--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
17:17 | 05/11/2024 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào

Kết nghĩa bản - bản đã và đang tạo cầu nối vững chắc, gắn kết lòng dân nơi biên giới Việt - Lào. Nhờ mô hình này, các bản làng hai bên không chỉ bảo vệ biên cương mà còn cùng nhau phát triển kinh tế và xây dựng quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc.
Tổ chức giải chạy ở 3 nước Lào, Campuchia, Việt Nam
Mái ấm Việt của sinh viên Lào

Người khai sinh mô hình “Kết nghĩa bản - bản”

Đến bây giờ, mỗi khi nhắc lại về ngày 28/4/2005, Thiếu tướng Trần Đình Dũng, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Quảng Trị vẫn còn nhớ như in cảm giác phấn chấn. Đó là ngày bản Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) chính thức kí kết quy chế hoạt động kết nghĩa bản - bản với bản Densavan (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào).

Ông Dũng kể: “Từ lâu tôi đã luôn tâm niệm, chúng ta không thể nắm tay nhau đứng thành hàng ngang để bảo vệ biên giới mà phải có thế trận lòng dân, biên giới của lòng dân, gắn kết người dân hai nước có chung biên giới, xem biên giới là ngôi nhà chung để cùng vun đắp, bảo vệ”.

Từ suy nghĩ và nhận định đó, năm 1996, ông Dũng cùng các cơ quan chuyên trách nghiên cứu, lập đề án khoa học để tham mưu với tỉnh Quảng Trị và chính quyền các tỉnh phía bạn Lào tổ chức “Kết nghĩa bản - bản” cho các cụm bản giáp biên giới. Sau 9 năm dày công thực hiện, đến năm 2005, đề án khoa học lần đầu tiên đi vào cuộc sống với sự kiện kết nghĩa giữa bản Ka Tăng và bản Densavan.

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào
Thiếu tướng Trần Đình Dũng (bìa trái), nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hướng dẫn bà con bản Densavan kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Quy chế phối hợp bản - bản gồm 12 nội dung ghi nhớ tuân thủ Hiệp định quy chế biên giới Việt Nam - Lào, pháp luật mỗi nước và phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc biên giới. Từ đây, công tác đối ngoại giữa hai quốc gia trở thành những việc rất cụ thể của làng, của xã, của các dòng họ hai bên biên giới.

Ông Hồ Thanh Bình khi đó là Trưởng bản Ka Tăng cho biết, bà con hai bản chủ yếu là người dân tộc Bru - Vân Kiều có truyền thống đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Dù vậy, hai bên vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại rất khó giải quyết. Một bộ phận người dân 2 bản chưa nêu cao ý thức bảo vệ đường biên, cột mốc, vẫn còn tình trạng xâm canh, xâm cư; việc phát triển sản xuất của nhân dân phía bạn Lào còn nhiều khó khăn…

Khi có chủ trương tổ chức kết nghĩa giữa 2 bản với nhiều hoạt động và cam kết thực hiện thiết thực, người dân Ka Tăng và Densavan đều đồng thuận và tham gia hưởng ứng. Sau lễ kết nghĩa, định kì 3 tháng 1 lần hai bên luân phiên tổ chức gặp gỡ để trao đổi tình hình. Khi có việc đột xuất, hai bên sẽ cùng thống nhất tìm ra phương án giải quyết. Nhờ vậy, những khó khăn, vướng mắc giữa hai bản gặp phải trước đây dần được giải quyết khá triệt để.

“Từ khi kết nghĩa hai bản, tình trạng xâm canh, xâm cư không còn, người dân qua lại biên giới thăm nhau đều mang theo giấy tờ tùy thân. Chúng tôi còn thường xuyên trao đổi, buôn bán hàng hóa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Nhận thấy phía bản bạn có nhiều đất trống nhưng chưa khai thác hiệu quả, nhân dân bản Ka Tăng đã hỗ trợ giống cây bời lời, cây tràm, nhiều giống sắn, chuối, máy phát cỏ cầm tay… để bạn đầu tư sản xuất”, ông Bình nói.

Nhân rộng mô hình phát huy hiệu quả

Ông Somtatti Nhavongsa, Trưởng bản Densavan cho biết, sau gần 20 năm kết nghĩa với bản Ka Tăng, cuộc sống của người dân Densavan có nhiều tiến bộ rõ rệt. Từ số cây giống được tặng, người dân bản Densavan tổ chức trồng, chăm sóc và tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân bản Ka Tăng. Vừa qua, bản Densavan đã thu hoạch được 4 đợt cây bời lời từ số cây giống bản Ka Tăng tặng và xuất bán, thu về hơn 2 triệu kíp. Nhiều diện tích chuối ở bản cũng đã thu hoạch mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ dân trong bản.

