--> -->
Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
17:15 | 22/08/2020 GMT+7
Theo dõi thoidai.com.vn trên

Ký sự từ “bức tường lửa” biên thùy

Tôi gặp họ, những người nhập cảnh trái phép qua biên giới bị cán bộ Đồn Biên phòng Quang Long, BĐBP Cao Bằng phát hiện, ngăn chặn và đưa về khu cách ly trong những ngày dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trong số đó, có cả người phụ nữ bụng chửa kềnh, líu ríu dắt theo con nhỏ mà cháu bé thì ống chân lam nham máu chảy do luồn rừng, lội suối. Họ lả đi sau nhiều quãng đường chạy bộ, cầm lấy mì gói nhai ngấu nghiến vì quá đói. Áo quần thì bê bết bùn đất, chân phồng rộp.
Lao động "chui" bên Trung Quốc ồ ạt nhập cảnh trái phép vào địa bàn biên giới Cao Bằng Lao động "chui" bên Trung Quốc ồ ạt nhập cảnh trái phép vào địa bàn biên giới Cao Bằng
Bắt giữ 48 công dân nhập cảnh trái phép qua đường mòn biên giới Bắt giữ 48 công dân nhập cảnh trái phép qua đường mòn biên giới

12 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam, ngày 10-8-2020. Ảnh: Lê Đồng

Tháng 8-2020, đều đặn mỗi ngày có gần hai chục người nhập cảnh trái phép vào khu vực biên giới do Đồn Biên phòng Quang Long quản lý. Cả tỉnh Cao Bằng, trong 6 tháng qua, có khoảng gần 7 nghìn người xuất, nhập cảnh trái phép bị lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ và đưa về khu cách ly tập trung. Địa điểm do Đồn Biên phòng Quang Long quản lý “nóng nhất” về hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và hiện có tới 9 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 án ngữ ở các đường mòn, lối mở. Cùng Đồn trưởng Đồn Biên phòng Quang Long, Thiếu tá Cao Văn Thành đi dọc tuyến biên giới, chúng tôi được chứng kiến hình ảnh cán bộ, chiến sĩ tiếp tục đẵn tre nứa, buộc dây thép, trùm bạt dã chiến để gia cố thêm các chốt do tình hình xuất, nhập cảnh trái phép gia tăng.

Đêm ấy, chúng tôi theo các chiến sĩ đi tuần tra. Đường biên giới trơn trượt, các đoạn đường vỡ từng mảng bê tông. Ngồi trên xe ô tô, người cứ nảy bật tận nóc. Đến khúc đi bộ, tôi cùng Thiếu tá Đặng Văn Hưng, Tổ trưởng tổ công tác Pác Ty, phụ trách một chốt Biên phòng cách Đồn Biên phòng Quang Long gần chục cây số, cứ thế luồn rừng. Thiếu tá Hưng kể: “Có nhiều người nhập cảnh trái phép qua biên giới bị tổ chốt chặn phát hiện, tạm giữ. Có chị chửa bụng to vượt mặt, trông rất tội nghiệp”.

Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Hà, một cô gái trẻ người Nghệ An đang mang thai. Hà đi lấy chồng ở vùng Nam Ninh, Trung Quốc qua mai mối. Làm vợ người đàn ông mà hai bên không biết tiếng của nhau, sinh được một đứa con rồi, giờ mang thai đứa thứ hai, không có đăng kí kết hôn và cư trú bất hợp pháp bên kia biên giới. Vì lấy chồng không “chính danh”, nên Hà phải trốn về Việt Nam qua đường mòn biên giới khi dịch ập đến, cơ quan quản lý phía Trung Quốc tiến hành kiểm tra gắt gao. Các đối tượng đưa dẫn Hà trở về Việt Nam yêu cầu Hà đưa gần 10 triệu đồng. Chúng lấy tiền rồi hứa, đưa đến tận biên giới, có người đón và được về nhà ngay. Nhưng chúng lại thả người ở khu vực rừng núi rất xa. Hà và một người (đến giờ Hà chưa kịp hỏi tên) cứ thế chạy, mệt lả rồi đi bộ. Cái thai 4-5 tháng lùm lùm khiến Hà kiệt sức. Đến lúc không thở được nữa, thì nghe thấy tiếng hô bằng tiếng Việt của cán bộ Biên phòng, Hà mừng quá, biết là mình đã sống, dẫu là đã “bị bắt”. Hà nghe loáng thoáng có anh Biên phòng nói với đồng đội: “Có phụ nữ mang thai, đồng chí nấu nước nóng và pha mì tôm sẵn cho mẹ con cô ấy nhé”. Hà đã khóc. “Được ăn, được tắm rửa và chăm sóc tử tế, giờ, em không muốn gì hơn là được cách ly 14 ngày thật tốt rồi về với bố mẹ ở quê” - Hà giãi bày.

