--> -->
Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Tình đời nghĩa đạo
00:00 | 28/01/2022 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Kinh nghiệm mở lại trường học an toàn trong dịch COVID-19 ở một số quốc gia

Dựa trên kinh nghiệm đối phó với đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm, nhiều quốc gia đã rất thành công trong việc duy trì mở cửa trường học.
Khẩn trương ban hành chương trình phòng chống dịch, chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, mở cửa trường học, du lịch sớm nhất có thể Khẩn trương ban hành chương trình phòng chống dịch, chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, mở cửa trường học, du lịch sớm nhất có thể
Kết luận cuộc họp sáng 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch; tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa xuân năm 2022; công bố lộ trình cụ thể mở cửa trường học, du lịch trong thời gian sớm nhất. Trong tháng 2, Chính phủ sẽ ban hành, triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.
Tự tin để mở cửa trở lại an toàn nhưng tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh Tự tin để mở cửa trở lại an toàn nhưng tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh
Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong dịp Tết, đồng thời chúng ta cũng có cơ sở để tự tin trong công tác phòng chống dịch, tự tin để tiếp tục mở cửa trở lại an toàn các hoạt động kinh tế-xã hội.
Chú thích ảnh
Ảnh minh hoạ: Frontiersin

Mở cửa trường học đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia khi áp dụng chiến lược “sống chung với COVID-19”. Các tổ chức UNICEF và UNESCO cũng khuyến cáo trong đại dịch rằng nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và nơi mở cửa sớm nhất cũng phải là trường học.

Theo khảo sát của UNESCO, hàng chục quốc gia - trong đó có Brazil, Pháp, Kazakhstan, Mexico, Palestine và Ukraine - đã áp dụng hệ thống giám sát “đèn giao thông” để đưa ra các biện pháp phòng dịch khác nhau tại trường học, tùy theo mức độ lây nhiễm như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, thông gió, cũng như điều chỉnh khoảng cách trong nhà và ngoài trời. Ngoài ra, các quốc gia này cũng phân chia các lớp học theo các trường hợp cụ thể để tránh ảnh hưởng đến tất cả học sinh trong trường. Các quốc gia như Canada, Pháp, Anh và Italy cũng đang áp dụng chiến lược xét nghiệm nhanh hàng loạt đối với học sinh.

Tại Mỹ, trước khi biến thể Omicron bùng phát, các trường học đã mở cửa an toàn nhờ tỉ lệ bao phủ vaccine cao. Theo hướng dẫn mới của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) hồi tháng 12/2021, các học sinh tiếp xúc gần người mắc COVID-19 sẽ không cần tự cách ly và nghỉ học tại nhà. Điều kiện duy nhất là các em phải có kết quả âm tính liên tục trong những ngày sau tiếp xúc.

Biện pháp phòng dịch tại các trường học ở Mỹ được thực hiện theo chiến lược “Test to Stay”. Đây là công cụ hữu ích trong chiến lược phòng dịch theo lớp, bao gồm việc thúc đẩy tiêm chủng cho học sinh và nhân viên đủ điều kiện, yêu cầu tất cả học sinh từ 2 tuổi trở lên đeo khẩu trang trong trường học, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa các học sinh, xét nghiệm sàng lọc, thông gió, rửa tay và ở nhà khi mắc bệnh.

Chú thích ảnh
Học sinh tiểu học quay trở lại trường học ở Den Bosch, Hà Lan. Ảnh: Reuters

Dù ghi nhận số ca mắc mới gia tăng trong làn sóng Omicron, Australia vẫn quyết tâm mở cửa trường học. Hai bang đông dân nhất của nước này - New South Wales (NSW) và Victoria - đã công bố kế hoạch khai giảng năm học ngay cả khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong các cơ sở giáo dục. Giới chức cho biết sẽ xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho học sinh mỗi tuần 2 lần nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại trường học. Họ cũng đề nghị các bậc phụ huynh sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh để sàng lọc COVID-19 cho con em mỗi tuần 2 lần. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, phụ huynh cần thông báo cho trường học và chính quyền.

Bên cạnh đó, giáo viên và học sinh tại các trường phổ thông bắt buộc phải đeo khẩu trang, học sinh tiểu học được khuyến khích đeo khẩu trang. Các trường cũng sẽ hạn chế tối đa tiếp xúc giữa các nhóm lớp cũng như hạn chế khách tới trường. Nhân viên trường học tại NSW và Victoria đều phải tiêm vaccine ngừa COVID-19. Riêng các giáo viên tham gia giảng dạy tại bang Victoria phải tiêm mũi tăng cường trước hạn chót là cuối tháng 2 tới.

Chú thích ảnh
Học sinh đeo khẩu trang trở lại trường học ở Los Angeles (Mỹ). Ảnh: Shutterstock

Mỗi quốc gia sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để quyết định lứa tuổi học sinh nào được quay lại trường học đầu tiên. Đan Mạch và Na Uy đã ưu tiên mở lại trường mầm non và tiểu học để giải quyết việc trông trẻ cho phụ huynh. Cách tiếp cận này được đưa ra khi giới chuyên gia cho rằng trẻ nhỏ là một trong những nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan virus thấp nhất.

Một số quốc gia khác đã ưu tiên mở cửa trường học cho học sinh cuối cấp. Ví dụ, sinh viên năm cuối ở Đức sẽ được trở lại trường để thi cuối kỳ. Giới chức cho rằng nhóm này có thể chất tốt hơn và có ý thức tuân thủ các qui định về sức khoẻ và an toàn hơn nhóm học sinh nhỏ tuổi hơn.

