Khai mạc diễn đàn 'Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020'
![]() |
![]() |
Theo Bộ Công thương, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 240 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước tính thặng dư hơn 5,46 tỷ USD.
![]() |
Diễn đàn được tổ chức trong khoảng thời gian bùng nổ của công nghệ và kéo theo đó chính là sự phát triển của kinh tế số. |
Đáng chú ý, ngay trong đại dịch, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua.
![]() |
Xuất nhập khẩu đang đẩy mạnh chuyển đổi số từ sau EVFTA. |
Thực tiễn cho thấy có doanh nghiệp thành công và coi các nền tảng hỗ trợ xuất khẩu là kênh quan trọng. Với sự tiến bộ vượt bậc của CNTT, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng nước ngoài.
Hơn nữa, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp. Cơ hội là ngang nhau nhưng thành công là khác biệt giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong từng quốc gia. Câu chuyện thành công khi xuất khẩu trực tuyến (B2B) trên nền tảng Alibaba hay bán lẻ trực tuyến qua biên giới (B2C) trên nền tảng Amazon là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trên thực tế nhiều lĩnh vực của XNK liên quan chặt chẽ tới ứng dụng CNTT, chẳng hạn như vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu. Ví dụ ở Việt Nam, nông sản và thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Hai nhóm sản phẩm này liên quan tới sinh kế của hàng chục triệu nông dân và ngư dân. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng công nghệ blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản.
Tại Diễn đàn, Bộ Công thương đã khai trương Nền tảng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam ECVN tại địa chỉ: www.ECVN.com. Nền tảng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam ECVN phiên bản 2020 với nhiều tính năng tiện lợi, nổi bật là tính năng Cộng đồng doanh nghiệp Xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm cơ hội giao thương trên môi trường trực tuyến. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Nền tảng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam ECVN sẽ tận dụng cơ hội của EVFTA nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, kết nối giao thương doanh nghiệp khối EU và Việt Nam. Đặc biệt, chú trọng quảng bá, nâng cao thương hiệu, phát triển các chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt có kim ngạch xuất khẩu lớn cũng như lợi thế của Việt Nam sang EU, bao gồm: dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, gạo, đường, gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm rau quả tươi và chế biến; điện thoại, máy móc, máy vi tính… |
![]() Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa ... |
![]() Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được phê chuẩn và đi vào thực thi sẽ mở ra cơ hội cho xuất ... |
![]() Mới đây, bên lề cuộc họp phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra ... |
Tin bài liên quan

Bộ Công Thương hướng tới 100% thủ tục hành chính trực tuyến toàn trình

Việt Nam-Hoa Kỳ ký kết và công bố nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại

Bộ Công Thương: Kinh tế Việt Nam và Mỹ bổ sung cho nhau
Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần
Multimedia
Xem trên
[Infographics] Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam
