--> -->
Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:00 | 14/02/2016 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ký sinh bên dòng sông Mẹ

Lần cuối cùng ngoại tôi sang sông, để rồi bỏ sông luôn dễ đã một phần tư thế kỷ. Đó là một buổi chiều không nắng cũng không mưa.

ky sinh ben dong song me

Cửa sông Cái Nha Trang từ trên cao. Ảnh: TL.

Sông gắn theo chiều dài cuộc đời của ngoại là con sông Cái Nha Trang. Ngoại từ phù sa sang định cư bên này sông, và sang sông lần đầu lúc nào chắc chẳng còn ai nhớ.

Hôm đưa tiễn ngoại sang sông lần cuối, lúc lên bờ, tôi và thằng em con đầu của cậu Tám phải khiêng ngoại, đi từ bến cho đến nơi yên nghỉ, bằng cây đòn tre dài. Vì đường trắc trở, xe máy kéo còn chạy không lọt. Ngoại nhẹ tênh ngày về, nên hai đứa cháu không phải đổi vai.

Lần đầu ngoại sang sông

Hồi đó vùng đất ngoại định cư – Ngọc Hội – chắc là đất hoang. Ông bà ngoại dọn đất và chừa một khoảng trống cất nhà, chung quanh trồng dừa. Mé sông trồng tre chống xói mòn, vì Ngọc Hội là bên lở. Dầu vậy, ông bà vẫn tiếp tục làm ruộng bên kia sông.

Tôi sinh ra và được rửa tội ở nhà thờ giáo xứ Chợ Mới, nằm cách con sông một đỗi đàng. Lớn lên cỡ lớp ba, lớp tư, cả nhà từ Sài Gòn dọn về định cư ở Đồng Đế. Lúc đó tôi mới biết quê ngoại có một con sông. Lâu lâu, nhớ cháu, ngoại thường đi bộ từ nhà xuống Đồng Đế.

Cặp theo mấy quả ổi sẻ chín thơm lừng cho cháu. Nhà ngoại ở gần lắm cây cầu sắt xe lửa nối hai bờ sông Cái. Mỗi lần ngoại muốn đi, bà nhờ con cháu bơi ghe đưa bà từ bờ bên này đi xéo đến bờ bên kia chỗ chân cầu sắt. Bà lên cái bến nhỏ ở đó. Rồi men theo đường xe lửa đi về hướng bắc.

Đến nhà thương phung núi Sạn, có một con đường đất để đi tới Đồng Đế. Tôi cũng thường được phép đi bộ với bà từ Đồng Đế về Ngọc Hội. Tới chân cầu sắt, chỉ một tiếng hú của bà, bên bờ kia có người bơi ghe ra đón hai bà cháu. Ngồi trên ghe sang sông lúc ấy thật thấy khoan khoái làm sao.

Tre ngoại trồng cứu ngoại

Những chắt chiu của bà suốt một đoạn đời dài mới xây nên được căn nhà ngói. Rồi một trận lũ mấy năm sau khi cất nhà đã xoáy vào bên trong bụi tre, xoáy luôn vào cái móng cao trên một thước của ngôi nhà. Làm sập nửa căn với một cái hố sâu lớn.

Lúc đó nước cuốn ngoại ra khỏi nhà. Nhưng bụi tre đã giữ người lại. Ngoại bám vào một thân tre chịu trận. Cho đến khi cậu Tám tôi liều mạng bơi ghe vượt dòng lũ, cứu ngoại vào.

Dòng sông ấy mỗi năm có một mùa lũ. Sông có độ cao trung bình 548m, độ dốc trung bình 22,8%. Môđun dòng chảy mùa lũ là 240 l/s.km2, gấp 10 – 13 lần mùa cạn. Mùa lũ tuy cực nhưng lại là một mùa vui. Nào là tìm thế sông để vớt củi. Củi trên nguồn trôi xuống nhiều lắm.

Mỗi mùa củi vớt và củi dừa trong vườn nhà ngoại đủ để xài quanh năm. Tối tối, thời tôi còn học đại học cộng đồng Duyên Hải, tôi cùng một người em con cậu Mười khiêng ghe lưới ngược dòng sông lên một đỗi xa. Rồi từ đó, mới lên ghe thả xuôi dòng xeo xéo sang đến bờ đập Phù Sa.

Ở đó lại khiêng ghe thả xuống bên kia đập và theo con kênh đó bơi vào trong ruộng. Nước ngập ruộng mênh mông. Nhưng ngập không sâu. Từ đó hai anh em thả lưới bắt cá. Cá chốt, cá trê ban đêm nhiều. Thỉnh thoảng cá trầu. Hừng sáng, cá rô nhiều. Những bữa cơm trộn bắp ăn với cá đồng vào ngày mưa sao mà ngon.

Dòng sông ấy mỗi năm cất đi ba bốn linh hồn. Do chìm đò. Hoặc do nôn nóng đi học, bọn trẻ thấy nước cạn lội sang sông rồi hụt chân. Mỗi lần có người chết đuối, cậu Tám thường lùa hết những ai có mặt ở nhà và hàng xóm ra sông cùng nắm tay nhau lặn xuống để vớt kẻ xấu số lên.

Tôi có mặt một hai lần trong những chuyến ấy. Và thường chỉ có mình cậu Tám tìm thấy xác nhiều lần nhất. Vậy mà, khi cùng vợ và đứa con gái sang sông, chẳng may lật ghe, cậu chỉ kịp cứu đứa con gái. Và người vợ cùng chung số phận với vợ nhà thơ Hữu Loan.

Dòng sông ấy cũng phụ giúp gia đình cậu Mười mười mấy miệng ăn quanh năm. Nhờ con cá, con cua cậu và đứa con trai lớn của cậu lưới được. Dòng sông ấy mùa cạn, ngoại và dì và mợ và mấy đứa cháu gái thường bơi ghe xuống những bãi cát gần cầu Hà Ra sàng bắt giắt – một loại nhuyễn thể hai mảnh nhỏ. Về nấu lá me. Nhẩn nha ăn thay cơm độn bắp.

Rồi còn bắt ốc gạo – con ốc bé bằng viên bi đùm xe đạp. Thời gian rảnh nhiều nên, các bà có thể ngồi cả buổi lể những con ốc bé xíu hấp sả ớt, chấm mắm gừng. Mùa cạn, mấy ông nhậu còn ra những bãi cát lòng sông cào lịch. Hôm nào lịch nhiều thì bữa nhậu kéo đến khuya…

Khi nào ghe hư, cần tre là các cậu bơi ghe lên nguồn. Tôi chưa theo lên nguồn bao giờ. Nhưng tôi độ chừng cao lắm là các cậu lên đến thác Đồng Trăng. Ở đó họ chặt tre, bè về xuôi để đan ghe…

* Mẹ, là tiếng gọi da diết nhất trong cuộc đời mỗi người, lúc vọng tưởng, khi hiện hữu cạnh bên, cũng có khi trong ta bỗng có lời kêu vang trong lòng: Mẹ ơi!

* Trên khắp quê hương Việt Nam với rất nhiều dân tộc sống chung nhau, “Mẹ” là tiếng chung nhưng âm ngữ địa phương thì khác. Thầy và U hay Bu là cách gọi bố mẹ ở đồng bằng Bắc bộ. Bầm, Bủ là cách gọi mẹ ở một số tỉnh miền núi, hoặc Thanh Nghệ Tĩnh. Dân tộc Tày gọi là Mé và Ké, có thể gọi là ông Ké, bà Ké. Mé là mẹ, Ké là người già. Khi có con cái, thì người ta gọi bố mẹ là ông bà, xưng con, có mặt con mình, thì gọi ông bà xưng cháu. Cha và Mẹ là cách dùng thông thường của nhà có học (nhà Nho xưa), cũng có thể dùng phổ biến. Ở miền Trung, gọi là Bõ, là Bố. Bố có nghĩa là to. Bố mẹ, tiếng cổ là Bố Cái, Cái là mẹ (ông Phùng Hưng mang danh là Bố Cái đại vương), thời hiện đại (tân thời) Pháp thuộc gọi là Ba Me, Ba Mợ. Hay có một danh sách liệt kê tiếng mẹ các vùng miền như sau: Bu (Thái Bình), Bầm (Bắc Ninh), U (Hà Nam), Mạ (Huế), Má (Nam bộ), Đẻ, Cái.

* Mẹ, ở Việt Nam, có rất nhiều cách gọi, nhưng trong sâu thẳm nỗi lòng mỗi người con Việt, nhất là của kẻ xa xứ khi nhớ về đất nước, mẹ không chỉ là người, là nơi chốn đã sinh ra mình, mà còn mang cả nỗi đau thương mang trọn kiếp người mà mình không thể chối từ.

ky sinh ben dong song me

Việt Nam có cả thảy bảy con sông Cái. Người Thái thường gọi là sông Mẹ.

Sông Cái – tên cổ của sông Hồng.

Sông Cái Quảng Nam, tên gọi đoạn trung lưu của sông Vu Gia, trong cùng hệ thống với sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam,
bắt nguồn từ vùng biên giới Việt – Lào, nối với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc.

Sông Cái Quy Nhơn ở tỉnh Bình Định, đổ ra vịnh Quy Nhơn, đoạn trung lưu là sông Hà Giao, đoạn thượng lưu là sông Đắc Cron Bung.

Sông Cái Ninh Hoà (sông Dinh Khánh Hoà), tỉnh Khánh Hoà.

Sông Cái Nha Trang ở tỉnh Khánh Hoà, qua thành phố Nha Trang, rồi đổ ra vịnh Nha Trang.

Sông Cái Phan Rang ở tỉnh Ninh Thuận, qua thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, rồi đổ ra vịnh Phan Rang.

Sông Cái Phan Thiết (sông Quao), bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng, chảy trong huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, rồi đổ ra vịnh Phan Thiết.

Theo Ngữ Yên-TGTT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Đọc nhiều

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

19 ban, đơn vị Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bắt đầu vận hành theo mô hình mới

Ngày 30/6 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có tổng cộng 19 ban, đơn vị trực thuộc, chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 01/7/2025.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Multimedia

Xem trên
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Ngày 27/06, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam – thành viên Tập đoàn Vingroup đã bàn giao mặt bằng Trung tâm Triển lãm Việt Nam với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình đã xác lập vị thế top 10 tổ hợp trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh.
35 suất học bổng Chính phủ du học tại Vương quốc Campuchia năm 2025

35 suất học bổng Chính phủ du học tại Vương quốc Campuchia năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về 20 suất học bổng học đại học và sau đại học và 15 suất học bổng học tiếng Khmer tại Campuchia.