Hỗ trợ về mặt tinh thần - xã hội, hỗ trợ giáo viên và đảm bảo nguồn lực tài chính cũng là điều cần thiết để thực hiện hiệu quả các giao thức phòng dịch khi tái mở cửa trường học. Các trường học cũng phải đưa ra phương án dự phòng nhân sự, trong đó có việc sử dụng giáo viên đã nghỉ hưu hoặc đang đi học, tham gia giảng dạy khi thiếu giáo viên. UNESCO đã nhiều lần kêu gọi tăng cường nỗ lực tiêm chủng cho giáo viên vì tại một số ít quốc gia, giáo viên không được phân loại vào bất kỳ nhóm ưu tiên nào.

Chú thích ảnh
Trường Tiểu học Darwin ở Chicago, Illinois. Ảnh: Reuters

Ông Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết nếu các trường học đang lên kế hoạch đường mở cửa trở lại, chúng ta cần phải hành động nhanh chóng để đưa tất cả trẻ em trở lại trường và khắc phục những tổn thất trong học tập. Nếu không có biện pháp khắc phục và tập trung vào những học sinh dễ bị tổn thương nhất, đại dịch COVID-19 sẽ mang lại những hậu quả lâu dài nghiêm trọng. Nó không chỉ kéo lùi hàng thập niên tiến bộ về giáo dục, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng cố hữu trong việc tiếp cận giáo dục, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần và tương lai của cả một thế hệ.

Theo số liệu mới được UNESCO công bố vào ngày Quốc tế Giáo dục 24/1, đã có 135 quốc gia trên thế giới mở cửa lại trường học. Chỉ còn một số ít quốc gia, khoảng 25 nước, vẫn tạm thời hoãn mở cửa bằng cách kéo dài kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Chỉ còn trên 10 quốc gia trên thế giới vẫn đóng cửa trường học và chuyển hoàn toàn sang hình thức học trực tuyến thay vì học trực tiếp khi biến thể Omicron lan rộng. Con số này hoàn toàn trái ngược với cùng kỳ năm ngoái, khi hầu hết các trường học đều phải đóng cửa và việc học tập hoàn toàn phải diễn ra theo hình thức trực tuyến ở 40 quốc gia.

“Ngành giáo dục tiếp tục bị gián đoạn sâu sắc bởi đại dịch, nhưng tất cả các quốc gia hiện đều nhận thức rõ về tổn thất lớn lao của việc đóng cửa các trường học suốt 2 năm qua. Việc mở rộng tiêm chủng và những kinh nghiệm đối phó với đại dịch sẽ giúp các quốc gia thiết lập một mô hình mới dựa trên các giao thức sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trường học”, ông Azoulay nói.

Ngày 23/1, Hà Nội ghi nhận gần 3.000 ca COVID -19 mới, trong đó 830 ca cộng đồng Ngày 23/1, Hà Nội ghi nhận gần 3.000 ca COVID -19 mới, trong đó 830 ca cộng đồng
Tối 23/1, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 24 giờ qua, thành phố đã ghi nhận thêm 2.971 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 830 ca cộng đồng.
Bảo đảm mở cửa trường học an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê ăn Tết Bảo đảm mở cửa trường học an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê ăn Tết
Yêu cầu chấn chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp tại các tỉnh, thành phố; bảo đảm mở cửa trường học an toàn; tăng cường các giải pháp khắc phục tình trạng mắc di chứng hậu COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022... là những nội dung đáng chú ý trong tuần qua.
Theo Báo Tin Tức
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Quân y Vùng 5 Hải quân đạt nhiều kết quả tích cực trong cứu nạn, cứu chữa người bệnh

Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên quân y Vùng 5 Hải quân đã ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học, thành tựu y khoa tiên tiến vào chuẩn đoán, cấp cứu, điều trị cho người bệnh.
WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

WHO cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc COVID-19 ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới.
Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm do COVID-19

Tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,8 năm do COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận sau khi Covid-19 bùng phát, tuổi thọ trung bình người dân toàn cầu giảm 1,8 năm, còn 71,4 tuổi.

Đọc nhiều

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Thêm 4,58 triệu USD vốn phi chính phủ nước ngoài viện trợ cho Quảng Nam

Đó là nguồn viện trợ được cam kết tại Hội nghị tăng cường hợp tác và vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) và các đối tác quốc tế do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/5 tại Hà Nội.
Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lê Hữu Thuần giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 16/5 tại Thái Bình, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Bình (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Lê Hữu Thuần, Phó Chủ tịch thường trực nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.
Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Tin quốc tế ngày 17/5: Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, Israel đẩy mạnh tấn công vào Dải Gaza

Nga - Ukraine nhất trí trao đổi 2.000 tù binh, thảo luận khả năng ngừng bắn; Israel phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Dải Gaza; Giáo hoàng Leo XIV nhận mình là “hậu duệ của người nhập cư” và kêu gọi việc tôn trọng phẩm giá của người di cư... là những tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 17/5.
Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ông Lại Ngọc Đoàn được bầu giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Uzbekistan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Đại hội đã tín nhiệm bầu Đại sứ Lại Ngọc Đoàn, nguyên Cục trưởng Cục Cơ yếu (Bộ Ngoại giao) giữ chức Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dự và phát biểu chỉ đạo.
Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Đàm phán Nga - Ukraine tại Istanbul hoãn vì lý do hậu cần

Tối 15/5, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin cuộc đàm phán dự kiến giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) không diễn ra như kế hoạch do gặp trục trặc hậu cần. Phái đoàn Nga thay vào đó đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan.

Multimedia

Xem trên
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
 
Rewind 10 Seconds
00:00
00:00
00:00
Fullscreen
Error loading media:
File could not be played
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024