Anh Nguyễn Thế Lương, sinh năm 1975, người Tiên Lãng, Hải Phòng, xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới đi làm thuê, trồng cây cảnh và làm đồ nhựa. Nghe người môi giới nói là lương cao, việc nhàn, quê thì đang đói kém, không biết tìm đâu được kế sinh nhai, thế là anh Lương lên đường đi đến thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, cùng cậu con trai 18 tuổi. Cậu con trai vừa bỏ ngang việc học và cũng chưa biết làm gì để sống. Xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, đất nước rộng lớn, đang điên đảo vì dịch, chẳng ai thuê mướn, bố con anh Lương lại trốn chui trốn nhủi, trong khi kẻ môi giới thì cao chạy xa bay. Hai bố con tính đường về nước, rau cháo nuôi nhau. Qua dò hỏi, có người bảo với bố con anh, đi về Việt Nam qua biên giới Cao Bằng là gần nhất. Anh Lương bỏ ra 5 triệu đồng, thêm 5 triệu đồng “chạy” cho con trai. Thế là lên đường “hồi hương”, thực chất là nhập cảnh trái phép...

...Chúng tôi lại đi xuyên đêm, xuyên ngày, vượt đèo dốc, lắm lúc đằm trong bùn đất, đẩy xe, cuốc bộ tóe máu chân, để đến với các điểm chốt chặn phòng, chống dịch Covid-19 và ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép thuộc Đồn Biên phòng Cô Ba, BĐBP Cao Bằng. Một tấm bạt mỏng manh, cuộc sống sinh hoạt vất vả bên các điểm chốt sau vách núi, giữa hoang vu. Đã gần 200 ngày trôi qua, cán bộ, chiến sĩ sống trong cảnh không có điện lưới, nước sinh hoạt đi khiêng từ xa về. Nhiều điểm chốt không có sóng điện thoại và internet, không nhà vệ sinh và nhà tắm. Lúc sương mù về thì chăn đệm ướt sũng, lúc nắng nỏ thì lều bạt hầm hập như buồng xông hơi. Bữa đến, các anh lại ra rừng hái hoa chuối, bắt tổ ong bò vẽ, vặt cây riềng rừng về cải thiện. Họ đã nhận về mình bao gian khó, hiểm nguy, để lập nên “bức tường lửa” dọc biên cương, ngăn đại dịch cho đồng bào mình. “Khi Tổ quốc gọi tên mình, thì chúng tôi không quản ngại” - Thiếu tá Hoa Văn Quyết, chốt Biên phòng 566, Đồn Biên phòng Cô Ba nói với tôi như vậy, trong một đêm mịt mù ở cách cột mốc quốc giới 3m. Tôi đã rưng rưng và chắc sẽ không bao giờ quên được xúc cảm của mình lúc đó...

Đó là một nhiệm vụ thiêng liêng và những gì mà những người lính Biên phòng đã và đang làm thật đáng để cảm phục.

Đỗ Doãn Hoàng

Tăng cường hợp tác giữa An Giang với các địa phương của Campuchia Tăng cường hợp tác giữa An Giang với các địa phương của Campuchia

An Giang có 100km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp từ lâu đời, những năm ...

Gian nan phòng, chống dịch nơi ngã ba biên giới Gian nan phòng, chống dịch nơi ngã ba biên giới

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên luôn nêu cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là, chốt chặn ...

Quảng Ninh: Tình yêu thương vô bờ bến của những người lính Biên phòng Quảng Ninh: Tình yêu thương vô bờ bến của những người lính Biên phòng

Trên khắp mọi miền biên cương của Tổ quốc, hình ảnh những người lính Biên phòng nuôi dạy những đứa trẻ là con em đồng ...

Đỗ Doãn Hoàng
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tuần qua, tại các tỉnh biên giới Tây Ninh và Long An, nhiều hoạt động tặng quà và hỗ trợ thiết thực cho người dân Campuchia đã được tổ chức nhằm góp phần gắn kết tình cảm nhân dân hai nước.
Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Ngày 30/5, tại Hà Tĩnh, các đồn biên phòng tuyến núi thuộc Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh tổ chức ký kết nghĩa với các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào.
Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế

Ngày 14/4, tại xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới, Thành phố Huế), Ban Thanh niên Công an Thành phố Huế phối hợp với Đoàn Thanh niên Cục Đối ngoại (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan khởi công xây dựng căn nhà nhân ái, khánh thành công trình “Thắp sáng bước chân em - Đường cờ Tổ quốc” và công trình “Camera an ninh”, góp phần nâng cao đời sống và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Đọc nhiều

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Trao 34 suất học bổng của Chính phủ Trung Quốc cho học viên Việt Nam

Ngày 24/07 tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc đã tổ chức Lễ trao giấy nhập học cho ứng viên trúng tuyển Học bổng Chính phủ Trung Quốc năm học 2025 - 2026. Đây là hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa hai nước, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân và tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Việt Nam kêu gọi Thái Lan - Campuchia giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Trước tình hình xung đột leo thang tại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia, ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam bày tỏ lo ngại và kêu gọi hai bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Cà Mau nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác thông tin đối ngoại đóng vai trò ngày càng quan trọng, không chỉ là cầu nối văn hóa mà còn là đòn bẩy chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế...
Thanh niên kiều bào giao lưu tiếng Việt để "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Thanh niên kiều bào giao lưu tiếng Việt để "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Trại hè Việt Nam 2025, tối 23/7, tại Nghệ An, trên 100 thanh niên kiều bào đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia Chương trình giao lưu tiếng Việt với chủ đề “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”. Chương trình thể hiện khát vọng kết nối, đoàn kết và phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam toàn cầu.

Multimedia

Xem trên
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Dự kiến có khoảng 6-8 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Từ nay đến cuối năm 2025 có thể xuất hiện từ 8 - 11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khả năng từ 3-5 cơn đi vào đất liền nước ta.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.