Hai bản thường xuyên thăm hỏi, tặng quà nhân các sự kiện trọng đại của hai nước, hai địa phương như chúc mừng Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền Bun Pi May, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, Ngày Quốc tế Phụ nữ… Đồng thời hỗ trợ giúp đỡ nhau phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn.

Ông Somtatti Nhavongsa khẳng định, mô hình kết nghĩa bản - bản là biểu hiện sâu sắc của tình đoàn kết, sự thương yêu và đùm bọc lẫn nhau của nhân dân hai nước. Thông qua hoạt động kết nghĩa, hai bản đã cùng nhau phát huy tinh thần hợp tác cao, không chỉ hỗ trợ nhau tiến bộ mà còn phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào
Bản Ka Tăng và Densavan ký biên bản ghi nhớ hoạt động 6 tháng cuối năm 2023.

Đại tá Nguyễn Nam Trung, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, tiếp nối sự thành công của cặp bản Ka Tăng - Densavan, đến nay toàn bộ 24/24 cặp bản đối diện hai bên biên giới giữa tỉnh Quảng Trị và Salavan, Savannakhet đã tổ chức kết nghĩa, mang lại nhiều thành công trong công tác bảo vệ biên giới. Điển hình hiệu quả từ mô hình này là bản Ka Tiêng (xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và bản A Via (Cụm bản La Cồ, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet) vừa kỷ niệm 17 năm kết nghĩa (2007-2024).

Không chỉ trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, sau gần 20 năm triển khai, mô hình “Kết nghĩa bản - bản” đã được nhân rộng trên cả nước theo tên gọi mới là “Phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” với nhiều hình thức phong phú, thành nghệ thuật quân sự, đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Theo Thiếu tướng Trần Đình Dũng, nhờ sự chung tay, hỗ trợ lẫn nhau từ những người dân sống dọc biên giới, mô hình kết nghĩa đã đem loại nhiều hiệu quả tích cực. Ông hy vọng trong tương lai, “Phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” sẽ tiếp tục là nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào, vì một khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Những công trình thủy lợi thắm đượm tình hữu nghị Việt - Lào Những công trình thủy lợi thắm đượm tình hữu nghị Việt - Lào
Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều công trình và dự án viện trợ thủy lợi cho Lào, tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững tại các vùng sâu, vùng xa và địa bàn khó khăn. Những dự án này đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, và hỗ trợ người dân Lào xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Nhờ đó, an sinh xã hội tại các khu vực này được đảm bảo, góp phần xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp ổn định và bền vững cho người dân Lào.
Dồn lực phát triển hạ tầng “đánh thức” thương mại biên giới Việt Nam – Lào Dồn lực phát triển hạ tầng “đánh thức” thương mại biên giới Việt Nam – Lào
Trong thời gian qua, từ trung ương đến địa phương đã triển khai các biện pháp, ban hành các chính sách, đưa ra kiến nghị nhằm phát triển hạ tầng thương mại biên giới hai nước phát triển theo hướng hiện đại, bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội hai nước.
Mai Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
Điểm tựa nơi biên giới Việt - Lào

Điểm tựa nơi biên giới Việt - Lào

Đóng quân giữa những ngọn núi điệp trùng và những cánh rừng bạt ngàn, Đồn Biên phòng Hướng Lập ( Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị) mang đến niềm hy vọng mới cho người dân nơi biên giới Việt - Lào. Từng giọt nước sạch mát lành chảy về các bản làng từ những giếng khoan và hệ thống cấp nước do các chiến sĩ biên phòng xây dựng không chỉ làm dịu cơn khát, mà còn tưới mát những ước mơ đang ấp ủ của bà con nơi đây.
Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Ngày 10/12, tại tỉnh Savannakhet (Lào) diễn ra cuộc hội đàm thường niên công tác biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) năm 2024.

Đọc nhiều

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

VUFO, FES tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển

Ngày 12/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) do Tiến sỹ Sabine Fandrych, thành viên Ban Lãnh đạo của FES tại Berlin (Đức) làm trưởng đoàn. Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác phát triển trong thời gian tới.
Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Belarus.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất nối lại đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Ẩn mình giữa đại ngàn Tây Bắc, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) không chỉ là mái trường đơn thuần mà còn là nơi gieo mầm hy vọng, chắp cánh tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm Việt Nam và đồng chủ trì họp nội các chung

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm Việt Nam và đồng chủ trì họp nội các chung

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 12/5, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15 - 16/5.

Multimedia

Xem trên
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024