
Kịch bản nào chờ ông Trump sau vụ bạo loạn?
Các nghị sĩ hàng đầu của đảng này, trong đó có Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đã kêu gọi tiến hành ngay thủ tục luận tội nếu Phó Tổng thống Mike Pence và nội các của ông Trump không chịu kích hoạt Tu chính án 25 nhằm phế truất nhà lãnh đạo này.
Cáo buộc họ đưa ra là ông Trump đã kích động "một cuộc nổi dậy" bằng cách khuyến khích đám đông xông vào Đồi Capitol. Theo Reuters, bà Pelosi đã thảo luận với các nghị sĩ hàng đầu của Đảng Dân chủ về một số lựa chọn liên quan đến 2 kịch bản Tu chính án 25 và luận tội.
Việc kích hoạt Tu chính án 25 được cho là gặp không ít trở ngại về pháp lý và thủ tục nên khó có thể hoàn tất trước ngày 20-1, tức ngày ông Joe Biden dự kiến tuyên thệ nhậm chức.
Kịch bản luận tội cũng gặp khó bởi nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa không muốn tham gia một trận chiến chính trị nữa với phe Dân chủ khi nhiệm kỳ của ông Trump chỉ còn chưa đến 2 tuần.
Ngoài áp lực chính trị, ông chủ Nhà Trắng còn đang đối mặt sức ép pháp lý sau những gì xảy ra. Theo đài CNBC, công tố viên liên bang Michael Sherwin ở thủ đô Washington, D.C. hôm 7-1 không loại trừ khả năng buộc tội ông Trump kích động bạo loạn.
![]() |
Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters |
Theo ông Sherwin, Bộ Tư pháp sẽ xem xét đưa ra cáo buộc hình sự nhằm vào bất kỳ ai đóng vai trò trong vụ bạo loạn khiến việc kiểm đếm phiếu đại cử tri đoàn tại Quốc hội bị hoãn trong vài giờ.
Cho đến thời điểm hiện tại, mọi nỗ lực "lật kèo" kết quả bầu cử của đương kim Tổng thống Donald Trump đều đã nhận về con số 0 tròn trĩnh. Quốc hội Mỹ ngày 7.1 đã chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden sau hơn một ngày hỗn loạn.
Cách đây đúng 3 năm, 11 tháng, 17 ngày, cũng tại tòa nhà Quốc hội Mỹ, ông Trump tuyên bố "sự tàn phá nước Mỹ phải được chấm dứt". Thế nhưng, cảnh tượng hỗn loạn chưa từng thấy tại Đồi Capitol ngày 6.1 do những người ủng hộ ông làm nên đã khiến lời tuyên bố năm xưa của ông Trump trở nên đáng nhớ.
Nước Mỹ chào ông Trump 14 ngày trước khi hết nhiệm kỳ bằng đổ máu, bạo loạn. Bốn người đã chết, hàng chục người bị bắt, thủ đô và bang lân cận ban bố tình trạng khẩn cấp, FBI, vệ binh quốc gia được triển khai, vô số lời chỉ trích và lên án sự kiện người ủng hộ ông Trump xông vào phá cả tòa nhà quốc hội - nơi đang diễn ra cuộc kiểm phiếu bầu đại cử tri để chính thức xác nhận vị tổng thống mới.
Đồng minh của ông Trump lẫn các chính khách, những nhân vật nổi trội của đảng Cộng hòa cũng phải lên tiếng đổ lỗi cho ông Trump về sự kiện vô tiền khoáng hậu này. Thậm chí, đã có những lời kêu gọi dùng Tu chính án thứ 25 để luận tội rồi phế truất ông Trump. Twitter, Facebook phải khóa tài khoản, đánh dấu bài đăng của ông Trump vì lo ngại kích động bạo lực.
Cuộc nổi loạn ngày 6.1 cho thấy một nước Mỹ chia rẽ. Đó là những gì người ta nhìn thấy sau cuộc bầu cử 2020 và cũng là vào những ngày cuối nhiệm kỳ của ông Trump. Giữa lúc sục sôi như vậy, ông Trump ra bài phát biểu dù kêu gọi người ủng hộ về nhà nhưng lại bị đánh giá là không đủ trách nhiệm.
Tin bài liên quan

Giới đầu tư kêu gọi ngừng hợp tác với con rể ông Trump sau bạo loạn

Vì sao ông Trump từ chối "tiếp viện" giữa lúc bạo loạn?

Ông Trump cân nhắc tự ân xá cho bản thân?

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Lầu Năm Góc âm thầm kết thúc kế hoạch được bí mật khởi động ở những phút cuối nhiệm kỳ Trump

Nhà Trắng ra tối hậu thư cho các quan chức được bổ nhiệm thời ông Trump
Đọc nhiều

Việt Nam - Azerbaijan: Hoài niệm đẹp cần được tiếp nối bằng thành tựu mới

Dấu ấn của Việt Nam tại các kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025
Multimedia
Xem trên
Hơn 2.700 đại biểu dự Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

[Infographics] Ngày Quốc tế phòng, chống tiếng ồn 25/4/2025: Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn
