--> -->
Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
10:12 | 07/06/2017 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Kinh tế tăng trưởng nhưng tại sao học sinh Mỹ lại ngày càng chán làm thêm?

Mùa hè đang tới và nhiều sinh viên, học sinh trên toàn thế giới sẽ bước vào kỳ nghỉ dài cũng như cố gắng tìm một công việc bán thời gian cho giai đoạn này. Điều này cũng diễn ra tương tự tại Mỹ, tuy nhiên một số báo cáo lại cho thấy những con số đáng ngạc nhiên trong thị trường lao động nước này.

Câu chuyện làm thêm của học sinh Mỹ

Trong tháng 5 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống 4,3%, mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua và điều này chứng tỏ các sinh viên, học sinh Mỹ có một cơ hội việc làm rất lớn trên thị trường. Tỷ lệ không có việc làm của sinh viên, học sinh trong độ tuổi 16-19 tại Mỹ vào tháng 5/2017 là 14,3%, thấp hơn rất nhiều so với mức 27% vào năm 2009. Dẫu vậy, một thực tế đáng ngạc nhiên là các sinh viên, học sinh đang khó tìm được việc làm hơn trước.

Khảo sát của CareerBuilder cho thấy 41% các nhà quản lý tại Mỹ có kế hoạch thuê lao động thời vụ cho mùa hè này thay vì thuê học sinh, sinh viên, một tỷ lệ cao hơn nhiều so với mức 29% của năm trước.

Tuy vậy, một số liệu đáng ngạc nhiên hơn là những con số trên chỉ tập trung vào những sinh viên muốn kiếm việc làm, trong khi rất nhiều thanh thiếu niên Mỹ không muốn đi làm thêm vào mùa hè này do họ có nhiều thứ để ưu tiên hơn so với trước đây.

Số liệu của Cục thống kê lao động Mỹ (BLS) cho thấy vào mùa cao điểm tháng 6/2016, chỉ có 43% số sinh viên, học sinh trong độ tuổi 16-19 tìm việc làm thêm hay đang làm việc. Con số này thấp hơn 10 điểm phần trăm so với tháng 6/2006 và thấp hơn mức gần 70% của tháng 6/1989.

Nếu xem xét lượng sinh viên, học sinh làm thêm tại Mỹ cả năm trong vòng 30 năm qua, một bức tranh đáng báo động được khắc họa khá rõ nét. Khi nền kinh tế suy thoái vào đầu thập niên 2000 và năm 2008, số học sinh làm thêm giảm đi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phục hồi sau đó, tỷ lệ này không tăng trở lại.

Cơ quan BLS ước tính tỷ lệ học sinh làm thêm tại Mỹ sẽ giảm xuống 27% vào năm 2024, tương đương thấp hơn 30 điểm phần trăm so với năm 1989.

kinh te tang truong nhung tai sao hoc sinh my lai ngay cang chan lam them

Tỷ lệ thanh thiếu niên 16-19 tuổi tham gia lao động hoặc đang tìm việc tại Mỹ ngày càng thấp (%)

Vậy tại sao thanh thiếu niên Mỹ lại ngày càng bỏ làm thêm?

Nhiều chuyên gia cho rằng có khá nhiều nguyên nhân cho tình trạng trên. Đầu tiên, lực lượng lao động thời vụ này bị đẩy ra khỏi thị trường việc làm bởi những người già. Số liệu hiện nay cho thấy những người già trên 65 tuổi vẫn còn lao động tại Mỹ đang ở mức cao nhất trong hơn 50 năm qua.

Thêm vào đó, một báo cáo vào năm 2012 cho thấy những người nhập cư trình độ thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội tìm việc làm thêm của thanh thiếu niên Mỹ trong các ngày hè.

Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng làm thêm của học sinh tại nền kinh tế số 1 thế giới suy giảm là các bậc phụ huynh ngày nay đang ép con cái tham gia những chương trình tình nguyện, hoạt động ngoại khóa để gây ấn tượng với văn phòng tuyển sinh khi xét duyệt đại học.

Đặc biệt, việc giá cả leo thang trong khi mức lương làm thêm quá thấp, khiến học sinh không đủ tiền chi tiêu cũng như đóng học phí khiến họ từ bỏ lựa chọn này. Theo luật định, mức lương tối thiểu cho các học sinh Mỹ làm thêm là 7,25 USD/giờ trong khi chi phí học tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ lên đến hơn 50.000 USD.

Một số chuyên gia cũng cho rằng lối sống thoải mái ngày nay của tầng lớp trẻ khiến họ trở nên lười nhác hơn trước. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu hay báo cáo nào chứng minh cho luận điểm này.

Học, học nữa, học mãi

Bên cạnh những nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra cho tình trạng ít đi làm thêm của giới học sinh Mỹ, nghiên cứu mới đây của BLS lại cho rằng nhiều khả năng thanh thiếu niên Mỹ ít đi làm thêm do họ học nhiều hơn.

kinh te tang truong nhung tai sao hoc sinh my lai ngay cang chan lam them

Tỷ lệ học sinh độ tuổi 16-19 ở lại theo học tại trường vào tháng 7 hàng năm ở Mỹ (%)

Trong vòng vài thập niên trở lại đây, ngành giáo dục Mỹ đang khiến học sinh ngày càng tốn nhiều thời gian hơn với thời lượng học trong ngày cũng như các niên khóa trong năm kéo dài hơn. Thậm chí, các chương trình học cũng ngày một nặng hơn, khiến các học sinh phải từ bỏ nghỉ hè để học lại các môn thi trượt hoặc ôn lại kiến thức. Hơn nữa, hàng loạt các lớp học thêm, lớp tín chỉ cũng được tổ chức trong ngày hè, khiến học sinh không còn thời gian.

Số liệu của BLS cho thấy hơn 2/5 số học sinh độ tuổi 16-19 vào tháng 7 năm ngoái phải đi học ở trưởng, cao gấp 4 lần so với năm 1985.

kinh te tang truong nhung tai sao hoc sinh my lai ngay cang chan lam them

Tỷ lệ học sinh hoàn thành ít nhất 1 trong 3 bộ môn tại Mỹ tăng mạnh (%)

Trong 4 năm học cấp 3, học sinh Mỹ cũng ngày càng hiếu học hơn. Vào năm 1982, chưa đến 10% số học sinh cấp 3 Mỹ hoàn thành ít nhất 1 trong 3 bộ môn là tiếng Anh 4 năm, môn toán và khoa học 3 năm, tiếng nước ngoài 2 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã lên đến gần 62% vào năm 2009.

Không riêng gì học thêm nhiều lớp, các chương trình giáo dục tại Mỹ cũng ngày một khó khăn hơn. Các lớp dạy giải tích tại Mỹ đã tăng nhiều gấp 3 lần so với hồi đầu thập niên 1980, trong khi các lớp tích phân tăng nhiều gấp 5 lần, lớp xác suất thống kê tăng nhiều gấp 10 lần. Năm 2009, gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp theo học các lớp đào tạo tiền đại học (AP), tăng 39% so với cách đó 4 năm.

Tất nhiên việc chú trọng vào giáo dục đem lại nhiều lợi ích, nhưng việc tập trung quá vào đây khiến các học sinh bị yếu những kỹ năng thực tế như quản lý thời gian, tài chính cũng như nhiều kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp trong xã hội.

BT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Tzu Chi hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Hải Dương

Trong hai ngày 10 và 11/5 tại tỉnh Hải Dương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh phối hợp với Tổ chức Tzu Chi (Đài Loan, Trung Quốc) tổ chức chương trình trao viện trợ "Hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm học 2024 - 2025".
Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Tri ân dịch giả Lê Đức Mẫn - Người kết nối văn hóa Việt - Nga qua âm nhạc

Ngày 10/5 tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Ca khúc Việt lời Nga” thu hút đông đảo giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên Khoa Tiếng Nga nhiều thế hệ đến tham dự. Chương trình là lời tri ân sâu sắc dành cho nhà giáo - dịch giả Lê Đức Mẫn, nguyên giảng viên Khoa Tiếng Nga, người đã dành trọn tâm huyết dịch hơn 60 ca khúc Việt Nam sang tiếng Nga trong suốt hơn ba thập kỷ qua.
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ và phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (viết tắt RANEPA), còn gọi là Học viện Tổng thống.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt-Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Các định hướng lớn về quan hệ song phương và phối hợp hành động trên trường quốc tế sẽ tạo xung lực mới mạnh mẽ cho việc phát triển và nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga trong giai đoạn lịch sử mới.
Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Áo: hợp tác phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/5 tại thủ đô Vienna (Áo), Diễn đàn “Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Áo” sẽ chính thức diễn ra, đánh dấu bước tiến chiến lược trong quan hệ hợp tác phát triển công nghệ giữa hai quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng mở ra những cơ hội hợp tác cụ thể, thiết thực trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ sinh học, an ninh mạng, công nghệ lượng tử, IoT, điện toán biên và robot học.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới