Khi mẹ chồng - nàng dâu "chiến tranh lạnh" chỉ vì trẻ nhỏ
"Trứng khôn hơn vịt"
Mấy ngày nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lý ở Lý Nhân, Hà Nam căng thẳng vì con dâu đưa cháu đích tôn ra TP Phủ Lý ở. “Từ khi thằng Tôm sinh ra, tôi đã chăm sóc và nuôi nấng. Bây giờ mẹ nó bực tức lôi nó ra bảo tự chăm sóc, không nhờ ông bà nữa. Tôi nuôi 5 đứa con vẫn lớn, vẫn là người có ích cho xã hội, có sao đâu. Vậy mà nó làm thế, đúng là trứng khôn hơn vịt”, bà Lý bức xúc kể.
Chuyện là chị Lê Thị Lan Anh, con dâu bà Lý là nhân viên một ngân hàng, cũng có những hiểu biết nhất định. Vì không có điều kiện trực tiếp chăm sóc con nên Lan Anh đã ghi lại rất cụ thể chi tiết cách ăn uống, chữa bệnh, cách dạy dỗ cháu để ông bà ở nhà giúp đỡ. Thế nhưng dường như mọi cố gắng của Lan Anh đều không được thực hiện vì ông bà thích nuôi cháu theo ý mình.
3 tuổi, Tôm không biết tự cầm thìa xúc ăn, hay khóc và ăn vạ. Đặc biệt là chuyện ốm thì xảy ra liên miên, không tháng nào Tôm không bị ốm. Cũng bởi vì ông bà quá lạm dụng thuốc.
Ảnh minh họa
“Hồi xưa, khi còn ở gần con, mình đã hướng dẫn ông bà nhiều lần cách rửa mũi cho cháu khi bị sổ mũi và không cần phải uống thuốc. Nếu Tôm bị sụt sịt, rửa mũi 2 - 3 lần sẽ khỏi luôn. Nhưng ông bà không làm thế, cháu sụt sịt đã cho thuốc uống ngay, rồi rửa không đúng kỹ thuật. Vừa rồi đi khám, mũi Tôm còn bị viêm nhiễm. Vì vậy, lần này mình quyết định đưa con ra ở cùng để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy cháu tốt hơn. Ông bà thương cháu nhưng chăm sóc không khoa học. Mình biết ông bà đang rất bực nhưng sau này ông bà sẽ hiểu”, Lan Anh cho hay.
Chuyện chăm con, chăm cháu giữa con cái với bố mẹ không giống nhau dẫn đến mâu thuẫn dường như là "chuyện thường ngày ở phố huyện". Anh Nguyễn Tuấn Anh (ngõ 194 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) vừa có trận cãi nhau kịch liệt với bố mẹ cũng chỉ vì nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức.
“Vợ chồng mình đã tìm hiểu và biết sữa mẹ quan trọng trong sự phát triển cho con như thế nào, đặc biệt trong 6 tháng đầu. Vì vậy, nên khi sinh con ra, vợ chồng mình cố gắng tập cho con bú sữa mẹ. Thế nhưng ông bà chỉ thích cháu bụ bẫm như con nhà người khác, gây áp lực bắt cho cháu uống sữa ngoài. Thậm chí ông bà còn khiến cho vợ mình căng thẳng, bị mất sữa trong khi con mình thì khóc đòi bú mẹ”, anh Tuấn Anh kể.
Chịu thua ông bà?
Lê Thị Thúy Hà, là một cán bộ làm việc ở Ban Tổ chức Trung ương, đọc sách báo nhiều, chịu khó nghe và học tập những người đi trước nên có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con cái. Tuy nhiên, hầu hết các kinh nghiệm chị học được, đều không được áp dụng vì gặp phải mẹ chồng quái đản.
Vợ chồng Hà rất hạnh phúc, cu Ken cũng rất ngoan nhưng từ hồi nhờ bà nội ở Việt Trì, Phú Thọ xuống trông thì gia đình trở nên lục đục. Mẹ chồng chị lúc nào cũng coi mình là nhất, từ việc chăm cháu ăn cho tới chữa trị bệnh. Thế nhưng đến nay gần 2 tuổi, Ken trở thành cậu bé suy dinh dưỡng thể thấp còi, ốm đau liên miên.
“Ken bị ốm, mẹ chồng mình không cho đi bác sĩ, cứ bắt cháu ở nhà, rồi bà dùng các biện pháp dân gian chữa trị. Bệnh không thấy khỏi mà còn nặng thêm. Để êm ấm gia đình, mình chủ yếu bảo với chồng để anh ấy nói. Trước mặt chồng mình thì bà ầm ừ, nhưng sau lưng thì mắng nhiếc mình và nhất quyết không làm theo”, Hà buồn rầu cho hay.
Nhiều trường hợp trẻ hư, béo phì... do ông bà nuôi sai. (Ảnh minh họa)
Có những thời điểm cơn ấm ức lên đỉnh điểm, khi mẹ chồng quá sai, Hà đã muốn bế Ken về nhà đẻ ở nhưng được mọi người khuyên can nên cô cũng suy nghĩ lại. Hà nói “giờ mình cố gắng chăm con được lúc nào thì chăm. Còn lại đành phải để theo ý bà. Nhưng đến 2 tuổi, mình sẽ quyết cho con đi lớp để hạn chế sự can thiệp không đúng của bà”.
Không kìm nén được như Hà, vợ Tuấn Anh trong quá trình ở cữ đã stress và quyết định ra khỏi nhà chồng để được nuôi con theo ý mình. “Bây giờ là thế kỷ 21 rồi, bọn mình có kiến thức, có khả năng nên không thể chấp nhận việc ông bà bảo sao phải nghe vậy. Những việc đúng có thể nghe, nhưng những điều sai vẫn nhắm mắt làm theo thì không được. Mình nghĩ sau này ông bà sẽ thông cảm và hiểu được vợ chồng mình chỉ muốn tốt cho cháu ông bà”, vợ Tuấn Anh chia sẻ.
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, chuyện mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để gia đình êm ấm, các nàng dâu dù biết “mười mươi” cũng cần phải nhẹ nhàng, tình cảm và chân thành chia sẻ cùng ông bà. Sự vào cuộc của người chồng thấu hiểu đạo lý sẽ giúp cho mâu thuẫn trở nên nhẹ nhàng hơn.
Đối với những gia đình nhờ ông bà chăm sóc con cái thì nàng dâu cũng không nên quá bảo thủ và khăng khăng làm theo cách của mình. Động viên cổ vũ ông bà những việc làm đúng, khuyên bảo nhẹ nhàng khi ông bà sai là việc cần thiết. Ngoài ra, để nâng cao hiểu biết cho ông bà trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, cả gia đình cũng có thể cùng nhau tham gia vào các lớp học như cách nuôi dạy con, dạy nấu ăn cho con, hay dinh dưỡng cho trẻ nhỏ...
Linh Giang
Tin bài liên quan
Đọc nhiều

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Vải Trung Quốc đón "mùa vàng" nhờ công nghệ 4.0

Định vị Việt Nam: Cần một chiến lược truyền thông hiện đại, bài bản
Multimedia
Xem trên
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 26,5%

[Infographic] Kỹ năng tránh bẫy lừa đảo du lịch mùa cao điểm

[Infographics] Cảnh báo giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ
[Video] Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025
![[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/29/09/nguoi-truyen-cam-hung-ve-tinh-yeu-nuoc-20250429094951.jpg?rt=20250429094956?250429105554)
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước

Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
![[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/032025/25/11/croped/video-60-phut-hanh-trinh-thay-doi-cuoc-doi-20250325112448.png?250325023758)
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời

MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
![[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/anhvm/022025/11/15/FSave.com_Facebook_Media_004_662439456116001v_21.jpg?250228123313)
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
![[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/07/14/video-du-khach-quoc-te-trai-nghiem-le-phat-dau-nam-tai-chua-tam-bao-da-nang-20250207142038.jpg?rt=20250207142058?250228123446)
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)

Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực

Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
![[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/14/video-ban-hoa-ca-tinh-huu-nghi-chao-nam-moi-2025-20250121142351.jpg?rt=20250121142354?250121023412)
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
![[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/15/20/croped/video-30-nam-quan-he-viet-nam-hoa-ky-tu-chien-tranh-den-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-20250115205111.jpg?250116064808)
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
![[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/17/13/video-samaritans-purse-va-plan-international-viet-nam-ho-tro-nguoi-dan-viet-nam-phuc-hoi-sau-bao-20241217132215.jpg?rt=20241217132220?241217012643)
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
![[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới](https://thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2024/122024/16/00/video-tai-thiet-thon-lang-nu-quan-doi-nhan-dan-dong-hanh-xay-dung-tuong-lai-moi-20241216002424.jpg?rt=20241216002428?241216073321)