước năm 2008; Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển Hy Lạp năm 2008; Hiệp định vận tải hàng không năm 2009; Hiệp định Hợp tác Du lịch năm 2013; Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao năm 2018…

Hy Lạp là một trong những nước EU phê chuẩn Hiệp định đầu tư Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVIPA) sớm nhất và ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Chủ tịch nước chủ trì lễ đón và hội đàm với Tổng thống Hy Lạp tại Hà Nội Chủ tịch nước chủ trì lễ đón và hội đàm với Tổng thống Hy Lạp tại Hà Nội
Tổng thống Hy Lạp tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam Tổng thống Hy Lạp tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Minh Thái (t/h)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Georgios Stilianopoulos trong tăng cường quan hệ Việt Nam – Hy Lạp

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Georgios Stilianopoulos trong tăng cường quan hệ Việt Nam – Hy Lạp

Trong nhiệm kỳ 5 năm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hy Lạp tại Việt Nam Georgios Stilianopoulos đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác Hy Lạp - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế - thương mại, lao động, hàng hải, giáo dục, thể thao. Nhằm ghi nhận những đóng góp của Đại sứ, ngày 15/10, tại Hà Nội, Đoàn chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) trao tặng Đại sứ Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc”.
Việt Nam qua hồi ký của Anh hùng Hy Lạp Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập

Việt Nam qua hồi ký của Anh hùng Hy Lạp Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập

Ngày 17/10, tại Hy Lạp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Tọa đàm giới thiệu cuốn sách “Việt Nam - Quê hương thứ hai của tôi” của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Kostas Sarantidis - Nguyễn Văn Lập.
Hy Lạp: Sẽ tạo điều kiện về cơ sở, vật chất tốt nhất để lao động Việt Nam yên tâm làm việc

Hy Lạp: Sẽ tạo điều kiện về cơ sở, vật chất tốt nhất để lao động Việt Nam yên tâm làm việc

Hy Lạp đang mở rộng tìm kiếm những thị trường lao động mới như Việt Nam với nguồn lao động chất lượng cao, an toàn và người lao động rất chăm chỉ.

Đọc nhiều

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam

Ngày 07/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc" cho Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari. Đây là phần thưởng nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân hai nước.
Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Giải pháp học tập thân thiện cho trẻ em vùng khó khăn

Với những hoạt động đa dạng, giàu tính tương tác, phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho trẻ em tiểu học (LB) và Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với Đọc viết và Toán (RTL) giúp giờ học trở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Nhờ đó, trẻ em ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thêm cơ hội tiếp cận tri thức, làm chủ tương lai.
Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Khép lại Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" 2025: Dấu ấn thể thao giữa lòng Tây Đô

Trưa ngày 6/7, tại phường Vị Tân, thành phố Cần Thơ, Lễ bế mạc và trao giải Giải Marathon quốc tế "Vietcombank Mekong Delta Marathon" lần thứ VI năm 2025 đã chính thức diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng và đầy cảm xúc.
Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè sẻ chia của học sinh Mỹ trên đất Việt

Mùa hè 2025, 31 em học sinh Mỹ tham gia chương trình tình nguyện quốc tế đã góp sức xây dựng 6 căn nhà nhân ái dành tặng người dân Quảng Ngãi. Việc làm của các em không chỉ để lại dấu ấn đẹp tại địa phương mà còn góp phần thiết thực vun đắp tình hữu nghị Việt - Mỹ.
Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Tổ chức tha người được đặc xá đợt 2 năm 2025 vào ngày 01/9

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 03/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2). Hướng dẫn nêu rõ việc tổ chức tha người được đặc xá vào ngày 01/9/2025.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.